Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Quân đội Trung Quốc đuổi tàu tuần tra Philippines ra khỏi vùng đảo tranh chấp

© Ảnh : U.S. Navy/Joe BishopBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2025
Đăng ký
Quân đội Trung Quốc đã xua đuổi một tàu tuần tra của Philippines ra khỏi vùng biển gần Đảo Hoàng Nham (Rạn san hô Scarborough), ông Zhao Zhiwei, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc cho biết.

"Ngày 20 tháng 4 tàu tuần tra số 36 của Philippines đã xâm nhập trái phép vào vùng biển thuộc lãnh hải của Trung Quốc ngoài khơi đảo Hoàng Nham mà không được phép của chính phủ Trung Quốc. Lực lượng hải quân thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam của PLA đã triển khai quân theo dõi, giám sát, cảnh báo và xua đuổi tàu này", - ông Zhao Zhiwei cho biết trong một tuyên bố đăng trên tài khoản WeChat của Bộ tư lệnh chiến khu.

Tuyên bố cũng lưu ý rằng Trung Quốc cảnh báo phía Philippines ngay lập tức phải chấm dứt các hành động khiêu khích xâm phạm chủ quyền, "nếu không, phía Philippines sẽ phải gánh chịu hoàn toàn hậu quả".
Trung Quốc trong nhiều thập niên có tranh chấp với một số nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về chủ quyền lãnh thổ đối với một số đảo ở Biển Đông, nơi phát hiện trữ lượng hydrocarbon đáng kể. Ở đây nói đến Quần đảo Tây Sa (Tên Việt Nam là Hoàng Sa), Quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) và Quần đảo Hoàng Nham (Rạn san hô Scarborough). Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines có liên quan ở các mức độ khác nhau trong những tranh chấp này.
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2025
Biển Đông
Quân đội Trung Quốc cáo buộc Philippines cố ý phá hoại hòa bình ở Biển Đông
Tình hình trong khu vực thường trở nên phức tạp mỗi khi tàu chiến Mỹ đi qua, việc theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế và làm suy yếu chủ quyền và an ninh. Tòa án Trọng tài thường trực tại La Hay đã ra phán quyết vào tháng 7/2016 trong vụ kiện do Philippines đệ trình, rằng Trung Quốc không có cơ sở để đưa ra yêu sách về lãnh thổ ở Biển Đông. Tòa án phán quyết rằng các vùng lãnh thổ tranh chấp ở quần đảo Trường Sa (Nam Sa) không phải là đảo và không hình thành vùng đặc quyền kinh tế. Bắc Kinh sau đó đáp lời rằng họ không coi phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực La Hay là có hiệu lực và không công nhận hoặc chấp nhận phán quyết này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала