Ác mộng. Chiến tranh Việt Nam là thất bại cay đắng “khủng khiếp” nhất của Mỹ

© AP Photo / Horst FaasLính Mỹ chạy xa khỏi chiếc trực thăng CH-21 Shawnee rơi ở miền Nam Việt Nam
Lính Mỹ chạy xa khỏi chiếc trực thăng CH-21 Shawnee rơi ở miền Nam Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2025
Đăng ký
Việc chính quyền Tổng thống Donald Trump chỉ thị các nhà ngoại giao không tham dự lễ kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam gợi lại nỗi hổ thẹn cay đắng của chính người Mỹ về thất bại tồi tệ nhất và chương đen tối nhất lịch sử nước Mỹ.
50 năm sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam, cuộc chiến tranh được xem là kéo dài, tốn kém và gây tranh cãi nhất trong lịch sử hiện đại nước Mỹ vẫn còn in đậm trong ký ức quốc tế.
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam không chỉ để lại những hậu quả nặng nề đối với đất nước và nhân dân Việt Nam, mà còn trở thành một vết thương sâu sắc trong lòng nước Mỹ.
Nhiều nhân vật từng tham gia hoạch định, chỉ huy hoặc chứng kiến cuộc chiến này đã phải thừa nhận rằng đó là một sai lầm chiến lược lớn, một thất bại cay đắng của Mỹ cả về chính trị, quân sự lẫn đạo lý.

Trump yêu cầu quan chức Mỹ không dự lễ kỷ niệm 50 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam

Như Sputnik đưa tin, theo tờ The New York Times, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chỉ thị cho các nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ tại Việt Nam không tham dự các sự kiện kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Bốn quan chức Mỹ (giấu tên) cho biết Washington gần đây đã yêu cầu các nhà ngoại giao cấp cao, trong đó có Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper, không tham gia bất kỳ hoạt động nào liên quan đến lễ kỷ niệm vào ngày 30/4.
Lính thủy đánh bộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2025
Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ sẽ tránh sự kiện kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam
Các hoạt động nằm trong diện chỉ thị bao gồm buổi tiệc chiêu đãi vào ngày 29/4 với sự hiện diện của nhiều lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, cũng như cuộc diễu binh long trọng vào ngày 30/4 – tất cả đều được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn), nơi cuộc chiến tranh kết thúc bằng sự thật lịch sử không thể chối cãi là sự đầu hàng của chính quyền miền Nam Việt Nam.
Không chỉ các nhà ngoại giao, nhiều cựu binh Mỹ trở lại Việt Nam nhân dịp này cũng được thông báo rằng họ sẽ phải tự tổ chức các hoạt động thảo luận công khai về chiến tranh và hòa giải. Đối với nhiều người trong số họ, đây là một sự thay đổi đột ngột sau nhiều tháng chuẩn bị.
“Tôi thực sự không hiểu nổi”, - ông John Terzano – người sáng lập tổ chức Vietnam Veterans of America Foundation, từng hai lần tham chiến tại Việt Nam và tham dự nhiều lễ kỷ niệm qua nhiều thập kỷ bày tỏ.
© AP PhotoLính thủy Mỹ trong khu vực chiến sự. Chiến tranh Việt Nam, năm 1967
Lính thủy Mỹ trong khu vực chiến sự. Chiến tranh Việt Nam, năm 1967 - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2025
Lính thủy Mỹ trong khu vực chiến sự. Chiến tranh Việt Nam, năm 1967
“Là một người đã dành cả đời cho công cuộc hòa giải và luôn trân trọng sự phát triển tích cực của quan hệ Mỹ - Việt trong 20 năm qua, tôi cho rằng đây là một cơ hội hòa giải bị đánh mất.”
“Việc này chẳng đòi hỏi gì nhiều ở phía Mỹ ngoài việc có mặt tượng trưng”, - ông Terzano nói thêm sau khi đặt chân đến Hà Nội.
“Tất cả chỉ là nghi lễ – chính điều đó càng khiến quyết định này trở nên khó hiểu và đáng thất vọng”.
Bộ Ngoại giao Mỹ và Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội chưa đưa ra phản hồi chính thức khi được yêu cầu bình luận.

Ám ảnh từ chính Nhà Trắng: Khi chính Tổng thống Mỹ cũng phải thú nhận sự bế tắc

Lyndon B. Johnson, Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ, là người phát động chiến lược "chiến tranh cục bộ", đưa hàng trăm nghìn quân viễn chinh Mỹ và quân một số nước đồng minh trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam.
Lyndon B. Johnson cũng đồng thời ra lệnh ném bom miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi rời Nhà Trắng, cựu Tổng thống Hoa Kỳ đã phải thừa nhận trong cay đắng rằng:
“Kết thúc năm 1968, sau nhiều năm điều hành cuộc chiến tranh gay cấn nhất ở Việt Nam, tôi thực sự không tin mình có thể “sống sót” nếu ở lại Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ nữa. Vì tình hình đen tối của chúng ta ở Việt Nam đã làm cho tôi phải căng thẳng suốt 1.886 đêm, ít khi được ngủ trước 2 giờ sáng”.
Cùng với tuyên bố đó, Lyndon B. Johnson bất ngờ thông báo không tái tranh cử – một quyết định xuất phát từ sức ép tinh thần nặng nề và tình hình chiến sự không như kỳ vọng.
Sự kiện Vịnh Bắc bộ - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2024
Ở Mỹ thừa nhận chiến tranh Việt Nam là sai lầm
Còn người kế nhiệm Richard Nixon trên cương vị Tổng thống Hoa Kỳ và là người chứng kiến sự sụp đổ cuối cùng của chính quyền Sài Gòn - Gerald Ford - đã không giấu nổi sự ngậm ngùi khi tuyên bố:
“Mỹ đã thất bại nghiêm trọng ở Đông Dương. Tình hình Nam Việt Nam là một thảm họa với những mức độ không thể tưởng tượng được”.
Ngày 23/4/1975, trong một bài phát biểu được truyền hình trực tiếp tại Đại học Tulane, bang New Orleans, Tổng thống Mỹ Gerald Ford tuyên bố: "Đối với Mỹ, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc".

Các ‘kiến trúc sư’ của cuộc chiến thừa nhận sai lầm

Robert McNamara – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thời kỳ cao điểm của chiến tranh, người được coi là "kiến trúc sư trưởng" của cuộc chiến tranh này – sau nhiều năm im lặng đã công khai thừa nhận trong hồi ký và trong bộ phim tài liệu nổi tiếng "The Fog of War":
“Chiến tranh ở Việt Nam là sai lầm lớn nhất của đời tôi”, - McNamara thừa nhận.
Trong bài viết đăng trên tờ Sunday Times ngày 21/3/2004, ông còn nhấn mạnh rằng Mỹ đã đánh giá sai hoàn toàn về tinh thần chiến đấu của quân và dân miền Bắc Việt Nam, cũng như không lường được sự phức tạp của tình hình chính trị và xã hội ở khu vực.
© AP Photo / Henri HuetLính Mỹ nhìn đám thi thể những người Việt bị họ giết chết. Chiến tranh Việt Nam, năm 1967
Lính Mỹ nhìn đám thi thể những người Việt bị họ giết chết. Chiến tranh Việt Nam, năm 1967 - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2025
Lính Mỹ nhìn đám thi thể những người Việt bị họ giết chết. Chiến tranh Việt Nam, năm 1967
Còn Henry Kissinger – Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng dưới thời Nixon – người trực tiếp thương lượng Hiệp định Paris 1973 – trong cuộc phỏng vấn với USIS ngày 19-5-1975, cũng thừa nhận:
“Cuộc rút lui lịch sử (thực chất là chuyến bay tháo chạy rời Sài Gòn) khỏi Việt Nam của một đại cường quốc như Mỹ không thể không đặt ra một số câu hỏi gây ảnh hưởng bất lợi cho địa vị của Mỹ trên thế giới”.

Cơn ác mộng của những tướng lĩnh hàng đầu

Tướng Hamilton H. Howze, được xem là cha đẻ của chiến thuật cơ động đường không trong quân đội Mỹ, từng giữ chức Tư lệnh Tập đoàn quân số 8, trong bài viết trên Tạp chí Lục quân Mỹ tháng 7-1975, cay đắng cho rằng:
“Cơn ác mộng (chiến tranh ở Việt Nam) đã chấm dứt và những chính khách xưa nay thường thừa nước đục thả câu, đang lên tiếng dạy đời về toàn bộ cuộc đảo lộn khủng khiếp này (thất bại hoàn toàn ở Việt Nam).”
Tướng William Westmoreland, cựu Tổng chỉ huy lực lượng Mỹ ở miền Nam Việt Nam, nói trên New York Times ngày 12-5-1975:
“Thật đau đớn nhưng cũng không đáng ngạc nhiên. Tôi đã trải qua nỗi thống khổ của việc chứng kiến Việt Nam cứ suy sụp dần từng bước... và chúng ta đã thất bại.”
Em bé napalm - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2025
Ai mới là tác giả bức ảnh “Em bé Napalm”? Nick Út hay Nguyễn Thành Nghệ?
James R. Schlesinger, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cũng từng phát biểu ngày 7-4-1975 rằng:
“(Thất bại ở Việt Nam) là một bước thụt lùi hết sức nghiêm trọng đối với Mỹ, một thất bại có tầm lịch sử và bi đát”.

Chương đen tối nhất trong lịch sử nước Mỹ

Walter Cronkite – người dẫn chương trình của CBS Evening News, luôn được mệnh danh là “người đàn ông đáng tin cậy nhất nước Mỹ” – sau chuyến đi thực địa tại Việt Nam năm 1968 đã công khai nhận định trên truyền hình: “Dường như giờ đây, chúng ta bị sa lầy trong một cuộc chiến mà Mỹ không thể thắng”.
Câu nói này gây chấn động dư luận, đến mức Tổng thống Johnson khi nghe tin đã nói với trợ lý rằng: “Nếu tôi mất Cronkite, tôi đã mất nước Mỹ”.
Trong số phát hành ngày 5/5/1975, tạp chí Newsweek cũng đã có bài bình luận sâu sắc về bài phát biểu ngày 23/4 của Tổng thống Gerald Ford – tuyên bố đánh dấu chấm hết cho sự can dự của Mỹ tại Việt Nam.
Chiến tranh ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2024
Việt Nam công bố hơn 150 tài liệu quý về quân đội nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập
Tạp chí này nhận định rằng, sự sa lầy của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam không chỉ là một thất bại quân sự, mà còn là một cú sốc niềm tin chưa từng có đối với chính nội bộ nước Mỹ.
Newsweek viết: “Chiến tranh Việt Nam đã hủy hoại niềm tin của người dân Mỹ vào các nhà lãnh đạo của họ. Nhiều người tin rằng chính phủ đã lừa dối và phản bội họ”.
Tạp chí mô tả cuộc chiến là “chương đen tối nhất trong lịch sử nước Mỹ suốt một thế kỷ qua”, với những hậu quả lan rộng ra toàn bộ đời sống xã hội, kinh tế và chính trị. Newsweek cảnh báo rằng nước Mỹ sẽ phải mất nhiều năm – thậm chí nhiều thập kỷ – để khắc phục những hậu quả do chính sách can thiệp sai lầm tại Việt Nam gây ra.
Không chỉ gây rạn nứt trong lòng nước Mỹ, chiến tranh Việt Nam còn làm tổn thương nghiêm trọng hình ảnh của Washington trên trường quốc tế.
Theo Newsweek, cuộc chiến này đã “làm sứt mẻ quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh thân cận nhất”, đồng thời khiến thế giới thay đổi cách nhìn về sức mạnh và đạo lý của Hoa Kỳ: “Một số quốc gia lên án Mỹ vì hành động can thiệp vào Việt Nam, một số khác chỉ trích Mỹ vì đã không đạt được điều gì ở đó, trong khi nhiều nước còn lại thì muốn thấy Mỹ phải rút lui trong thất bại
© AFP 2023 / STFMáy bay ném bom Mỹ F105 Thunderchief thả bom xuống miền Bắc Việt Nam
Máy bay ném bom Mỹ F105 Thunderchief thả bom xuống miền Bắc Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2025
Máy bay ném bom Mỹ F105 Thunderchief thả bom xuống miền Bắc Việt Nam
Những lời thú nhận cay đắng từ chính những người khởi xướng, chỉ huy và chứng kiến cuộc chiến – từ Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng, tướng lĩnh cho đến nhà báo – đã minh chứng rõ ràng rằng: cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam là một sai lầm lịch sử không thể chối cãi.
Đó là thất bại không chỉ về mặt quân sự, mà còn là sự thất bại trong việc hiểu biết, tôn trọng và đối thoại với một dân tộc có ý chí độc lập, khát vọng tự do cháy bỏng.
Nhìn lại quá khứ không phải để khơi gợi hận thù, mà để thế giới – và cả nước Mỹ – có thể rút ra bài học từ chính những sai lầm của mình: sức mạnh quân sự không thể khuất phục được ý chí của một dân tộc yêu nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала