Áp dụng cơ chế "chưa từng có" để tăng tốc nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam

© SputnikAI đã mô tả nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam trông như thế nào trong tương lai
AI đã mô tả nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam trông như thế nào trong tương lai - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2025
Đăng ký
Lần đầu tiên, Việt Nam chính thức đặt nền móng pháp lý cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân với những cơ chế đặc biệt chưa từng có. Hôm nay (ngày 15/5), Quốc hội thảo luận về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Áp dụng cơ chế đặc biệt cho nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) được Chính phủ trình bày đã đề xuất hàng loạt điều chỉnh lớn, hướng đến xây dựng một khung pháp lý toàn diện, đồng bộ và hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển năng lượng hạt nhân trên thế giới.
Điểm nhấn quan trọng là việc cho phép áp dụng cơ chế đặc biệt để thúc đẩy tiến độ triển khai nhà máy điện hạt nhân, bao gồm:
Chỉ định thầu theo cơ chế đặc biệt,
Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn của người bán,
Chi ngân sách cho thẩm định, đào tạo,
Quản lý toàn bộ vòng đời, qua nhiều giai đoạn của nhà máy điện hạt nhân: Từ khâu chọn vị trí, nghiên cứu khả thi, đến giai đoạn đóng cửa, sau đóng cửa.
Đặc biệt, dự thảo luật đã dành riêng một chương quy định về an toàn, an ninh cơ sở hạt nhân và một chương riêng cho nhà máy điện hạt nhân, nhằm đảm bảo hoạt động giám sát liên tục của cơ quan quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân.
Diễn đàn «Atomexpo-2022» - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2025
"Rosatom" của Nga đề xuất Việt Nam dự án nhà máy điện hạt nhân công suất lớn
Ngoài ra, luật cũng nhấn mạnh đến việc xây dựng văn hóa an toàn hạt nhân và năng lực ứng phó sự cố, đảm bảo ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển, nhưng vẫn an toàn tuyệt đối cho người dân và môi trường.
Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử cũng thiết lập khung pháp lý cho toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, bao gồm:
Phát triển ứng dụng bảo đảm an toàn, an ninh,
Nguyên tắc bảo đảm an toàn, an ninh đã được thể hiện xuyên suốt cho từng đối tượng quản lý (từ nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ cho đến vật liệu hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng),
Bổ sung quy định về danh mục hàng hóa phải kiểm xạ khi nhập khẩu.
Người đứng đầu tập đoàn nhà nước Rosatom của Nga, ông Alexey Likhachev - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.05.2025
Nga kỳ vọng các dự án nhà máy điện hạt nhân sẽ sớm khởi công tại năm quốc gia, trong đó có Việt Nam
Một điểm đáng chú ý khác là việc bổ sung chương riêng về Thanh sát hạt nhân, thể hiện sự phối hợp với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), đảm bảo mọi hoạt động hạt nhân của Việt Nam vì mục đích hòa bình, đặc biệt trong bối cảnh chuẩn bị xây dựng lò phản ứng nghiên cứu mới và tiến tới khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Ngày 17-5, Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Cũng trong ngày hôm nay 15/5, Quốc hội cũng sẽ nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Dự kiến vào 11h thứ Bảy, ngày 17/5, Quốc hội sẽ chính thức thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm phát triển kinh tế tư nhân.
Theo Chủ tịch Quốc hội, việc ban hành nghị quyết này mang tính cấp bách và cần thiết, trong bối cảnh thời gian kỳ họp không còn nhiều."Tạm chấp nhận ban hành vào cuối tuần này", đồng thời cho biết định hướng dài hạn là xây dựng một đạo luật riêng về phát triển kinh tế tư nhân, dự kiến trình vào năm 2026.
Сảng Cát Lái - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2025
Quy mô kinh tế Việt Nam có thể đạt hơn 1 ngàn tỷ đô la năm 2035
Chủ tịch Quốc hội cũng đặc biệt lưu ý, trong quá trình sửa đổi và ban hành các đạo luật tại Kỳ họp lần này – nhất là các luật liên quan đến tư pháp, thuế – cần ưu tiên và quan tâm sâu sát đến các nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế tư nhân.
Ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy điều hành: từ “quản lý, kiểm soát” sang “kiến tạo, phục vụ”; đồng thời đề cao vai trò đồng hành của Nhà nước với khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế.
Để đảm bảo tiến độ, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan liên quan thuộc Chính phủ và Quốc hội hoàn thiện dự thảo Nghị quyết ngay trong đêm 14/5, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết luận, bổ sung, đồng thời đăng tải để đại biểu góp ý trước khi trình Quốc hội thông qua.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала