https://kevesko.vn/20250516/so-phan-trai-nguoc-cua-ong-luu-binh-nhuong-va-ong-le-thanh-van-36190564.html
Số phận trái ngược của ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Lê Thanh Vân
Số phận trái ngược của ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Lê Thanh Vân
Sputnik Việt Nam
Toà Việt Nam vừa thực hiện tuyên án phúc thẩm hai cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân và cựu chuyên viên Văn phòng Chủ tịch nước Nguyễn Văn... 16.05.2025, Sputnik Việt Nam
2025-05-16T16:53+0700
2025-05-16T16:53+0700
2025-05-16T16:53+0700
việt nam
pháp luật
xã hội
tòa án
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/08/12/9375097_0:326:3059:2047_1920x0_80_0_0_d9c3ab652a78c4f99de76037a9f37c27.jpg
Trong khi ông Lưu Bình Nhưỡng được giảm từ 13 xuống 12 năm tù, ông Lê Thanh Vân bị bác kháng cáo kêu oan dù “tố tụng có sai sót”, toà cho rằng việc này không thay đổi bản chất vụ án. Ông Nguyễn Văn Vương, cựu chuyên viên Văn phòng Chủ tịch nước cũng bị bác kháng cáo.Ông Lưu Bình Nhưỡng được giảm án 1 năm tùSau 1,5 ngày xét xử, ngày 16/5, Hội đồng xét xử (HĐXX) Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án phúc thẩm đối với ba bị cáo trong vụ án "lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" và "cưỡng đoạt tài sản", gồm: Lưu Bình Nhưỡng – cựu Phó Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Lê Thanh Vân – cựu Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội; và Nguyễn Văn Vương – cựu chuyên viên Văn phòng Chủ tịch nước.Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX nhận định bị cáo Lưu Bình Nhưỡng đã thành khẩn khai báo, thể hiện thái độ ăn năn, hối lỗi và nhận thức rõ hành vi vi phạm pháp luật của mình. Bị cáo cũng xuất trình một số tình tiết giảm nhẹ mới, được đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đề nghị xem xét giảm án.Tuy nhiên, HĐXX nhấn mạnh, trong hành vi cưỡng đoạt tài sản, bị cáo Nhưỡng giữ vai trò đồng phạm, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn. Các tình tiết giảm nhẹ đã được xem xét đầy đủ tại cấp sơ thẩm, nên cấp phúc thẩm không có căn cứ để giảm nhẹ thêm cho tội danh này.Từ đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Lưu Bình Nhưỡng 3 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và 9 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”. Tổng hợp hình phạt là 12 năm tù.Trong lời nói sau cùng tại phiên tòa, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng bày tỏ sự ăn năn, hối lỗi, đồng thời gửi lời xin lỗi đến Đảng, Nhà nước, cử tri và nhân dân cả nước. Bị cáo cho biết đã nghiêm túc cải tạo trong quá trình bị giam giữ, chấp hành đầy đủ các quy định trại giam. Ông cũng nói mình bị bệnh nặng ngày nào cũng phải uống thuốc.Bị cáo Nhưỡng cũng đề nghị HĐXX xem xét lại vai trò của mình trong vụ án "Cưỡng đoạt tài sản", cho rằng bản thân cũng là nạn nhân, bị đối tượng Phạm Minh Cường lợi dụng.Ông Nhưỡng bày tỏ, bản thân ông cũng như ông Lê Thanh Vân khi là Đại biểu Quốc hội đã nhận rất nhiều đơn thư của người dân và đã cố gắng "hết sức mình vì lợi ích cử tri và doanh nghiệp".Bác kháng cáo kêu oan của Lê Thanh Vân và Nguyễn Văn VươngĐối với kháng cáo kêu oan của bị cáo Lê Thanh Vân và Nguyễn Văn Vương, HĐXX xét thấy không có căn cứ chấp nhận.Theo HĐXX, hành vi của hai bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.Toà nhận định, cả hai bị cáo đều là những người có chức vụ, đã lợi dụng vị trí và ảnh hưởng của mình để tác động tới các cơ quan, nhằm mưu lợi cá nhân. Có vụ việc các bị cáo đã thu lợi, có vụ việc đang trong quá trình thực hiện nhằm hưởng lợi trong tương lai.Cụ thể, bị cáo Lê Thanh Vân khi còn là đại biểu Quốc hội – người có ảnh hưởng trong xã hội – đã dùng ảnh hưởng này để tác động với mục đích cá nhân. Do đó, HĐXX quyết định giữ nguyên toàn bộ bản án sơ thẩm đối với hai bị cáo.Theo phán quyết, bị cáo Lê Thanh Vân bị tuyên phạt 7 năm tù. Bị cáo Nguyễn Văn Vương lĩnh án 14 năm tù, cộng với hình phạt trong một bản án khác, buộc thi hành tổng cộng 20 năm 6 tháng tù.Quá trình tố tụng có sai sót nhưng không thay đổi bản chất vụ ánTự bào chữa trước tòa, bị cáo Lê Thanh Vân dành hơn một giờ trình bày, cho rằng cơ quan điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm đã có nhiều vi phạm "đặc biệt nghiêm trọng", khi quy kết các hoạt động bình thường của một đại biểu Quốc hội thành hành vi phạm tội.Ông Vân khẳng định, trong quá trình hỗ trợ cử tri, ông hành động vô tư, khách quan, không vì mục đích vụ lợi. Ông thừa nhận đã gọi điện, ký chuyển đơn của cử tri gửi tới lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và lãnh đạo Chính phủ, liên quan tới các dự án của hai doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, ông cho rằng hành động này xuất phát từ mong muốn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.Đối với việc liên quan đến Công ty Trường Sinh, ông Vân khai đã gọi điện cho Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh. Sau đó, trong một lần “tình cờ gặp lại” tại phòng làm việc của ông Lưu Bình Nhưỡng, đại diện doanh nghiệp này đã "chạy theo dúi vào túi" ông 10 triệu đồng để cảm ơn, chứ không phải 60 triệu đồng như cáo buộc. Ông Vân cho biết đã trả lại số tiền này.Trong phần tranh luận, các luật sư bào chữa và đại diện Viện kiểm sát đối đáp qua lại trong nhiều giờ. Luật sư của bị cáo Vân đề nghị tòa tuyên thân chủ vô tội và trả tự do ngay tại tòa. Bốn luật sư đã liệt kê 10 điểm được cho là vi phạm trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm, bao gồm: việc bắt giữ bị cáo; quy trình thu thập chứng cứ và lấy lời khai có dấu hiệu quy chụp; các bản cung không được ghi âm, ghi hình theo quy định; lời khai của bị can và nhân chứng thiếu khách quan.Đáng chú ý, các luật sư nêu trường hợp hai lời khai của hai nhân chứng được lập cách nhau ba tháng nhưng lại "giống nhau từng dấu chấm, dấu phẩy", cho rằng đây là dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng.Trải qua bốn lượt đối đáp, đại diện Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quan điểm buộc tội, khẳng định bị cáo Lê Thanh Vân “không oan”. Theo VKS, việc chuyển đơn cử tri là đúng luật nếu vô tư, nhưng nếu nhằm mục đích trục lợi thì đã vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn.Trước lập luận của luật sư cho rằng ông Vân hành động khách quan, vô tư, VKS dẫn lại chính lời khai của ông Vân trong giai đoạn điều tra, rằng ông giúp “vì là người quen”. “Nếu không quen biết, không thân tình thì liệu có giúp không?”, VKS đặt câu hỏi phản biện.Đại diện Viện kiểm sát cũng chỉ ra rằng, các sự vụ liên quan đều xuất phát từ các mối quan hệ cá nhân của bị cáo Vân. Ông không tiếp công dân tại trụ sở, thậm chí nhiều trường hợp chưa có đơn thư chính thức nhưng đã gọi điện tác động tới các cán bộ địa phương, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan có thẩm quyền. Tin nhắn, lời khai và chứng cứ thể hiện rõ việc bị cáo có hành vi thúc giục, tác động vượt quá thẩm quyền, không đơn thuần là hành vi chuyển đơn của cử tri.Liên quan đến 7 bản cung của bị cáo Nguyễn Văn Vương không được ghi âm, ghi hình, đại diện VKS cho biết cơ quan điều tra đã hỏi ý kiến nhưng bị cáo từ chối. Hơn nữa, đây không phải là căn cứ duy nhất để buộc tội bị cáo.Trong lượt đối đáp thứ năm, cũng là lượt cuối cùng, đại diện VKS thừa nhận quá trình điều tra, truy tố có tồn tại một số sai sót, song khẳng định “không làm thay đổi bản chất hành vi phạm tội của các bị cáo cũng như bản chất vụ án”. Do đó, VKS một lần nữa khẳng định bị cáo Vân "không oan".Đánh giá toàn bộ diễn biến tranh tụng, Hội đồng xét xử đồng tình với quan điểm của Viện kiểm sát. HĐXX nhận định, quá trình tố tụng có một số sai sót cần rút kinh nghiệm, nhưng không làm ảnh hưởng tới bản chất vụ án và hành vi phạm tội của các bị cáo.
https://kevesko.vn/20250515/cang-thang-o-phien-toa-xu-ong-luu-binh-nhuong-le-thanh-van-36171770.html
https://kevesko.vn/20250415/ong-luu-binh-nhuong-xin-giam-an-ong-le-thanh-van-keu-oan-35595972.html
https://kevesko.vn/20250113/ong-le-thanh-van-va-luu-binh-nhuong-bi-tuyen-lan-luot-7-va-13-nam-tu-33996964.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/08/12/9375097_172:0:2901:2047_1920x0_80_0_0_c463f7b61b0cba6a889a9c92a65adb2a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, pháp luật, xã hội, tòa án
việt nam, pháp luật, xã hội, tòa án
Trong khi
ông Lưu Bình Nhưỡng được giảm từ 13 xuống 12 năm tù, ông Lê Thanh Vân bị bác kháng cáo kêu oan dù “tố tụng có sai sót”, toà cho rằng việc này không thay đổi bản chất vụ án. Ông Nguyễn Văn Vương, cựu chuyên viên Văn phòng Chủ tịch nước cũng bị bác kháng cáo.
Ông Lưu Bình Nhưỡng được giảm án 1 năm tù
Sau 1,5 ngày xét xử, ngày 16/5, Hội đồng xét xử (HĐXX) Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án phúc thẩm đối với ba bị cáo trong vụ án "lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" và "cưỡng đoạt tài sản", gồm: Lưu Bình Nhưỡng – cựu Phó Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Lê Thanh Vân – cựu Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội; và Nguyễn Văn Vương – cựu chuyên viên Văn phòng Chủ tịch nước.
Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX nhận định bị cáo Lưu Bình Nhưỡng đã thành khẩn khai báo, thể hiện thái độ ăn năn, hối lỗi và nhận thức rõ hành vi vi phạm pháp luật của mình. Bị cáo cũng xuất trình một số tình tiết giảm nhẹ mới, được đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đề nghị xem xét giảm án.
Tuy nhiên, HĐXX nhấn mạnh, trong hành vi cưỡng đoạt tài sản, bị cáo Nhưỡng giữ vai trò đồng phạm, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn. Các tình tiết giảm nhẹ đã được xem xét đầy đủ tại cấp sơ thẩm, nên cấp phúc thẩm không có căn cứ để giảm nhẹ thêm cho tội danh này.
Từ đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Lưu Bình Nhưỡng 3 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và 9 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”. Tổng hợp hình phạt là 12 năm tù.
Trong lời nói sau cùng tại phiên tòa, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng bày tỏ sự ăn năn, hối lỗi, đồng thời gửi lời xin lỗi đến Đảng, Nhà nước, cử tri và nhân dân cả nước. Bị cáo cho biết đã nghiêm túc cải tạo trong quá trình bị giam giữ, chấp hành đầy đủ các quy định trại giam. Ông cũng nói mình bị bệnh nặng ngày nào cũng phải uống thuốc.
Bị cáo Nhưỡng cũng đề nghị HĐXX xem xét lại vai trò của mình trong vụ án "Cưỡng đoạt tài sản", cho rằng bản thân cũng là nạn nhân, bị đối tượng Phạm Minh Cường lợi dụng.
Ông Nhưỡng bày tỏ, bản thân ông cũng như ông Lê Thanh Vân khi là Đại biểu Quốc hội đã nhận rất nhiều đơn thư của người dân và đã cố gắng "hết sức mình vì lợi ích cử tri và doanh nghiệp".
Bác kháng cáo kêu oan của Lê Thanh Vân và Nguyễn Văn Vương
Đối với kháng cáo kêu oan của bị cáo Lê Thanh Vân và Nguyễn Văn Vương, HĐXX xét thấy không có căn cứ chấp nhận.
Theo HĐXX, hành vi của hai bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Toà nhận định, cả hai bị cáo đều là những người có chức vụ, đã lợi dụng vị trí và ảnh hưởng của mình để tác động tới các cơ quan, nhằm mưu lợi cá nhân. Có vụ việc các bị cáo đã thu lợi, có vụ việc đang trong quá trình thực hiện nhằm hưởng lợi trong tương lai.
Cụ thể, bị cáo Lê Thanh Vân khi còn là đại biểu Quốc hội – người có ảnh hưởng trong xã hội – đã dùng ảnh hưởng này để tác động với mục đích cá nhân. Do đó, HĐXX quyết định giữ nguyên toàn bộ bản án sơ thẩm đối với hai bị cáo.
Theo phán quyết, bị cáo Lê Thanh Vân bị tuyên phạt 7 năm tù. Bị cáo Nguyễn Văn Vương lĩnh án 14 năm tù, cộng với hình phạt trong một bản án khác, buộc thi hành tổng cộng 20 năm 6 tháng tù.
Quá trình tố tụng có sai sót nhưng không thay đổi bản chất vụ án
Tự bào chữa trước tòa, bị cáo Lê Thanh Vân dành hơn một giờ trình bày, cho rằng cơ quan điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm đã có nhiều vi phạm "đặc biệt nghiêm trọng", khi quy kết các hoạt động bình thường của một đại biểu Quốc hội thành hành vi phạm tội.
Ông Vân khẳng định, trong quá trình hỗ trợ cử tri, ông hành động vô tư, khách quan, không vì mục đích vụ lợi. Ông thừa nhận đã gọi điện, ký chuyển đơn của cử tri gửi tới lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và lãnh đạo Chính phủ, liên quan tới các dự án của hai doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, ông cho rằng hành động này xuất phát từ mong muốn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Đối với việc liên quan đến Công ty Trường Sinh, ông Vân khai đã gọi điện cho Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh. Sau đó, trong một lần “tình cờ gặp lại” tại phòng làm việc của ông Lưu Bình Nhưỡng, đại diện doanh nghiệp này đã "chạy theo dúi vào túi" ông 10 triệu đồng để cảm ơn, chứ không phải 60 triệu đồng như cáo buộc. Ông Vân cho biết đã trả lại số tiền này.
Trong phần tranh luận, các luật sư bào chữa và đại diện Viện kiểm sát đối đáp qua lại trong nhiều giờ. Luật sư của bị cáo Vân đề nghị tòa tuyên thân chủ vô tội và trả tự do ngay tại tòa. Bốn luật sư đã liệt kê 10 điểm được cho là vi phạm trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm, bao gồm: việc bắt giữ bị cáo; quy trình thu thập chứng cứ và lấy lời khai có dấu hiệu quy chụp; các bản cung không được ghi âm, ghi hình theo quy định; lời khai của bị can và nhân chứng thiếu khách quan.
Đáng chú ý, các luật sư nêu trường hợp hai lời khai của hai nhân chứng được lập cách nhau ba tháng nhưng lại "giống nhau từng dấu chấm, dấu phẩy", cho rằng đây là dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Trải qua bốn lượt đối đáp, đại diện Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quan điểm buộc tội, khẳng định bị cáo Lê Thanh Vân “không oan”. Theo VKS, việc chuyển đơn cử tri là đúng luật nếu vô tư, nhưng nếu nhằm mục đích trục lợi thì đã vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn.
Trước lập luận của luật sư cho rằng ông Vân hành động khách quan, vô tư, VKS dẫn lại chính lời khai của ông Vân trong giai đoạn điều tra, rằng ông giúp “vì là người quen”. “Nếu không quen biết, không thân tình thì liệu có giúp không?”, VKS đặt câu hỏi phản biện.
Đại diện Viện kiểm sát cũng chỉ ra rằng, các sự vụ liên quan đều xuất phát từ các mối quan hệ cá nhân của bị cáo Vân. Ông không tiếp công dân tại trụ sở, thậm chí nhiều trường hợp chưa có đơn thư chính thức nhưng đã gọi điện tác động tới các cán bộ địa phương, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan có thẩm quyền. Tin nhắn, lời khai và chứng cứ thể hiện rõ việc bị cáo có hành vi thúc giục, tác động vượt quá thẩm quyền, không đơn thuần là hành vi chuyển đơn của cử tri.
Liên quan đến 7 bản cung của bị cáo Nguyễn Văn Vương không được ghi âm, ghi hình, đại diện VKS cho biết cơ quan điều tra đã hỏi ý kiến nhưng bị cáo từ chối. Hơn nữa, đây không phải là căn cứ duy nhất để buộc tội bị cáo.
Trong lượt đối đáp thứ năm, cũng là lượt cuối cùng, đại diện VKS thừa nhận quá trình điều tra, truy tố có tồn tại một số sai sót, song khẳng định “không làm thay đổi bản chất hành vi phạm tội của các bị cáo cũng như bản chất vụ án”. Do đó, VKS một lần nữa khẳng định bị cáo Vân "không oan".
Đánh giá toàn bộ diễn biến tranh tụng, Hội đồng xét xử đồng tình với quan điểm của Viện kiểm sát. HĐXX nhận định, quá trình tố tụng có một số sai sót cần rút kinh nghiệm, nhưng không làm ảnh hưởng tới bản chất vụ án và hành vi phạm tội của các bị cáo.