Thái độ của Mỹ về thiện chí đàm phán của Việt Nam

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangBộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2025
Đăng ký
Hôm qua tại đảo Jeju, Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ có phiên đàm phán trực tiếp cấp Bộ trưởng với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) Jamieson Greer.
Phía Mỹ đánh giá cao thiện chí và sự chủ động của Việt Nam trong việc chuẩn bị tích cực cho việc đàm phán, cơ bản đồng tình với cách tiếp cận và những đề xuất của Việt Nam.

Mỹ ghi nhận thiện chí của Việt Nam

Phiên đàm phán diễn ra ngay sau khi kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 31 (MRT 31). Đây cũng là kế hoạch mà phía Việt Nam và Mỹ đã thống nhất.
Đây là phiên đàm phán cấp bộ trưởng trực tiếp đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sau phiên đàm phán trực tuyến ngày 12/4 nhằm thực hiện việc đàm phán Hiệp định thương mại đối ứng Việt – Mỹ.
Tại đây, Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer ghi nhận, đánh giá cao thiện chí và sự chủ động của Việt Nam trong việc chuẩn bị tích cực cho việc đàm phán giữa hai bên, cơ bản đồng tình với cách tiếp cận và những đề xuất của Việt Nam.
Ông Greer bày tỏ, Mỹ hy vọng với sự nỗ lực của cả hai phía, cuộc đàm phán cấp kỹ thuật trong những ngày tới đây sẽ đạt kết quả tích cực, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp hai nước, đóng góp vào sự ổn định và phát triển bền vững trong quan hệ thương mại song phương và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hai nước.
Theo thông báo được Bộ Công Thương Việt Nam phát đi, phiên đàm phán giữa hai Bộ trưởng Việt – Mỹ đã diễn ra trên tinh thần “thẳng thắn và xây dựng, cởi mở và linh hoạt”.
Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Robert Kaprot và Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Cao Anh Tuấn tại Trụ sở Bộ Tài chính Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2025
Mỹ nêu phàn nàn lớn nhất với Việt Nam
Điều này thể hiện nỗ lực cao của cả hai phía trong việc xây dựng mối quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư ổn định, hài hòa lợi ích, tương xứng với mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ.
Cũng theo Bộ Công Thương, cuộc đàm phán cũng diễn ra trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền tự chủ, thể chế chính trị, hài hòa, cân bằng lợi ích và phù hợp với luật pháp thông lệ quốc tế và trình độ phát triển của mỗi nước.
Trên cơ sở đó, hai Bộ trưởng đã thống nhất cao các vấn đề về nguyên tắc, cách tiếp cận, định hướng nội dung và kế hoạch đàm phán, tạo cơ sở để các phiên đàm phán tiếp theo đạt hiệu quả tích cực.

Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC

Trong các ngày 15 và 16/5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có nhiều hoạt động tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC (MRT) được tổ chức ở Jeju, Hàn Quốc.
Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC có sự tham gia của 21 nền kinh tế thành viên APEC, Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) và lãnh đạo nhiều tổ chức quốc tế gồm Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ban Thư ký ASEAN, Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC).
Tại phiên họp cấp bộ trưởng Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các bộ trưởng đã thảo luận về tình hình rà soát thực thi Hiệp định CPTPP và việc gia nhập CPTPP của Costa Rica.
Theo đó, các thành viên CPTPP đồng thuận cho rằng, trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang trải qua nhiều biến động, Hiệp định CPTPP đang ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Các bên nhất trí về việc duy trì chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, là hình mẫu của một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, "tiêu chuẩn vàng", mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân của các thành viên CPTPP.
Các bộ trưởng thống nhất sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau để đạt được các kết quả cụ thể vào cuối năm 2025, nhằm nâng tầm Hiệp định CPTPP hơn nữa trong thời gian tới.
Hội nghị MRT 31 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang đối diện với nhiều thách thức như căng thẳng địa chính trị, xung đột quân sự làm gián đoạn chuỗi cung ứng, các thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu và chính sách thuế đối ứng của Mỹ.
Dịp này, các bộ trưởng thương mại APEC tập trung thảo luận 3 nội dung chính: Đổi mới trí tuệ nhân tạo (AI) tạo thuận lợi cho thương mại; Kết nối thông qua hệ thống thương mại đa phương (MTS) và Thịnh vượng thông qua thương mại bền vững trong bối cảnh quốc tế đầy biến động.
Duy trì vận hành ổn định ở công suất 107% thông qua các giải pháp kỹ thuật - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2025
Ngành sản xuất Việt Nam bắt đầu ‘ngấm đòn’ thuế quan của Mỹ?
Hôm qua, như Sputnik cũng đưa tin, phía Mỹ đã bày tỏ quan lại lớn nhất đối với Việt Nam chính là vấn đề mất cân bằng thương mại, thâm hụt ngày càng gia tăng và không bền vững.
Theo đó, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam năm 2024 đã lên tới 123,5 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với mức 54,2 tỷ USD của năm 2019. Tình trạng này chủ yếu xuất phát từ việc Việt Nam xuất khẩu mạnh hàng hóa đặc biệt là các sản phẩm điện tử, dệt may và thiết bị công nghệ cao vào Mỹ.
Tại cuộc gặp của Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Cao Anh Tuấn và ông Robert Kaproth, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, phía Mỹ còn bày tỏ quan ngại về vấn đề chống chuyển tải bất hợp pháp và gian lận xuất xứ để lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại. Ông Kaproth đề nghị hai bên cần tăng cường hợp tác trong công tác kiểm soát hải quan nhằm xử lý triệt để tình trạng này.
Thứ trưởng Cao Anh Tuấn nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo thương mại công bằng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала