https://kevesko.vn/20250518/vu-100-tan-tpcn-thiet-bi-y-te-gia-bo-y-te-phat-cong-van-hoa-toc-36211392.html
Vụ 100 tấn TPCN, thiết bị y tế giả: Bộ Y tế phát công văn hoả tốc
Vụ 100 tấn TPCN, thiết bị y tế giả: Bộ Y tế phát công văn hoả tốc
Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế vừa có động thái khẩn cấp sau khi Công an Hà Nội phá án đường dây sản xuất hàng loạt thực phẩm chức năng giả, yêu cầu các địa phương tăng cường thanh... 18.05.2025, Sputnik Việt Nam
2025-05-18T06:42+0700
2025-05-18T06:42+0700
2025-05-18T06:42+0700
việt nam
bộ y tế việt nam
hà nội
giả
bộ công an việt nam
công an hà nội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0c/08/9811064_0:146:3083:1880_1920x0_80_0_0_30a3733869ef0da84641eb15d1d1480d.jpg
Trước đó, sau 1 năm điều tra, Công an TP. Hà Nội đã tiến hành khám xét, thu rất nhiều tang vật tương đương hơn 100 tấn hàng hóa là thực phẩm chức năng, thuốc và thiết bị y tế giả, với hơn 100 mã sản phẩm khác nhau.Bộ Y tế vào cuộcLiên quan đến vụ việc Công an Hà Nội triệt phá ổ nhóm sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc và thực phẩm chức năng giả, Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.VOV dẫn lời ông Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), cho biết, Cục đã lập tức yêu cầu các đơn vị chức năng kiểm tra, rà soát và báo cáo chi tiết liên quan đến vụ việc.Ông Tạ Mạnh Hùng nhấn mạnh, số hàng vừa bị công an thu giữ chủ yếu là thực phẩm chức năng, không phải thuốc.Theo ông, hoạt động đấu thầu thuốc hiện được quy định rõ tại Thông tư 07/2024. Cụ thể, đơn vị dự thầu phải có đầy đủ giấy tờ pháp lý, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, và tên phải có trên hệ thống đấu thầu quốc gia.Chưa hết, thuốc dự thầu bắt buộc phải có giấy đăng ký lưu hành, thông tin về số đăng ký, nhãn mác, hướng dẫn sử dụng và nhà sản xuất phải đồng nhất với hồ sơ đã được phê duyệt. Ngoài ra, cơ sở sản xuất cũng phải đạt chuẩn GMP – Thực hành sản xuất tốt.Trong khi đó, với thực phẩm chức năng, Bộ Y tế đang trong quá trình rà soát và đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 15/2018 nhằm siết chặt hơn quy trình quản lý, đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm.Ngày 16/5, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường thanh tra, hậu kiểm, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, sản xuất hàng giả – đặc biệt trong lĩnh vực mỹ phẩm.Trong văn bản, Bộ Y tế nhấn mạnh, tình trạng kinh doanh mỹ phẩm hàng xách tay, không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng đang diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và uy tín ngành mỹ phẩm trong nước.Bộ Y tế yêu cầu các địa phương cần tập trung kiểm tra mỹ phẩm không được công bố theo quy định, quảng cáo sai sự thật, ghi nhãn sai và các hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Đối với những sản phẩm nghi ngờ giả, không đạt chất lượng cần được thu hồi, tiêu hủy.Triệt phá đường dây sản xuất hàng trăm tấn TPCN giảTrước đó, ngày 7/5, sau 1 năm điều tra, Công an TP. Hà Nội đã đồng loạt triển khai khám xét khẩn cấp gần 20 địa điểm tại 20 tỉnh, thành phố.Qua kiểm tra, công an đã thu giữ được 30 khuôn bế dập gân vỏ hộp, hơn 28.500 hộp thực phẩm chức năng, hơn 34.800 lọ thực phẩm chức năng, hơn 38.900 vỉ chứa các viên thực phẩm chức năng, hơn 8.500 thùng chứa nhiều vỏ hộp các loại, gần 100 thùng tem nhãn, các loại máy móc, dây chuyền, công cụ, nguyên vật liệu… để sản xuất hàng giả.Số lượng nói trên tương đương hơn 100 tấn hàng hóa là thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả, với khoảng 100 mã sản phẩm khác nhau.Các đối tượng khai nhận đã sản xuất, buôn bán hàng giả từ năm 2020, và chào bán trên tất cả các hiệu thuốc, bệnh viện rải rác trên toàn quốc.Báo Nhân Dân cho biết, Phòng cảnh sát kinh tế Công an TP. Hà Nội đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ đối với các đối tượng: Phạm Ngọc Tiến, Lương Thị Yến, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thành Tâm, Nguyễn Thành Tâm, Nguyễn Hữu Tuấn.Hiện Phòng cảnh sát kinh tế Công an TP. Hà Nội đang tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ toàn bộ sai phạm của các đối tượng để xử lý nghiêm trước pháp luật.
https://kevesko.vn/20250417/viet-nam-het-sua-gia-lai-thuoc-gia-bo-y-te-noi-gi-35644582.html
https://kevesko.vn/20220512/vu-thuoc-gia-tai-vn-pharma-cuu-thu-truong-bo-y-te-hau-toa-sang-nay-15150180.html
hà nội
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0c/08/9811064_0:0:2729:2047_1920x0_80_0_0_9dc58d1ad236f4725f0580d461eca87e.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bộ y tế việt nam, hà nội, giả, bộ công an việt nam, công an hà nội
việt nam, bộ y tế việt nam, hà nội, giả, bộ công an việt nam, công an hà nội
Vụ 100 tấn TPCN, thiết bị y tế giả: Bộ Y tế phát công văn hoả tốc
Bộ Y tế vừa có động thái khẩn cấp sau khi Công an Hà Nội phá án đường dây sản xuất hàng loạt thực phẩm chức năng giả, yêu cầu các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm soát chặt chẽ thị trường dược phẩm và mỹ phẩm.
Trước đó, sau 1 năm điều tra, Công an TP. Hà Nội đã tiến hành khám xét, thu rất nhiều tang vật tương đương hơn 100 tấn hàng hóa là thực phẩm chức năng, thuốc và thiết bị y tế giả, với hơn 100 mã sản phẩm khác nhau.
Liên quan đến vụ việc
Công an Hà Nội triệt phá ổ nhóm sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc và thực phẩm chức năng giả, Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.
VOV dẫn lời ông Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), cho biết, Cục đã lập tức yêu cầu các đơn vị chức năng kiểm tra, rà soát và báo cáo chi tiết liên quan đến vụ việc.
Ông Tạ Mạnh Hùng nhấn mạnh, số hàng vừa bị công an thu giữ chủ yếu là thực phẩm chức năng, không phải thuốc.
“Nếu là thuốc thì rất khó để lọt vào bệnh viện do quy trình đấu thầu rất chặt chẽ. Nhưng thực phẩm chức năng và thiết bị y tế hiện vẫn chưa có cơ chế kiểm soát nghiêm ngặt như vậy, vì thế khả năng xâm nhập vào thị trường là có”, - ông Hùng nhận định.
Theo ông, hoạt động đấu thầu thuốc hiện được quy định rõ tại Thông tư 07/2024. Cụ thể, đơn vị dự thầu phải có đầy đủ giấy tờ pháp lý, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, và tên phải có trên hệ thống đấu thầu quốc gia.
Chưa hết, thuốc dự thầu bắt buộc phải có giấy đăng ký lưu hành, thông tin về số đăng ký, nhãn mác, hướng dẫn sử dụng và nhà sản xuất phải đồng nhất với hồ sơ đã được phê duyệt. Ngoài ra, cơ sở sản xuất cũng phải đạt chuẩn GMP – Thực hành sản xuất tốt.
Trong khi đó, với thực phẩm chức năng, Bộ Y tế đang trong quá trình rà soát và đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 15/2018 nhằm siết chặt hơn quy trình quản lý, đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm.
Ngày 16/5, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường thanh tra, hậu kiểm, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, sản xuất hàng giả – đặc biệt trong lĩnh vực mỹ phẩm.
Trong văn bản, Bộ Y tế nhấn mạnh, tình trạng kinh doanh mỹ phẩm hàng xách tay, không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng đang diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và uy tín ngành mỹ phẩm trong nước.
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương cần tập trung kiểm tra mỹ phẩm không được công bố theo quy định, quảng cáo sai sự thật, ghi nhãn sai và các hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Đối với những sản phẩm nghi ngờ giả, không đạt chất lượng cần được thu hồi, tiêu hủy.
Triệt phá đường dây sản xuất hàng trăm tấn TPCN giả
Trước đó, ngày 7/5, sau 1 năm điều tra, Công an TP. Hà Nội đã đồng loạt triển khai khám xét khẩn cấp gần 20 địa điểm tại 20 tỉnh, thành phố.
Qua kiểm tra, công an đã thu giữ được 30 khuôn bế dập gân vỏ hộp, hơn 28.500 hộp thực phẩm chức năng, hơn 34.800 lọ thực phẩm chức năng, hơn 38.900 vỉ chứa các viên thực phẩm chức năng, hơn 8.500 thùng chứa nhiều vỏ hộp các loại, gần 100 thùng tem nhãn, các loại máy móc, dây chuyền, công cụ, nguyên vật liệu… để sản xuất hàng giả.
Số lượng nói trên tương đương hơn 100 tấn hàng hóa là thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả, với khoảng 100 mã sản phẩm khác nhau.
Các đối tượng khai nhận đã sản xuất, buôn bán hàng giả từ năm 2020, và chào bán trên tất cả các hiệu thuốc, bệnh viện rải rác trên toàn quốc.
Báo Nhân Dân cho biết, Phòng cảnh sát kinh tế Công an TP. Hà Nội đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ đối với các đối tượng: Phạm Ngọc Tiến, Lương Thị Yến, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thành Tâm, Nguyễn Thành Tâm, Nguyễn Hữu Tuấn.
Hiện Phòng cảnh sát kinh tế Công an TP. Hà Nội đang tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ toàn bộ sai phạm của các đối tượng để xử lý nghiêm trước pháp luật.