https://kevesko.vn/20250520/chinh-phu-de-xuat-trao-quyen-cho-nhnn-quyet-dinh-cho-vay-dac-biet-tang-kiem-soat-no-xau-36242468.html
Chính phủ đề xuất trao quyền cho NHNN quyết định cho vay đặc biệt, tăng kiểm soát nợ xấu
Chính phủ đề xuất trao quyền cho NHNN quyết định cho vay đặc biệt, tăng kiểm soát nợ xấu
Sputnik Việt Nam
Sáng 20/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Một... 20.05.2025, Sputnik Việt Nam
2025-05-20T11:19+0700
2025-05-20T11:19+0700
2025-05-20T12:32+0700
việt nam
thông tin
ngân hàng
ngân hàng nhà nước
ngân hàng nhà nước vn
chính phủ
chính sách
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/04/18/35777445_0:91:1732:1065_1920x0_80_0_0_1a58f1f18f9cca01c8be429abbeecdcd.jpg
Theo dự thảo, Ngân hàng Nhà nước sẽ được quyết định cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng, kể cả trường hợp có hoặc không có tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm và lãi suất vay đặc biệt 0%/năm sẽ được quy định cụ thể bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.Hiện nay, thẩm quyền cho vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm thuộc về Thủ tướng Chính phủ. Việc chuyển giao này, theo báo cáo của Chính phủ, nhằm triệt để phân cấp, rút ngắn thời gian xử lý, nâng cao khả năng ứng phó với rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng.Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội tán thành đề xuất nhưng đề nghị cần rà soát các quy định hiện hành, đồng thời quy định cụ thể tiêu chí và điều kiện áp dụng cho vay đặc biệt nhằm tránh rủi ro, thất thoát vốn.Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung quy định mới về quyền thu giữ tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán nợ. Theo đó, chỉ khi trong hợp đồng có thỏa thuận rõ về quyền thu giữ, việc xử lý tài sản bảo đảm mới được thực hiện. Quy trình thu giữ sẽ phải đảm bảo tính pháp lý, không được vi phạm quy định pháp luật hay chuẩn mực đạo đức xã hội.Các tổ chức tín dụng chỉ được ủy quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc có liên quan. Tổ chức mua bán nợ cũng chỉ được ủy quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ hoặc đơn vị quản lý tài sản của tổ chức tín dụng đó.Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể về vai trò của chính quyền cấp xã, cơ quan công an trong việc đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trong quá trình thu giữ tài sản để tránh xung đột hoặc phát sinh tranh chấp.Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 42 cho thấy, từ tháng 8/2017 đến tháng 12/2023, trung bình mỗi tháng hệ thống xử lý được khoảng 5.800 tỷ đồng nợ xấu, cao hơn đáng kể so với giai đoạn 2012–2017, khi con số này là 3.520 tỷ đồng/tháng.Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu nội bảng vẫn có xu hướng tăng. Đến cuối tháng 7/2024, tỷ lệ này ở mức 4,75%, cao hơn mức 4,55% cuối năm 2023 và mức 2,03% cuối năm 2022. Tháng 1/2025, tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm nhẹ về mức 4,3%.
https://kevesko.vn/20240822/hoang-loat-ngan-hang-o-viet-nam-gia-tang-no-xau-31479366.html
https://kevesko.vn/20250224/ngan-hang-nha-nuoc-thanh-tra-ngay-cac-nha-bang-tang-lai-suat-34672442.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/04/18/35777445_96:0:1636:1155_1920x0_80_0_0_529aa9d7e2c8e2dfa4c0ad94b050186a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, ngân hàng, ngân hàng nhà nước, ngân hàng nhà nước vn, chính phủ, chính sách
việt nam, thông tin, ngân hàng, ngân hàng nhà nước, ngân hàng nhà nước vn, chính phủ, chính sách
Chính phủ đề xuất trao quyền cho NHNN quyết định cho vay đặc biệt, tăng kiểm soát nợ xấu
11:19 20.05.2025 (Đã cập nhật: 12:32 20.05.2025) Sáng 20/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Một trong những nội dung đáng chú ý là đề xuất chuyển thẩm quyền quyết định cho vay đặc biệt từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước.
Theo dự thảo, Ngân hàng Nhà nước sẽ được quyết định cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng, kể cả trường hợp có hoặc không có tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm và lãi suất vay đặc biệt 0%/năm sẽ được quy định cụ thể bởi
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Hiện nay, thẩm quyền cho vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm thuộc về Thủ tướng Chính phủ. Việc chuyển giao này, theo báo cáo của Chính phủ, nhằm triệt để phân cấp, rút ngắn thời gian xử lý, nâng cao khả năng ứng phó với rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính của
Quốc hội tán thành đề xuất nhưng đề nghị cần rà soát các quy định hiện hành, đồng thời quy định cụ thể tiêu chí và điều kiện áp dụng cho vay đặc biệt nhằm tránh rủi ro, thất thoát vốn.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung quy định mới về quyền thu giữ tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán nợ. Theo đó, chỉ khi trong hợp đồng có thỏa thuận rõ về quyền thu giữ, việc xử lý tài sản bảo đảm mới được thực hiện. Quy trình thu giữ sẽ phải đảm bảo tính pháp lý, không được vi phạm quy định
pháp luật hay chuẩn mực đạo đức xã hội.
Các tổ chức tín dụng chỉ được ủy quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc có liên quan. Tổ chức mua bán nợ cũng chỉ được ủy quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ hoặc đơn vị quản lý tài sản của tổ chức tín dụng đó.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể về vai trò của chính quyền cấp xã, cơ quan công an trong việc đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trong quá trình thu giữ tài sản để tránh xung đột hoặc phát sinh tranh chấp.
Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 42 cho thấy, từ tháng 8/2017 đến tháng 12/2023, trung bình mỗi tháng hệ thống xử lý được khoảng 5.800 tỷ đồng nợ xấu, cao hơn đáng kể so với giai đoạn 2012–2017, khi con số này là 3.520 tỷ đồng/tháng.
Tuy nhiên,
tỷ lệ nợ xấu nội bảng vẫn có xu hướng tăng. Đến cuối tháng 7/2024, tỷ lệ này ở mức 4,75%, cao hơn mức 4,55% cuối năm 2023 và mức 2,03% cuối năm 2022. Tháng 1/2025, tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm nhẹ về mức 4,3%.