https://kevesko.vn/20250520/world-press-photo-tam-dung-cong-nhan-nick-ut-la-tac-gia-buc-em-be-napalm-36255076.html
World Press Photo tạm dừng công nhận Nick Út là tác giả bức "Em bé Napalm"
World Press Photo tạm dừng công nhận Nick Út là tác giả bức "Em bé Napalm"
Sputnik Việt Nam
Ngày 16/5, tổ chức World Press Photo (Giải Ảnh báo chí thế giới) ra thông báo tạm dừng công nhận nhiếp ảnh gia Nick Út là tác giả của bức ảnh "Em bé Napalm" –... 20.05.2025, Sputnik Việt Nam
2025-05-20T21:57+0700
2025-05-20T21:57+0700
2025-05-20T21:57+0700
việt nam
thế giới
world press photo
ảnh
chụp ảnh
chiến tranh việt nam
chiến tranh ở việt nam
ap
https://cdn.img.kevesko.vn/img/237/16/2371633_0:107:2048:1259_1920x0_80_0_0_d3c5d298ca5b70f3ea92e2f651d0d5d7.jpg
Quyết định được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện tranh cãi về ai là người thực sự chụp bức ảnh lịch sử này trong chiến tranh Việt Nam.Nguồn cơn của tranh cãi bắt nguồn từ bộ phim tài liệu The Stringer, được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Sundance vào tháng 1 vừa qua. Phim gây chú ý khi đặt ra giả thuyết rằng tài xế Nguyễn Thành Nghệ của đài NBC mới là người đã bấm máy ghi lại khoảnh khắc kinh hoàng trong chiến tranh Việt Nam.Quyết định được cho là dựa trên kết quả điều tra sơ bộ của World Press Photo với một số điểm mâu thuẫn bao gồm loại máy ảnh được sử dụng và vị trí của ông Nick Út tại thời điểm chụp ảnh. Trong khi ông Út cho biết đã sử dụng máy ảnh Leica M2, một số bằng chứng cho thấy bức ảnh có thể được chụp bằng máy Pentax. Ngoài ra, vị trí của ông Út khi chụp ảnh cũng bị đặt dấu hỏi.Phản ứng trước thông báo của World Press Photo, luật sư James Hornstein – đại diện pháp lý của nhiếp ảnh gia Nick Út đã đánh giá quyết định này là “thiếu chuyên nghiệp và đáng chê trách”.Bản thân ông Nick Út cũng đã ủy quyền cho hãng tin AP – nơi ông từng làm việc – và luật sư của mình đứng ra trả lời công chúng về vụ việc.Trong khi đó, nhiều nhiếp ảnh gia quốc tế nổi tiếng đã lên tiếng ủng hộ Nick Út. Ngày 20/5, đại diện của tổ chức trao Giải thưởng Pulitzer gửi thông cáo tới CNN, khẳng định không có bất kỳ hành động nào nhằm thay đổi hoặc rút lại giải thưởng đã trao cho ông Nick Út.Đồng thời, một cuộc điều tra nội bộ do hãng AP thực hiện cũng kết luận rằng không có đủ bằng chứng để thu hồi giải thưởng đã trao cho nhiếp ảnh gia Nick Út.Trước đó, AP đã tiến hành cuộc điều tra độc lập nhằm làm rõ tính xác thực của tác quyền bức ảnh.Kết quả cho thấy “khả năng cao” ông Nick Út chính là người chụp bức "Em bé Napalm". Hãng tin cho biết không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy bức ảnh do người khác thực hiện.Quá trình điều tra bao gồm phỏng vấn nhân chứng, kiểm tra thiết bị máy ảnh, dựng mô hình 3D hiện trường và phân tích các âm bản còn lại.Sau khi kết quả điều tra được công bố, ông Nick Út một lần nữa khẳng định ông là tác giả của bức ảnh nổi tiếng.Năm 2022, nhân kỷ niệm 50 năm bức ảnh được chụp, Nick Út từng hồi tưởng khoảnh khắc lịch sử trong cuộc phỏng vấn với CNN:Bà Phan Thị Kim Phúc, nhân vật chính trong bức ảnh, đã lên tiếng ủng hộ ông Nick Út, khẳng định rằng ông là người đã chụp bức ảnh và giúp đỡ bà ngay sau đó.Thực tế, hiện tại World Press Photo mới chỉ tạm ngừng ghi nhận bất kỳ ai là tác giả của bức ảnh "Em bé Napalm", cho đến khi có bằng chứng rõ ràng hơn.Tuy nhiên, tổ chức này khẳng định giá trị lịch sử và tầm ảnh hưởng của bức ảnh không hề bị ảnh hưởng bởi tranh cãi về quyền tác giả thời gian qua.
https://kevesko.vn/20250128/ai-moi-la-tac-gia-buc-anh-em-be-napalm-nick-ut-hay-nguyen-thanh-nghe-34242039.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/237/16/2371633_114:0:1934:1365_1920x0_80_0_0_cf43feeab1a964a1d084c3f686a7daee.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thế giới, world press photo, ảnh, chụp ảnh, chiến tranh việt nam, chiến tranh ở việt nam, ap
việt nam, thế giới, world press photo, ảnh, chụp ảnh, chiến tranh việt nam, chiến tranh ở việt nam, ap
World Press Photo tạm dừng công nhận Nick Út là tác giả bức "Em bé Napalm"
Ngày 16/5, tổ chức World Press Photo (Giải Ảnh báo chí thế giới) ra thông báo tạm dừng công nhận nhiếp ảnh gia Nick Út là tác giả của bức ảnh "Em bé Napalm" – tác phẩm từng giành giải Ảnh của năm và giải Pulitzer vào năm 1973.
Quyết định được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện tranh cãi về ai là người thực sự chụp bức ảnh lịch sử này trong chiến tranh Việt Nam.
Nguồn cơn của tranh cãi bắt nguồn từ bộ phim tài liệu The Stringer, được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Sundance vào tháng 1 vừa qua. Phim gây chú ý khi đặt ra giả thuyết rằng tài xế Nguyễn Thành Nghệ của đài NBC mới là người đã bấm máy ghi lại khoảnh khắc kinh hoàng trong chiến tranh Việt Nam.
Quyết định được cho là dựa trên kết quả điều tra sơ bộ của World Press Photo với một số điểm mâu thuẫn bao gồm loại máy ảnh được sử dụng và vị trí của ông Nick Út tại thời điểm chụp ảnh. Trong khi ông Út cho biết đã sử dụng máy ảnh Leica M2, một số bằng chứng cho thấy bức ảnh có thể được chụp bằng máy Pentax. Ngoài ra, vị trí của ông Út khi chụp ảnh cũng bị đặt dấu hỏi.
Phản ứng trước thông báo của World Press Photo, luật sư James Hornstein – đại diện pháp lý của nhiếp ảnh gia Nick Út đã đánh giá quyết định này là “thiếu chuyên nghiệp và đáng chê trách”.
Bản thân ông
Nick Út cũng đã ủy quyền cho hãng tin AP – nơi ông từng làm việc – và luật sư của mình đứng ra trả lời công chúng về vụ việc.
Trong khi đó, nhiều nhiếp ảnh gia quốc tế nổi tiếng đã lên tiếng ủng hộ Nick Út. Ngày 20/5, đại diện của tổ chức trao Giải thưởng Pulitzer gửi thông cáo tới CNN, khẳng định không có bất kỳ hành động nào nhằm thay đổi hoặc rút lại giải thưởng đã trao cho ông Nick Út.
“Giải thưởng Pulitzer dựa trên hồ sơ do các cơ quan báo chí nộp khi tham gia dự thi. Hồ sơ này là căn cứ để xác định tác giả của tác phẩm”, tuyên bố của Ban tổ chức Pulitzer nêu rõ.
Đồng thời, một cuộc điều tra nội bộ do hãng AP thực hiện cũng kết luận rằng không có đủ bằng chứng để thu hồi giải thưởng đã trao cho nhiếp ảnh gia Nick Út.
Trước đó, AP đã tiến hành cuộc điều tra độc lập nhằm làm rõ tính xác thực của tác quyền bức ảnh.
Kết quả cho thấy “khả năng cao” ông Nick Út chính là người chụp bức "Em bé Napalm". Hãng tin cho biết không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy bức ảnh do người khác thực hiện.
Quá trình điều tra bao gồm phỏng vấn nhân chứng, kiểm tra thiết bị máy ảnh, dựng mô hình 3D hiện trường và phân tích các âm bản còn lại.
Sau khi kết quả điều tra được công bố, ông Nick Út một lần nữa khẳng định ông là tác giả của bức ảnh nổi tiếng.
“Toàn bộ sự việc này thực sự gây ra rất nhiều đau đớn và khó khăn với tôi”, ông chia sẻ.
Năm 2022, nhân kỷ niệm 50 năm bức ảnh được chụp, Nick Út từng hồi tưởng khoảnh khắc lịch sử trong cuộc phỏng vấn với CNN:
“Tôi thấy Kim Phúc chạy tới, vừa chạy vừa hét bằng tiếng Việt: ‘Nóng quá! Nóng quá!’. Khi chụp ảnh, tôi thấy cơ thể em bị bỏng rất nặng và muốn giúp đỡ ngay lập tức. Tôi đặt tất cả thiết bị máy ảnh xuống đường cao tốc và dội nước lên Phúc”.
Bà Phan Thị Kim Phúc, nhân vật chính trong bức ảnh, đã lên tiếng ủng hộ ông Nick Út, khẳng định rằng ông là người đã chụp bức ảnh và giúp đỡ bà ngay sau đó.
Thực tế, hiện tại World Press Photo mới chỉ tạm ngừng ghi nhận bất kỳ ai là tác giả của bức ảnh "Em bé Napalm", cho đến khi có bằng chứng rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, tổ chức này khẳng định giá trị lịch sử và tầm ảnh hưởng của bức ảnh không hề bị ảnh hưởng bởi tranh cãi về quyền tác giả thời gian qua.