Chợ đen dữ liệu cá nhân ở Việt Nam: Cần răn đe hành vi xuyên tạc lãnh đạo đất nước

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Phương HoaKỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV: Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV: Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2025
Đăng ký
Bộ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh quan điểm kiên quyết không để hình thành “chợ đen” dữ liệu cá nhân, gây hậu quả thiệt hại rất lớn và nỗi bất an cho người dân.
Hiện còn thực tế rất đáng lo ngại là nhân viên lấy dữ liệu thông tin khách hàng với tính chính xác rất cao và cập nhật theo thời gian thực để bán cho các đối tượng lừa đảo.

Bổ sung hành vi xuyên tạc, làm giả thông tin về lãnh đạo đất nước

Sáng 24/5, Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, bộ luật được đánh giá là cấp thiết trong bối cảnh dữ liệu cá nhân ngày càng trở thành tài nguyên chiến lược và mục tiêu nhắm tới của tội phạm công nghệ cao.
Góp ý tại phiên thảo luận, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) bày tỏ lo ngại về tình trạng cố tình xuyên tạc, làm giả thông tin, đặc biệt là những thông tin liên quan đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lịch sử dân tộc. Ông đề nghị cần bổ sung hành vi này vào Điều 7 của dự thảo luật để tăng tính răn đe.
“Như thế là rất nguy hiểm, tạo ra sự sai lệch, xuyên tạc so với thực tế. Những thông tin sai lệch, xuyên tạc về lịch sử để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cho nên, nên bổ sung thêm hành vi này nữa vào khoản 1 cho rõ hơn”, ông nhấn mạnh.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Phương HoaKỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV: Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV: Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2025
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV: Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân
Trong khi đó, đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An) đánh giá việc dự thảo luật phân loại dữ liệu cá nhân thành dữ liệu cơ bản và dữ liệu nhạy cảm là hoàn toàn phù hợp với xu thế lập pháp hiện đại. Ông cho rằng dữ liệu nhạy cảm như hồ sơ sức khỏe, tài chính, sinh trắc học đòi hỏi cơ chế bảo vệ đặc biệt nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, ông đề xuất dự luật nên quy định cụ thể danh mục một số loại dữ liệu nhạy cảm ngay trong văn bản luật thay vì chờ nghị định hướng dẫn của Chính phủ, nhằm đảm bảo tính minh bạch và thống nhất. Dẫn luật pháp các nước như Nhật Bản và Trung Quốc, ông nhấn mạnh rằng, dữ liệu nhạy cảm là nội dung quan trọng, cần được liệt kê rõ ràng để người dân và doanh nghiệp biết và tuân thủ.

Bộ trưởng Công an: Dữ liệu cá nhân không thể là hàng hóa

Phát biểu giải trình, Đại tướng Lương Tam Quang – Bộ trưởng Bộ Công an – nhấn mạnh tính cấp bách của việc ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Theo ông, dữ liệu cá nhân không đơn thuần là tài sản, mà là loại tài nguyên gắn liền với con người, liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền nhân thân và quyền riêng tư. Do đó, việc khai thác và sử dụng phải đi kèm với trách nhiệm bảo vệ ở mức cao nhất.
Bộ trưởng cảnh báo rằng thời gian qua, nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản có quy mô lớn đều có điểm chung là “dữ liệu cá nhân bị lộ lọt, mua bán tràn lan trên thị trường ngầm”. Những dữ liệu này được khai thác, phân tích kỹ lưỡng để tạo ra các kịch bản lừa đảo “trúng đích”, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân.

“Chúng tôi phát hiện nhiều tổ chức, doanh nghiệp hiện vẫn thiếu chính sách quản lý dữ liệu nghiêm ngặt, dẫn đến tình trạng nhân viên nội bộ dễ dàng tiếp cận và rao bán thông tin khách hàng với độ chính xác rất cao, cập nhật theo thời gian thực”, Bộ trưởng cho biết.

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2025
Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn làm Trợ lý cho Bộ trưởng Lương Tam Quang
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Thu Phước (Kon Tum) cho rằng, thực tế hiện nay còn nhiều hạn chế trong nhận thức của một bộ phận người dân liên quan bảo vệ dữ liệu cá nhân khi sử dụng thiết bị công nghệ, như camera an ninh, internet vạn vật...
Trong đó những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ thu thập dữ liệu cá nhân ngoài sự kiểm soát của người dùng, hoặc yêu cầu quyền thu thập dữ liệu không cần thiết vào thông tin của người dùng. Dữ liệu từ các thiết bị này có thể được lưu trữ và xử lý bởi các đơn vị mà người dùng khó kiểm soát, đặc biệt là các máy chủ ở nước ngoài.

“Do đó, song song với thực thi luật cần có các biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng, có các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn việc sản xuất, kinh doanh các thiết bị, ứng dụng có khả năng thu thập dữ liệu cá nhân nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người dùng”, nữ đại biểu lưu ý.

Cảnh báo hình thành “chợ đen” dữ liệu

Tiếp thu và giải trình, Bộ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh việc sớm ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam là rất cần thiết, nên đã đề xuất Quốc hội xem xét, điều chỉnh thông qua tại 1 kỳ họp thay vì 2 kỳ họp như dự kiến trước đây. Thế giới hiện nay có 150 nước đã ban hành luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

“Dữ liệu cá nhân với đặc tính gắn liền với con người, gắn liền với quyền con người, quyền nhân thân, quyền riêng tư. Do vậy, không thể coi đây là hàng hoá, tài sản thông thường, mà đây là loại tài nguyên đặc biệt, yêu cầu khai thác, sử dụng phải đi đôi bảo vệ ở mức cao nhất. Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người, quyền định đoạt thông tin của người khác”, Bộ trưởng cho biết.

Nêu ra thực tế các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy mô lớn mà thời gian vừa qua lực lượng công an đấu tranh triệt phá, yếu tố lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân là nguyên nhân chính khiến tội phạm thực hiện hành vi phạm tội. Việc mua bán dữ liệu cá nhân như hàng hoá diễn ra với số lượng dữ liệu cá nhân rất lớn, bán nhiều lần cho nhiều đối tượng để phân tích, khai thác, xây dựng các kịch bản lừa đảo và tiếp cận nạn nhân chính xác, dễ dàng.
Nếu không có quy định rõ ràng, cấm triệt để hành vi mua bán dữ liệu cá nhân như một loại hàng hóa, rất có thể sẽ hình thành một “chợ đen” dữ liệu với quy mô ngày càng tinh vi và nguy hiểm.
“Đây sẽ là mảnh đất màu mỡ cho tội phạm công nghệ cao phát triển, gây ra thiệt hại không thể đo đếm được về kinh tế, xã hội cũng như niềm tin của người dân”, ông cảnh báo và đề nghị Quốc hội thông qua luật tại một kỳ họp để sớm bịt lỗ hổng pháp lý.
Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.01.2025
Đại tướng Lương Tam Quang chỉ đạo tinh gọn bộ máy công an
Thêm vào đó, hiện nhận thức về bảo vệ dữ liệu cá nhân của nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hiện nay còn hạn chế; tầm quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa được hiểu đầy đủ, tạo ra những "vùng xám" trong việc sử dụng dữ liệu cá nhân.
Dự luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân hiện vẫn đang trong quá trình tiếp thu, hoàn thiện. Tuy nhiên, những nội dung được thảo luận tại Quốc hội lần này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan lập pháp và hành pháp trước yêu cầu cấp bách về bảo vệ quyền riêng tư cá nhân trong thời đại số.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала