https://kevesko.vn/20250526/vi-sao-viet-nam-va-asean-dang-dua-nhau-dau-tu-nganh-chip-ban-dan-36344714.html
Vì sao Việt Nam và ASEAN đang đua nhau đầu tư ngành chip bán dẫn?
Vì sao Việt Nam và ASEAN đang đua nhau đầu tư ngành chip bán dẫn?
Sputnik Việt Nam
Trong cuộc đua định hình tương lai công nghệ toàn cầu, Đông Nam Á – với Việt Nam ở vị trí then chốt – đang trỗi dậy mạnh mẽ trong ngành công nghiệp bán dẫn. Vì... 26.05.2025, Sputnik Việt Nam
2025-05-26T16:11+0700
2025-05-26T16:11+0700
2025-05-26T16:14+0700
việt nam
tác giả
quan điểm-ý kiến
đông nam á
chính trị
khoa học
khoa học và công nghệ
công nghệ
chip điện tử
asean
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/02/0d/34502057_0:67:1280:787_1920x0_80_0_0_ac9df47ec7d4c1875f1cc5e5fe072cd0.jpg
Sputnik đã có cuộc trao đổi chuyên sâu với Đại tá Nguyễn Minh Tâm, chuyên gia công nghệ quốc phòng, để làm rõ chiến lược, cơ hội và cả thách thức phía sau “cánh cửa” bán dẫn của ASEAN.Chip “Make in Vietnam” - từng đi, nhưng chưa tới đíchChip bán dẫn – hay tổ hợp vi mạch bán dẫn – là phát minh mang tính đột phá của loài người. Chỉ với vài gram vật liệu, nhưng có thể tích hợp hàng trăm triệu transistor, con chip này chính là nền tảng cho mọi thiết bị công nghệ hiện đại: từ điện thoại, máy tính, ô tô cho tới thẻ căn cước hay hệ thống khóa điện tử.Khu vực ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI đã đột khởi trở thành một trong các trung tâm phát triển công nghệ 4.0 tiên tiến trên thế giới. Dẫn đầu là các quốc gia Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia… Riêng Việt Nam đã từng có khởi đầu sớm, từ cuối thập niên 1970.Tới nay, trong bối cảnh công nghệ 4.0 phát triển mạnh, chip bán dẫn không chỉ là linh kiện, mà là “trái tim” của mọi hệ thống công nghệ. Việc sản xuất, thiết kế chip sẽ tạo động lực phát triển vượt bậc cho nền kinh tế – điều mà các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đang nỗ lực nắm bắt.Vì sao cùng lúc “đặt cược lớn” vào bán dẫn?Không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia Đông Nam Á – từ Việt Nam, Malaysia đến Thái Lan và Singapore – đang đồng loạt tăng tốc trong cuộc đua bán dẫn. Theo Đại tá Nguyễn Minh Tâm, chuyên gia phân tích chiến lược quốc tế, đây không phải là phản ứng ngắn hạn mà là một bước đi chiến lược được tính toán dựa trên 6 yếu tố nền tảng, trong đó nổi bật nhất là nhu cầu thị trường toàn cầu, chuyển dịch địa chính trị, và năng lực nội tại đang dần được củng cố.Những biến động về chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng chiến lược giảm phụ thuộc vào các trung tâm sản xuất truyền thống như Trung Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc), đang mở ra cánh cửa “vàng” cho Đông Nam Á.Việt Nam – với nguồn tài nguyên đất hiếm, lực lượng kỹ sư trẻ và sự hậu thuẫn chính sách mạnh mẽ – đang hội đủ điều kiện để tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.Bên cạnh ba yếu tố trên, Đại tá Nguyễn Minh Tâm nêu ra yếu tố thứ tư là nguồn nhân lực. Trải qua nhiều năm kiên trì các biện pháp giáo dục đào tạo từ phổ thông đến đại học và sau đại học, đào tạo trong nước và đào tạo ở nước ngoài, Việt Nam và và một số quốc gia dẫn dầu ở Đông Nam Á đã có trong tay một đội ngũ nhân lực có đủ kiến thức và năng lực thực hành để phục vụ trong ngành công nghiệp bán dẫn.Yếu tố cuối cùng, theo chuyên gia, nằm ở chính các con chip. Ngành công nghiệp bán dẫn là nền móng của toàn bộ công nghệ 4.0.Việt Nam cần chọn đúng “sân chơi”Với nhu cầu toàn cầu bùng nổ, cùng sự dịch chuyển trong cấu trúc chuỗi cung ứng do biến động địa chính trị, Đông Nam Á – trong đó có Việt Nam – đã và đang nổi lên như một điểm đến mới của ngành công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, trong bối cảnh Mỹ siết chặt xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc và thúc đẩy chiến lược “tách rời” khỏi các nguồn cung then chốt, cuộc chơi bán dẫn tại châu Á – Thái Bình Dương đang ngày càng mang tính chiến lược hơn bao giờ hết. Vậy Việt Nam đang ở đâu trong bản đồ tái cấu trúc này?Theo ông Tâm, những lợi thế này không chỉ đến từ tiềm lực nội tại – như đã phân tích ở phần trước với sáu yếu tố nền tảng – mà còn nằm ở thực tế rằng Việt Nam đã trở thành một trong những “cứ điểm sản xuất chiến lược” cho nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Samsung, NVIDIA, Foxconn, Qualcomm, Qorvo,... Đây là nền tảng để Việt Nam tiến xa hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành bán dẫn.Chuyên gia giải thích, thị trường chip bán dẫn hiện nay được chia thành hai định dạng chính: ‘chip phổ thông’ (hay còn gọi là chip cứng) và ‘chip chuyên dụng’ (chip mềm). Mỗi loại có đặc điểm kỹ thuật và chiến lược kinh doanh hoàn toàn khác nhau”.Chip cứng (Chip phổ thông) là sản phẩm điện tử chưa được cài đặt các ứng dụng. Khách hàng có thể tra nạp, cài đặt các phần mềm phù hợp với mục đích sử dụng trong sản phẩm cuối cùng của họ.Trong khi đó, Chip mềm (Chip chuyên dụng) đã được nhà sản xuất hoàn chỉnh cả phần cứng và phần mềm theo lối “may đo quần áo”. Khách hàng có thể sử dụng ngay các chip này vào các sản phẩm của họ mà không phải mất công tra nạp, cài đặt các phần mềm chuyên dụng. Ưu điểm lớn nhất của dòng chip này là giá trị gia tăng cực kỳ cao. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi năng lực rất lớn về công nghệ, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư phần mềm có khả năng lập trình chuyên sâu.Việc định vị đúng phân khúc ngay từ đầu sẽ giúp Việt Nam không chỉ cạnh tranh hiệu quả mà còn tránh bị kéo vào cuộc đua tiêu hao vốn đầu tư với những quốc gia đã đi trước quá xa.Điều này có ý nghĩa sống còn trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn xây dựng năng lực công nghệ cốt lõi và hệ sinh thái R&D phục vụ ngành bán dẫn. Nếu chọn lối đi thích hợp – như tập trung vào chip chuyên dụng cho các lĩnh vực đặc thù hoặc hỗ trợ thiết kế – Việt Nam hoàn toàn có thể chen chân vào chuỗi giá trị toàn cầu mà không cần “làm tất cả mọi thứ từ đầu”.Cạnh tranh hay cộng hưởng?Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn đúng phân khúc thị trường – như chip chuyên dụng với hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao – không chỉ là bước đi chiến lược riêng của Việt Nam mà còn phản ánh xu hướng điều chỉnh của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Khi mỗi nước xác định rõ lợi thế và điểm mạnh nội tại để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thì liệu ASEAN nên đi riêng lẻ theo chiến lược quốc gia, hay đã đến lúc cần hợp tác để hình thành hệ sinh thái khu vực về bán dẫn, tránh rơi vào vòng xoáy cạnh tranh giành FDI bằng mọi giá?Đại tá Tâm cho rằng, cạnh tranh – nếu diễn ra lành mạnh và dựa trên năng lực thực chất – sẽ giúp các quốc gia Đông Nam Á nâng cao vị thế công nghệ, tránh lệ thuộc và tụt hậu. Tuy nhiên, trong ngành công nghiệp cực kỳ chuyên sâu như bán dẫn, hợp tác khu vực để bổ trợ năng lực cho nhau mới là hướng đi bền vững và mang tính chiến lược lâu dài.Trên một thị trường rộng lớn toàn cầu thì nhu cầu về các loại chip, đặc biệt là chip chuyên dụng có thị phần rất lớn, rất đa dạng và phong phú, ông Tâm phân tích. Hơn nữa, việc sản xuất các loại chip còn phụ thuộc vào năng lực sản xuất, nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực và nguồn vốn đầu tư mà không phải quốc gia nào cũng có được một hệ thống hoàn chỉ và tư lực toàn phần.Chiến thuật “Mỗi nước một vai” trong chuỗi cung ứng khu vực – thay vì cạnh tranh kiểu “mỗi nước một nhà máy” – sẽ giúp ASEAN tăng tính chủ động, giảm rủi ro, đồng thời chia sẻ tri thức, lợi nhuận và sức cạnh tranh trong môi trường toàn cầu đầy biến động.
https://kevesko.vn/20250306/chip-fem-cua-viettel-khang-dinh-vi-the-viet-nam-o-su-kien-cong-nghe-lon-nhat-the-gioi-34864235.html
https://kevesko.vn/20250524/loi-keu-goi-cua-viet-nam-36328508.html
https://kevesko.vn/20250509/xem-xet-giam-50-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-cho-cong-ty-thiet-ke-ban-dan-36047097.html
https://kevesko.vn/20250521/bac-kinh-canh-bao-hau-qua-tu-cac-bien-phap-cua-my-doi-voi-chip-trung-quoc-36260684.html
https://kevesko.vn/20250515/bo-truong-ngoai-giao-nga-phuong-tay-dang-tim-cach-pha-hoai-vai-tro-trung-tam-cua-asean-o-dong-nam-a-36173824.html
đông nam á
đài loan
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/02/0d/34502057_72:0:1209:853_1920x0_80_0_0_ac5d7acdf2bf43263588eac9da36bd3f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, đông nam á, chính trị, khoa học, khoa học và công nghệ, công nghệ, chip điện tử, asean, kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế, đài loan, trung quốc
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, đông nam á, chính trị, khoa học, khoa học và công nghệ, công nghệ, chip điện tử, asean, kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế, đài loan, trung quốc
Sputnik đã có cuộc trao đổi chuyên sâu với Đại tá Nguyễn Minh Tâm, chuyên gia công nghệ quốc phòng, để làm rõ chiến lược, cơ hội và cả thách thức phía sau “cánh cửa” bán dẫn của ASEAN.
Chip “Make in Vietnam” - từng đi, nhưng chưa tới đích
Chip bán dẫn – hay tổ hợp vi mạch bán dẫn – là phát minh mang tính đột phá của loài người. Chỉ với vài gram vật liệu, nhưng có thể tích hợp hàng trăm triệu transistor, con chip này chính là nền tảng cho mọi thiết bị công nghệ hiện đại: từ điện thoại, máy tính, ô tô cho tới thẻ căn cước hay hệ thống khóa điện tử.
“Người Việt Nam lần đầu tiên nhìn thấy các khối vi mạch bán dẫn trong các sản phẩm điện tử gia dụng của Nhật Bản xuất bán sang miền Nam Việt Nam trong khoảng những năm 1973-1975. Hiện nay, mỗi người Việt Nam trong nước đang sử dụng trung bình khoảng 20 tổ hợp vi mạch như vậy trong các đồ gia dụng và đồ dùng cá nhân. Số liệu sơ bộ này cho thấy với sự phát triển đột biến của công nghệ 4.0, nhu cầu sử dụng chip điện tử là rất lớn, không chỉ ở mỗi quốc gia mà còn trên toàn thế giới”, Đại tá Tâm nói với Sputnik.
Khu vực ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI đã đột khởi trở thành một trong các trung tâm phát triển công nghệ 4.0 tiên tiến trên thế giới. Dẫn đầu là các quốc gia Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia… Riêng
Việt Nam đã từng có khởi đầu sớm, từ cuối thập niên 1970.
“Từ năm 1979, với sự hợp tác của Đại học Bách khoa và Nhà máy quốc phòng Z181 (tên thương mại hiện nay là Công ty TNHH một thành viên Điện tử Sao Mai) đã tiến rất gần đến công nghệ chế tạo thiết bị bán dẫn. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam nổ ra đã buộc các dự án phải gác lại. Đến năm 2008, Ngày 16/1/2008, một nhóm giảng viên cùng các kỹ sư trẻ tại Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã công bố con chip “Make in Vietnam” đầu tiên được sản xuất thử nghiệm. Tuy nhiên, việc chuyển sang chế tạo sản phẩm thương mại gặp khó khăn do thiếu vốn, thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp và một loạt các nguyên nhân khách quan khác”, Nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Bộ Công an cho biết.
Tới nay, trong bối cảnh công nghệ 4.0 phát triển mạnh, chip bán dẫn không chỉ là linh kiện, mà là “trái tim” của mọi hệ thống công nghệ. Việc sản xuất, thiết kế chip sẽ tạo động lực phát triển vượt bậc cho nền kinh tế – điều mà các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đang nỗ lực nắm bắt.
Vì sao cùng lúc “đặt cược lớn” vào bán dẫn?
Không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia Đông Nam Á – từ Việt Nam, Malaysia đến Thái Lan và Singapore – đang đồng loạt tăng tốc trong cuộc đua bán dẫn. Theo Đại tá Nguyễn Minh Tâm, chuyên gia phân tích chiến lược quốc tế, đây không phải là phản ứng ngắn hạn mà là một bước đi chiến lược được tính toán dựa trên 6 yếu tố nền tảng, trong đó nổi bật nhất là nhu cầu thị trường toàn cầu, chuyển dịch địa chính trị, và năng lực nội tại đang dần được củng cố.
“Nhu cầu thị trường là yếu tố đầu tiên có tính quyết định khiến Việt Nam và các nước Đông Nam Á quyết tâm phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chính là nhu cầu sử dụng chip điện tử trên thế giới. Thị trường không chỉ phát triển về chiều rộng mà còn phát triển về chiều sâu, phù hợp với nhiều chuyên ngành, nhiều lĩnh vực trong đời sống như kinh tế, sản xuất, dịch vụ, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh và ngày càng được ưa chuộng. Chip bán dẫn là sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Riêng khâu thiết kế đã mang lại 50% giá trị gia tăng. Khâu sản xuất bao gồm cả sản xuất phiến bán dẫn tạo ra 24% giá trị gia tăng. Còn khâu đóng gói và kiểm định, chạy thử nghiệm cũng tạo ra 6% giá trị gia tăng”, Đại tá Nguyễn Minh Tâm phân tích.
Những biến động về chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng chiến lược giảm phụ thuộc vào các trung tâm sản xuất truyền thống như Trung Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc), đang mở ra cánh cửa “vàng” cho Đông Nam Á.
“Yếu tố thứ hai là những biến động địa chiến lược toàn cầu. Trong những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỷ XXI, trên thế giới đã hình thành “chuỗi cung ứng” sản phẩm chip điện tử. Trong đó, Trung tâm thiết kế nằm tại Mỹ, sản xuất ở Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc trong khi Nhật Bản và các nước EU cung cấp các công cụ, máy móc, nguyên vật liệu quan trọng… Tuy nhiên, sau các căng thẳng về chuỗi cung ứng bán dẫn liên quan đến thiên tai, dịch bệnh và xung đột địa chính trị gần đây, các nước và các công ty hàng đầu đang có xu hướng tìm cách đa dạng hóa nguồn cung bằng cách đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, thiết kế mới ở các nước bản địa hoặc các nước khác ngoài Đài Loan. Vì vậy, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng của công nghiệp bán dẫn này sẽ là cơ hội để Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á tham gia vào chuỗi công nghiệp bán dẫn. Từ đó, làm tiền đề tăng năng suất, chất lượng, hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng trong sản phẩm cũng như trong thu nhập”.
Việt Nam – với nguồn tài nguyên đất hiếm, lực lượng kỹ sư trẻ và sự hậu thuẫn chính sách mạnh mẽ – đang hội đủ điều kiện để tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
“Yếu tố thứ ba là nguồn nguyên liệu, trong đó “đất hiếm” chiếm vai trò hàng đầu. Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam có nguồn trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Mặc dù phải quan nhiều công đoạn chiết tách, lọc bỏ và chế biến phức tạp để có được nguyên liệu bán dẫn tinh khiết đó là việc phải làm nết muốn có một nền công nghiệp bán dẫn hoàn chỉnh”.
Bên cạnh ba yếu tố trên, Đại tá Nguyễn Minh Tâm nêu ra yếu tố thứ tư là nguồn nhân lực. Trải qua nhiều năm kiên trì các biện pháp giáo dục đào tạo từ phổ thông đến đại học và sau đại học, đào tạo trong nước và đào tạo ở nước ngoài, Việt Nam và và một số quốc gia dẫn dầu ở Đông Nam Á đã có trong tay một đội ngũ nhân lực có đủ kiến thức và năng lực thực hành để phục vụ trong ngành công nghiệp bán dẫn.
“Yếu tố thứ năm là vốn đầu tư. Việc sản xuất các sản phẩm điện tử tinh vi, phức tạp như chip bán dẫn đòi hỏi lượng vốn đầu tư cực kỳ lớn. Với sự hợp tác đa phương, đa dạng về kinh tế và chính trị cũng như sự tích lũy qua nhiều năm phát triển kinh tế ở tốc độ khá cao so với mặt bằng chung của thế giới (trung bình từ 6 đến 8%/năm), Việt Nam có đủ nguồn vốn để mạnh dạn đầu tư vốn đối ứng với các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp đầy hứa hẹn này. Trong kế hoạch tài khóa 5 (2026-2030) và những năm tiếp theo, Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam (thông qua ngày 19/2/2025) đã quyết định hỗ trợ 10.000 tỷ đồng cho việc đầu tư xây dựng nhà máy đầu tiên được lựa chọn để chế tạo chip quy mô nhỏ, công nghệ cao phục vụ nghiên cứu, đào tạo, thiết kế, chế tạo thử, kiểm chứng công nghệ và sản xuất chip bán dẫn chuyên dụng của Việt Nam. Nếu nhà máy này được nghiệm thu đưa vào sản xuất trước ngày 31/12/2030 thì mức hỗ trợ sẽ là 30% tổng mức đầu tư dự án trực tiếp từ ngân sách Trung ương”, ông Tâm chỉ ra yếu tố tiếp theo.
Yếu tố cuối cùng, theo chuyên gia, nằm ở chính các con chip. Ngành công nghiệp bán dẫn là nền móng của toàn bộ công nghệ 4.0.
“Không có chip, sẽ không có AI, không có IoT, không có nền kinh tế số đúng nghĩa. Đây không phải là lựa chọn, mà là con đường bắt buộc nếu chúng ta muốn đi cùng thời đại”, Đại tá Nguyễn Minh Tâm khẳng định.
Việt Nam cần chọn đúng “sân chơi”
Với nhu cầu toàn cầu bùng nổ, cùng sự dịch chuyển trong cấu trúc chuỗi cung ứng do biến động địa chính trị, Đông Nam Á – trong đó có Việt Nam – đã và đang nổi lên như một điểm đến mới của ngành công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, trong bối cảnh Mỹ siết chặt xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc và thúc đẩy chiến lược “tách rời” khỏi các nguồn cung then chốt, cuộc chơi bán dẫn tại châu Á – Thái Bình Dương đang ngày càng mang tính chiến lược hơn bao giờ hết. Vậy Việt Nam đang ở đâu trong bản đồ tái cấu trúc này?
“Dĩ nhiên là những xung đột kinh tế và thương mại vì mục đích địa chiến lược, địa chính trị cũng có những ảnh hưởng nhất định tới vai trò, vị trí của Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận tình hình ở tầm mức toàn cục và lâu dài thì Việt Nam có nhiều lợi thế”, vị chuyên gia nói.
Theo ông Tâm, những lợi thế này không chỉ đến từ tiềm lực nội tại – như đã phân tích ở phần trước với sáu yếu tố nền tảng – mà còn nằm ở thực tế rằng Việt Nam đã trở thành một trong những “cứ điểm sản xuất chiến lược” cho nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Samsung, NVIDIA, Foxconn, Qualcomm, Qorvo,... Đây là nền tảng để Việt Nam tiến xa hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành bán dẫn.
“Tuy nhiên, điểm cần lưu ý nhất của việc phát triển công nghệ sản xuất chip bán dẫn ở Việt Nam là chọn phân khúc thị trường. Lựa chọn đúng “sân chơi” để tối ưu năng lực hiện có, tránh đầu tư dàn trải.
Chuyên gia giải thích, thị trường chip bán dẫn hiện nay được chia thành hai định dạng chính: ‘chip phổ thông’ (hay còn gọi là chip cứng) và ‘chip chuyên dụng’ (chip mềm). Mỗi loại có đặc điểm kỹ thuật và chiến lược kinh doanh hoàn toàn khác nhau”.
Chip cứng (Chip phổ thông) là sản phẩm điện tử chưa được cài đặt các ứng dụng. Khách hàng có thể tra nạp, cài đặt các phần mềm phù hợp với mục đích sử dụng trong sản phẩm cuối cùng của họ.
Trong khi đó, Chip mềm (Chip chuyên dụng) đã được nhà sản xuất hoàn chỉnh cả phần cứng và phần mềm theo lối “may đo quần áo”. Khách hàng có thể sử dụng ngay các chip này vào các sản phẩm của họ mà không phải mất công tra nạp, cài đặt các phần mềm chuyên dụng. Ưu điểm lớn nhất của dòng chip này là giá trị gia tăng cực kỳ cao. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi năng lực rất lớn về công nghệ, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư phần mềm có khả năng lập trình chuyên sâu.
Việc định vị đúng phân khúc ngay từ đầu sẽ giúp Việt Nam không chỉ cạnh tranh hiệu quả mà còn tránh bị kéo vào cuộc đua tiêu hao vốn đầu tư với những quốc gia đã đi trước quá xa.
Điều này có ý nghĩa sống còn trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn xây dựng năng lực công nghệ cốt lõi và hệ sinh thái R&D phục vụ ngành bán dẫn. Nếu chọn lối đi thích hợp – như tập trung vào chip chuyên dụng cho các lĩnh vực đặc thù hoặc hỗ trợ thiết kế – Việt Nam hoàn toàn có thể chen chân vào chuỗi giá trị toàn cầu mà không cần “làm tất cả mọi thứ từ đầu”.
Cạnh tranh hay cộng hưởng?
Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn đúng phân khúc thị trường – như chip chuyên dụng với hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao – không chỉ là bước đi chiến lược riêng của Việt Nam mà còn phản ánh xu hướng điều chỉnh của nhiều quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á. Khi mỗi nước xác định rõ lợi thế và điểm mạnh nội tại để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thì liệu ASEAN nên đi riêng lẻ theo chiến lược quốc gia, hay đã đến lúc cần hợp tác để hình thành hệ sinh thái khu vực về bán dẫn, tránh rơi vào vòng xoáy cạnh tranh giành FDI bằng mọi giá?
Đại tá Tâm cho rằng, cạnh tranh – nếu diễn ra lành mạnh và dựa trên năng lực thực chất – sẽ giúp các quốc gia Đông Nam Á nâng cao vị thế công nghệ, tránh lệ thuộc và tụt hậu. Tuy nhiên, trong ngành công nghiệp cực kỳ chuyên sâu như bán dẫn, hợp tác khu vực để bổ trợ năng lực cho nhau mới là hướng đi bền vững và mang tính chiến lược lâu dài.
Trên một thị trường rộng lớn toàn cầu thì nhu cầu về các loại chip, đặc biệt là chip chuyên dụng có thị phần rất lớn, rất đa dạng và phong phú, ông Tâm phân tích. Hơn nữa, việc sản xuất các loại chip còn phụ thuộc vào năng lực sản xuất, nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực và nguồn vốn đầu tư mà không phải quốc gia nào cũng có được một hệ thống hoàn chỉ và tư lực toàn phần.
“Xu hướng hợp tác để bổ trợ cho nhau luôn là xu hướng của thế giới hiện đại nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Mỗi quốc gia dựa trên thế mạnh của mình có thể tùy chọn một “chỗ đứng” phù hợp trong “chuỗi cung ứng” chip bán dẫn. Điều này đem lại sự linh hoạt, chủ động trong chuỗi sản xuất-cung ứng và đồng thời còn là điều kiện để chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ lợi nhuận, chia sẻ rủi ro cũng như chia sẻ kiến thức trong hợp tác khoa học và công nghệ để sáng tạo ra những sản phẩm mới ưu việt hơ, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa tối ưu hóa lợi nhuận của các bên.
Chiến thuật “Mỗi nước một vai” trong chuỗi cung ứng khu vực – thay vì cạnh tranh kiểu “mỗi nước một nhà máy” – sẽ giúp ASEAN tăng tính chủ động, giảm rủi ro, đồng thời chia sẻ tri thức, lợi nhuận và sức cạnh tranh trong môi trường toàn cầu đầy biến động.