https://kevesko.vn/20250528/viet-nam-can-gan-4000-nhan-luc-cho-2-nha-may-dien-hat-nhan-36380159.html
Việt Nam cần gần 4.000 nhân lực cho 2 nhà máy điện hạt nhân
Việt Nam cần gần 4.000 nhân lực cho 2 nhà máy điện hạt nhân
Sputnik Việt Nam
Theo kế hoạch, đến năm 2030, sẽ đào tạo gần 4.000 nhân lực phục vụ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2. 28.05.2025, Sputnik Việt Nam
2025-05-28T15:37+0700
2025-05-28T15:37+0700
2025-05-28T15:37+0700
việt nam
ninh thuận
nhà máy điện hạt nhân ninh thuận-1
ninh thuận-1
nhà máy điện hạt nhân
lĩnh vực hạt nhân
an toàn
an ninh
quốc hội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/18/15324894_0:0:1201:676_1920x0_80_0_0_daa5677dea2657820f1fc20e3d49b6c4.jpg
Dự kiến, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 dự kiến sử dụng khoảng 1.920 nhân lực, trong khi nhà máy Ninh Thuận 2 cần khoảng 1.980 người.Việt Nam cần gần 4.000 nhân lực cho hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh ThuậnTheo Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân đến năm 2035” vừa được Phó thủ tướng Lê Thành Long ký phê duyệt thì đến năm 2030, Việt Nam sẽ cần gần 4.000 nhân lực để vận hành hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, trong đó 670 người sẽ được cử đi đào tạo ở nước ngoài.Theo đề án chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho hai nhà máy điện hạt nhân đặt tại tỉnh Ninh Thuận – dự kiến đi vào vận hành trong thập kỷ tới, nhà máy Ninh Thuận 1 sẽ cần khoảng 1.920 người và nhà máy Ninh Thuận 2 khoảng 1.980 người.Trong tổng số này, hơn 50% là kỹ sư và cử nhân; phần còn lại là lao động trình độ cao đẳng. Đặc biệt, 670 người sẽ được đào tạo trình độ đại học và sau đại học tại nước ngoài, nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và công nghệ hiện đại của nhà máy.Những cá nhân được ưu tiên cử đi đào tạo là sinh viên đã tốt nghiệp các ngành liên quan và cam kết làm việc sau khi hoàn thành khóa học.Ngoài ra, sinh viên năm nhất và năm hai tại các trường đại học trong nước cũng có thể được lựa chọn đào tạo ở nước ngoài nếu có cam kết tương tự.Cùng với đào tạo dài hạn, đề án cũng chú trọng đến bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn cho đội ngũ công chức, viên chức và chuyên gia tại các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, nghiên cứu có liên quan.Họ sẽ được thực tập kỹ năng quản lý, vận hành nhà máy điện hạt nhân. Ngoài ra, 120 giảng viên sẽ được đào tạo ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, nhằm củng cố lực lượng giảng dạy trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, điện hạt nhân.Trong giai đoạn 2031–2035, việc đào tạo và bồi dưỡng sẽ được tiếp tục trên cơ sở nhu cầu thực tế, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững ngành năng lượng hạt nhân quốc gia.Đề án cũng đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp triển khai như hoàn thiện cơ chế chính sách; đào tạo nguồn nhân lực; đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất; bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ; cập nhật, bổ sung, hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo; hợp tác quốc tế.Trước đó, Việt Nam đã chính thức tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với hai nhà máy được xây dựng tại xã Phước Hải và xã Vĩnh Hải.Theo kế hoạch, nhà máy đầu tiên sẽ phát điện vào năm 2030, chậm nhất là cuối năm 2031, nhằm bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và an ninh năng lượng.Tại phiên họp tháng 2/2025, Quốc hội đã thông qua nhiều cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ dự án.Theo đó, Thủ tướng Chính phủ được quyền chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án; Chính phủ được áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu theo mô hình “chìa khóa trao tay” trong khuôn khổ các điều ước quốc tế.Các công đoạn thẩm định công nghệ, đảm bảo an toàn và an ninh trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư cũng sẽ được triển khai theo hình thức chỉ định thầu, nhằm rút ngắn thời gian thực hiện và đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch.
https://kevesko.vn/20250402/rosatom-cua-nga-san-sang-tham-gia-xay-dung-nha-may-dien-hat-nhan-ninh-thuan-1-tai-viet-nam-35358019.html
ninh thuận
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/18/15324894_68:0:1093:769_1920x0_80_0_0_fc1f956da2b0fea495d352534f949db4.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, ninh thuận, nhà máy điện hạt nhân ninh thuận-1, ninh thuận-1, nhà máy điện hạt nhân, lĩnh vực hạt nhân, an toàn, an ninh, quốc hội
việt nam, ninh thuận, nhà máy điện hạt nhân ninh thuận-1, ninh thuận-1, nhà máy điện hạt nhân, lĩnh vực hạt nhân, an toàn, an ninh, quốc hội
Việt Nam cần gần 4.000 nhân lực cho 2 nhà máy điện hạt nhân
Theo kế hoạch, đến năm 2030, sẽ đào tạo gần 4.000 nhân lực phục vụ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2.
Dự kiến, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 dự kiến sử dụng khoảng 1.920 nhân lực, trong khi nhà máy Ninh Thuận 2 cần khoảng 1.980 người.
Việt Nam cần gần 4.000 nhân lực cho hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận
Theo Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân đến năm 2035” vừa được Phó thủ tướng Lê Thành Long ký phê duyệt thì đến năm 2030, Việt Nam sẽ cần gần 4.000 nhân lực để vận hành hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, trong đó 670 người sẽ được cử đi đào tạo ở nước ngoài.
Theo đề án chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho hai nhà máy điện hạt nhân đặt tại tỉnh
Ninh Thuận – dự kiến đi vào vận hành trong thập kỷ tới, nhà máy Ninh Thuận 1 sẽ cần khoảng 1.920 người và nhà máy Ninh Thuận 2 khoảng 1.980 người.
Trong tổng số này, hơn 50% là kỹ sư và cử nhân; phần còn lại là lao động trình độ cao đẳng. Đặc biệt, 670 người sẽ được đào tạo trình độ đại học và sau đại học tại nước ngoài, nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và công nghệ hiện đại của nhà máy.
Những cá nhân được ưu tiên cử đi đào tạo là sinh viên đã tốt nghiệp các ngành liên quan và cam kết làm việc sau khi hoàn thành khóa học.
Ngoài ra, sinh viên năm nhất và năm hai tại các trường đại học trong nước cũng có thể được lựa chọn đào tạo ở nước ngoài nếu có cam kết tương tự.
Cùng với đào tạo dài hạn, đề án cũng chú trọng đến bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn cho đội ngũ công chức, viên chức và chuyên gia tại các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, nghiên cứu có liên quan.
Họ sẽ được thực tập kỹ năng quản lý, vận hành nhà máy điện hạt nhân. Ngoài ra, 120 giảng viên sẽ được đào tạo ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, nhằm củng cố lực lượng giảng dạy trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, điện hạt nhân.
Trong giai đoạn 2031–2035, việc đào tạo và bồi dưỡng sẽ được tiếp tục trên cơ sở nhu cầu thực tế, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững ngành năng lượng hạt nhân quốc gia.
Đề án cũng đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp triển khai như hoàn thiện cơ chế chính sách; đào tạo nguồn nhân lực; đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất; bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ; cập nhật, bổ sung, hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo; hợp tác quốc tế.
Trước đó, Việt Nam đã chính thức tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với hai nhà máy được xây dựng tại xã Phước Hải và xã Vĩnh Hải.
Theo kế hoạch, nhà máy đầu tiên sẽ phát điện vào năm 2030, chậm nhất là cuối năm 2031, nhằm bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và an ninh năng lượng.
Tại phiên họp tháng 2/2025, Quốc hội đã thông qua nhiều cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ được quyền chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án; Chính phủ được áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu theo mô hình “chìa khóa trao tay” trong khuôn khổ các điều ước quốc tế.
Các công đoạn thẩm định công nghệ, đảm bảo an toàn và an ninh trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư cũng sẽ được triển khai theo hình thức chỉ định thầu, nhằm rút ngắn thời gian thực hiện và đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch.