https://kevesko.vn/20250528/viet-nam-dat-muc-tieu-dao-tao-8000-nhan-luc-ai-moi-nam-36376691.html
Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo 8.000 nhân lực chuyên sâu về AI mỗi năm
Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo 8.000 nhân lực chuyên sâu về AI mỗi năm
Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký phê duyệt đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao giai đoạn 2025 - 2035, định hướng tới năm 2045. 28.05.2025, Sputnik Việt Nam
2025-05-28T10:17+0700
2025-05-28T10:17+0700
2025-05-28T12:31+0700
việt nam
thông tin
ai
công nghệ
khoa học và công nghệ
người lao động
năng suất lao động
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/07/32800686_0:100:1900:1169_1920x0_80_0_0_37b95e35793e192948101d8211d60933.jpg
Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu mỗi năm đào tạo 8.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tối thiểu 20% đạt trình độ kỹ sư, thạc sĩ hoặc tiến sĩ.Đề án tập trung vào việc chuẩn bị lực lượng lao động STEM có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao, nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ ưu tiên như trí tuệ nhân tạo, công nghệ số và công nghệ sinh học. Trọng tâm là phát triển đội ngũ nhân lực có năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tham gia vào chuỗi phát triển công nghệ ở cấp độ cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.Từ nay đến năm 2030, Việt Nam sẽ mở rộng quy mô đào tạo trình độ cao trong các ngành khoa học cơ bản, công nghệ thông tin và truyền thông. Mục tiêu đề ra là 80.000 người tốt nghiệp mỗi năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, trong đó tối thiểu 10% có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Đồng thời, đảm bảo tỷ lệ học viên đạt chuẩn trình độ đào tạo từ bậc cao đẳng trở lên đạt 35% và tỷ lệ nữ giới tham gia tối thiểu là 20%.Đề án cũng hướng tới việc thu hút ít nhất 2.000 tiến sĩ người Việt làm việc tại nước ngoài tham gia giảng dạy tại các trường đại học trong nước, trong đó có thể là hình thức giảng dạy trọn học kỳ hoặc ký hợp đồng hợp tác chuyên môn. Số lượng tốt nghiệp từ các chương trình đào tạo tài năng mỗi năm dự kiến đạt 5.000 kỹ sư, thạc sĩ và 500 tiến sĩ, trong đó ít nhất 20% chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo.Trong giai đoạn 2030 - 2035 và tầm nhìn đến 2045, Việt Nam tiếp tục ưu tiên mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời đẩy mạnh các chính sách trọng dụng nhân tài và cải thiện đội ngũ giảng viên.Cùng với đó, Chính phủ sẽ tăng cường đầu tư vào giáo dục STEM, hỗ trợ tài chính cho người học trong các lĩnh vực công nghệ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và công nghệ tại các trường đại học, triển khai chương trình đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực đầu tư từ cả khu vực công và tư.Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là chìa khóa để Việt Nam đón đầu các xu hướng công nghệ, thu hút các tập đoàn toàn cầu và nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị công nghệ thế giới.
https://kevesko.vn/20250327/nguon-luc-chinh-cho-phat-trien-khoa-hoc-cong-nghe--doi-moi-sang-tao-chuyen-doi-so-35242159.html
https://kevesko.vn/20250419/hoa-ky-lo-ngai-thue-quan-se-lam-suy-yeu-no-luc-cua-nuoc-nay-ve-vi-the-thong-tri-ai-35658008.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/07/32800686_105:0:1796:1268_1920x0_80_0_0_1ed5137c15fa9f612e1110b79c899f3e.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, ai, công nghệ, khoa học và công nghệ, người lao động, năng suất lao động
việt nam, thông tin, ai, công nghệ, khoa học và công nghệ, người lao động, năng suất lao động
Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo 8.000 nhân lực chuyên sâu về AI mỗi năm
10:17 28.05.2025 (Đã cập nhật: 12:31 28.05.2025) Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký phê duyệt đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao giai đoạn 2025 - 2035, định hướng tới năm 2045.
Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu mỗi năm đào tạo 8.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tối thiểu 20% đạt trình độ kỹ sư, thạc sĩ hoặc tiến sĩ.
Đề án tập trung vào việc chuẩn bị lực lượng lao động STEM có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao, nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực
công nghệ ưu tiên như trí tuệ nhân tạo, công nghệ số và công nghệ sinh học. Trọng tâm là phát triển đội ngũ nhân lực có năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tham gia vào chuỗi phát triển công nghệ ở cấp độ cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Từ nay đến năm 2030, Việt Nam sẽ mở rộng quy mô đào tạo trình độ cao trong các ngành khoa học cơ bản, công nghệ thông tin và truyền thông. Mục tiêu đề ra là 80.000 người tốt nghiệp mỗi năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, trong đó tối thiểu 10% có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Đồng thời, đảm bảo tỷ lệ học viên đạt chuẩn trình độ đào tạo từ bậc cao đẳng trở lên đạt 35% và tỷ lệ nữ giới tham gia tối thiểu là 20%.
Đề án cũng hướng tới việc thu hút ít nhất
2.000 tiến sĩ người Việt làm việc tại nước ngoài tham gia giảng dạy tại các trường đại học trong nước, trong đó có thể là hình thức giảng dạy trọn học kỳ hoặc ký hợp đồng hợp tác chuyên môn. Số lượng tốt nghiệp từ các chương trình đào tạo tài năng mỗi năm dự kiến đạt 5.000 kỹ sư, thạc sĩ và 500 tiến sĩ, trong đó ít nhất 20% chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo.
Trong giai đoạn 2030 - 2035 và tầm nhìn đến 2045, Việt Nam tiếp tục ưu tiên mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời đẩy mạnh các chính sách trọng dụng nhân tài và cải thiện đội ngũ giảng viên.
Cùng với đó, Chính phủ sẽ tăng cường đầu tư vào
giáo dục STEM, hỗ trợ tài chính cho người học trong các lĩnh vực công nghệ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và công nghệ tại các trường đại học, triển khai chương trình đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực đầu tư từ cả khu vực công và tư.
Việc phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là chìa khóa để Việt Nam đón đầu các xu hướng công nghệ, thu hút các tập đoàn toàn cầu và nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị công nghệ thế giới.