Đại biểu Quốc hội có 3-4 chức danh, nhưng không rõ ai bổ nhiệm và từ khi nào

© Bùi Doãn Tấn TTXVNQuốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.06.2025
Đăng ký
Ngày 6/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét và thông qua Nghị quyết về công tác quản lý cán bộ đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Tại phiên họp, nhiều ý kiến nhấn mạnh việc cần quy định rõ ràng thẩm quyền quản lý, bố trí, luân chuyển và kỷ luật đối với nhóm đại biểu này, tránh tình trạng kiêm nhiệm vượt quá chức năng.
Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho biết, dự thảo nghị quyết nêu rõ trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện quản lý cán bộ đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, bao gồm tổ chức nhân sự, đào tạo, thi đua, khen thưởng và xử lý kỷ luật. Đa số ý kiến đồng thuận ban hành nghị quyết ngay để kịp thời hướng dẫn địa phương trong công tác chuẩn bị nhân sự và cơ cấu đại biểu chuyên trách cho nhiệm kỳ tới.
Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.06.2025
Đừng “quyền anh, quyền tôi”
Một số ý kiến đề nghị chờ Bộ Chính trị sửa đổi Quy định số 80 để đảm bảo tính thống nhất với quy định của Đảng. Tuy nhiên, Ủy ban Công tác đại biểu cho rằng việc ban hành nghị quyết là cần thiết để thực hiện đúng Luật Tổ chức Quốc hội.
Theo dự thảo, Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy sẽ là cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ đối với các đại biểu chuyên trách hoạt động tại địa phương. Trước khi điều động, bố trí công tác khác hoặc xử lý kỷ luật, cơ quan này phải có văn bản báo cáo và xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đáng chú ý, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh việc cần xác định rõ vai trò đại biểu Quốc hội chuyên trách. Ông nêu thực tế có đại biểu chuyên trách nhưng đồng thời tham gia nhiều tổ chức khác như giảng dạy, kiêm nhiệm trong các hội đồng, ban chấp hành, thậm chí là thành viên hội đồng quản trị.
UBTV Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân và một số dự thảo luật - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.06.2025
Đề xuất bỏ một số chức danh quân sự cấp tỉnh, cấp huyện trong luật sửa đổi

“Tôi xem card visit, có đại biểu 3-4 chức danh, nhưng không rõ ai bổ nhiệm và từ khi nào”, ông Định nói, đồng thời nhấn mạnh phải tuyệt đối cấm việc đại biểu chuyên trách lại trở thành thành viên hoặc chủ tịch các tổ chức bên ngoài. Nếu làm đại biểu chuyên trách thì phải tập trung đúng vai trò, còn nếu muốn làm việc khác thì nên chuyển vị trí.

Dự thảo nghị quyết vì vậy sử dụng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với cán bộ ở địa phương theo phân cấp” thay cho “ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy” nhằm mở rộng phạm vi áp dụng. Đồng thời, vẫn giữ yêu cầu phải xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi có quyết định điều động hay bố trí công tác khác đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала