https://kevesko.vn/20250607/ong-trinh-van-quyet-da-khac-phuc-toan-bo-thiet-hai-vu-an-36544018.html
Ông Trịnh Văn Quyết đã khắc phục toàn bộ thiệt hại vụ án
Ông Trịnh Văn Quyết đã khắc phục toàn bộ thiệt hại vụ án
Sputnik Việt Nam
Trước phiên tòa phúc thẩm, gia đình ông Trịnh Văn Quyết đã nộp hơn 2.472 tỷ đồng, khắc phục toàn bộ thiệt hại trong vụ án thao túng thị trường chứng khoán và... 07.06.2025, Sputnik Việt Nam
2025-06-07T14:20+0700
2025-06-07T14:20+0700
2025-06-07T14:20+0700
trịnh văn quyết
hà nội
pháp luật
flc
thông tin
việt nam
tòa án
lừa đảo
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/06/07/36544198_26:0:705:382_1920x0_80_0_0_0a05d3551a56f9b67f66547108aca87a.png
TAND cấp cao tại Hà Nội dự kiến mở phiên xử phúc thẩm vụ án ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm từ ngày 17/6. Tại phiên sơ thẩm trước đó, ông Quyết bị tuyên phạt 21 năm tù về hai tội danh: lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán.Ông Trịnh Văn Quyết khắc phục hoàn toàn hậu quảBáo Tuổi trẻ dẫn thông tin từ phía luật sư vào ngày 7/6 cho biết, trước thời điểm diễn ra phiên tòa phúc thẩm, gia đình ông Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC – đã thực hiện đầy đủ cam kết trong việc khắc phục toàn bộ hậu quả liên quan đến vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Bà Lê Thị Ngọc Diệp – vợ ông Trịnh Văn Quyết – cùng các thành viên trong gia đình đã nộp thêm 1.400 tỷ đồng nhằm khắc phục hậu quả vụ án liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết. Căn cứ biên lai thu tiền, khoản tiền này được gia đình ông Quyết nộp tại Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội vào ngày 5/6.Như vậy, tính cả khoản 1.072 tỷ đồng mà người thân đã nộp trước đó để khắc phục hậu quả cho ba anh em ông Trịnh Văn Quyết, đến thời điểm hiện tại, tổng số tiền gia đình cựu Chủ tịch FLC đã nộp lên tới hơn 2.472 tỷ đồng.Theo phán quyết của phiên tòa sơ thẩm, hội đồng xét xử đã tuyên buộc ông Trịnh Văn Quyết cùng hai em gái phải bồi thường và nộp vào ngân sách Nhà nước tổng số tiền 2.470 tỷ đồng.Trong đơn gửi hội đồng xét xử phúc thẩm, bà Lê Thị Ngọc Diệp cho biết việc gia đình ông Trịnh Văn Quyết tự nguyện nộp đủ số tiền khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án là biểu hiện rõ ràng của tinh thần trách nhiệm, thái độ cầu thị và thiện chí sửa sai. Gia đình xem hành động này như một lời xin lỗi chân thành gửi tới các cổ đông, nhà đầu tư cũng như toàn xã hội.Luật sư cũng cho biết thêm, không chỉ ông Trịnh Văn Quyết và hai người em gái đã hoàn tất việc nộp toàn bộ số tiền khắc phục hậu quả, mà Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS – pháp nhân có liên quan trong vụ án – cũng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo phán quyết của bản án sơ thẩm.Căn cứ theo biên lai thu tiền, vào ngày 6/6, đại diện Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS đã nộp hơn 42 tỷ đồng tại Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội.Chuẩn bị mở toà phúc thẩmTrước đó, TAND cấp cao tại Hà Nội đã ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Trịnh Văn Quyết liên quan đến tội danh "thao túng chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt tài sản".Theo kế hoạch, phiên tòa phúc thẩm sẽ được mở vào ngày 17/6 và dự kiến kéo dài trong 5 ngày làm việc.Trước đó, phiên phúc thẩm từng được mở hai lần song do ông Trịnh Văn Quyết sức khỏe không ổn định, phải điều trị nhiều bệnh, nguy cơ tử vong nên tòa phải cho tạm hoãn xét xử.Tính đến thời điểm hiện tại, gần 50 luật sư đã đăng ký tham gia phiên tòa phúc thẩm, đảm nhận vai trò bào chữa cho các bị cáo cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bị hại cùng những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.Theo nội dung quyết định, phiên tòa phúc thẩm sẽ xét xử đối với 25 bị cáo có đơn kháng cáo, đồng thời triệu tập đầy đủ 50 bị cáo đến tham dự. Bên cạnh đó, có 134 bị hại và 396 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng đã kháng cáo, đề nghị tòa cấp phúc thẩm xem xét lại mức bồi thường thiệt hại cũng như một số nội dung khác trong bản án sơ thẩm.Trong số các bị cáo kháng cáo, ông Trịnh Văn Quyết đã gửi đơn đề nghị tòa phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt tù cũng như giảm trách nhiệm bồi thường dân sự. Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, ông bị tuyên phạt 21 năm tù về hai tội danh: lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán.Hai em gái của ông Trịnh Văn Quyết – bà Trịnh Thị Minh Huế (công tác tại Ban Kế toán Tập đoàn FLC) và bà Trịnh Thị Thúy Nga (Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS) – đã nộp đơn kháng cáo đề nghị được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, 22 bị cáo khác cũng có đơn xin giảm hình phạt, xin hưởng án treo hoặc đề nghị tòa phúc thẩm dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa tài sản.Tại bản án sơ thẩm, bà Trịnh Thị Minh Huế bị tuyên phạt 14 năm tù, trong khi bà Trịnh Thị Thúy Nga nhận mức án 8 năm tù.Tại phiên phúc thẩm trước đó, ông Trịnh Văn Quyết đã có đơn gửi hội đồng xét xử, bày tỏ nguyện vọng sẽ huy động nguồn tài chính từ người thân, bạn bè và xin phép được bán các tài sản đang bị kê biên, nhằm có đủ khả năng khắc phục toàn bộ hậu quả của vụ án với số tiền lên tới 2.400 tỷ đồng.Bà Lê Thị Ngọc Diệp – vợ ông Trịnh Văn Quyết – cũng có đơn gửi tòa án, đề nghị căn cứ vào Nghị quyết 164 ngày 28/11/2024 của Quốc hội, liên quan đến thí điểm xử lý vật chứng và tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án hình sự. Trong đơn, bà đề xuất tòa cho phép thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng toàn bộ tài sản đang bị kê biên để phục vụ công tác khắc phục hậu quả vụ án.
https://kevesko.vn/20250413/ong-trinh-van-quyet-nop-them-100-ty-35553411.html
https://kevesko.vn/20250325/ong-trinh-van-quyet-va-hai-em-gai-hau-toa-da-nop-gan-1000-ti-khac-phuc-hau-qua-35195999.html
hà nội
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/06/07/36544198_111:0:620:382_1920x0_80_0_0_76a9bec24b8e1f72701054ae75c5e7c1.pngSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
trịnh văn quyết, hà nội, pháp luật, flc, thông tin, việt nam, tòa án, lừa đảo
trịnh văn quyết, hà nội, pháp luật, flc, thông tin, việt nam, tòa án, lừa đảo
Ông Trịnh Văn Quyết đã khắc phục toàn bộ thiệt hại vụ án
Trước phiên tòa phúc thẩm, gia đình ông Trịnh Văn Quyết đã nộp hơn 2.472 tỷ đồng, khắc phục toàn bộ thiệt hại trong vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản có liên quan.
TAND cấp cao tại Hà Nội dự kiến mở phiên xử phúc thẩm vụ án ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm từ ngày 17/6. Tại phiên sơ thẩm trước đó, ông Quyết bị tuyên phạt 21 năm tù về hai tội danh: lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán.
Ông Trịnh Văn Quyết khắc phục hoàn toàn hậu quả
Báo Tuổi trẻ dẫn thông tin từ phía luật sư vào ngày 7/6 cho biết, trước thời điểm diễn ra phiên tòa phúc thẩm, gia đình
ông Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC – đã thực hiện đầy đủ cam kết trong việc khắc phục toàn bộ hậu quả liên quan đến vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bà Lê Thị Ngọc Diệp – vợ ông Trịnh Văn Quyết – cùng các thành viên trong gia đình đã nộp thêm 1.400 tỷ đồng nhằm khắc phục hậu quả vụ án liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết. Căn cứ biên lai thu tiền, khoản tiền này được gia đình ông Quyết nộp tại Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội vào ngày 5/6.
Như vậy, tính cả khoản 1.072 tỷ đồng mà người thân đã nộp trước đó để khắc phục hậu quả cho ba anh em ông Trịnh Văn Quyết, đến thời điểm hiện tại, tổng số tiền gia đình cựu Chủ tịch FLC đã nộp lên tới hơn 2.472 tỷ đồng.
Theo phán quyết của phiên tòa sơ thẩm, hội đồng xét xử đã tuyên buộc ông Trịnh Văn Quyết cùng hai em gái phải bồi thường và nộp vào ngân sách Nhà nước tổng số tiền 2.470 tỷ đồng.
Trong đơn gửi hội đồng xét xử phúc thẩm, bà Lê Thị Ngọc Diệp cho biết việc gia đình ông Trịnh Văn Quyết tự nguyện nộp đủ số tiền khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án là biểu hiện rõ ràng của tinh thần
trách nhiệm, thái độ cầu thị và thiện chí sửa sai. Gia đình xem hành động này như một lời xin lỗi chân thành gửi tới các cổ đông, nhà đầu tư cũng như toàn xã hội.
Luật sư cũng cho biết thêm, không chỉ ông Trịnh Văn Quyết và hai người em gái đã hoàn tất việc nộp toàn bộ số tiền khắc phục hậu quả, mà Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS – pháp nhân có liên quan trong vụ án – cũng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo phán quyết của bản án sơ thẩm.
Căn cứ theo biên lai thu tiền, vào ngày 6/6, đại diện Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS đã nộp hơn 42 tỷ đồng tại Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội.
Chuẩn bị mở toà phúc thẩm
Trước đó, TAND cấp cao tại Hà Nội đã ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Trịnh Văn Quyết liên quan đến tội danh "thao túng chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo kế hoạch, phiên tòa phúc thẩm sẽ được mở vào ngày 17/6 và dự kiến kéo dài trong 5 ngày làm việc.
Trước đó, phiên phúc thẩm từng được mở hai lần song do ông Trịnh Văn Quyết sức khỏe không ổn định, phải điều trị nhiều bệnh, nguy cơ tử vong nên tòa phải cho tạm hoãn xét xử.
Tính đến thời điểm hiện tại, gần 50 luật sư đã đăng ký tham gia phiên tòa phúc thẩm, đảm nhận vai trò bào chữa cho các bị cáo cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bị hại cùng những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Theo nội dung
quyết định, phiên tòa phúc thẩm sẽ xét xử đối với 25 bị cáo có đơn kháng cáo, đồng thời triệu tập đầy đủ 50 bị cáo đến tham dự. Bên cạnh đó, có 134 bị hại và 396 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng đã kháng cáo, đề nghị tòa cấp phúc thẩm xem xét lại mức bồi thường thiệt hại cũng như một số nội dung khác trong bản án sơ thẩm.
Trong số các bị cáo kháng cáo, ông Trịnh Văn Quyết đã gửi đơn đề nghị tòa phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt tù cũng như giảm trách nhiệm bồi thường dân sự. Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, ông bị tuyên phạt 21 năm tù về hai tội danh: lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán.
Hai em gái của ông Trịnh Văn Quyết – bà Trịnh Thị Minh Huế (công tác tại Ban Kế toán Tập đoàn FLC) và bà Trịnh Thị Thúy Nga (Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS) – đã nộp đơn kháng cáo đề nghị được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, 22 bị cáo khác cũng có đơn xin giảm hình phạt, xin hưởng án treo hoặc đề nghị tòa phúc thẩm dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa tài sản.
Tại bản án sơ thẩm, bà Trịnh Thị Minh Huế bị tuyên phạt 14 năm tù, trong khi bà Trịnh Thị Thúy Nga nhận mức án 8 năm tù.
Tại phiên phúc thẩm trước đó, ông Trịnh Văn Quyết đã có đơn gửi hội đồng xét xử, bày tỏ nguyện vọng sẽ huy động nguồn tài chính từ người thân, bạn bè và xin phép được bán các tài sản đang bị kê biên, nhằm có đủ khả năng khắc phục toàn bộ hậu quả của vụ án với số tiền lên tới 2.400 tỷ đồng.
Bà Lê Thị Ngọc Diệp – vợ ông Trịnh Văn Quyết – cũng có đơn gửi tòa án, đề nghị căn cứ vào Nghị quyết 164 ngày 28/11/2024 của Quốc hội, liên quan đến thí điểm xử lý vật chứng và tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án hình sự. Trong đơn, bà đề xuất tòa cho phép thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng toàn bộ tài sản đang bị kê biên để phục vụ công tác khắc phục hậu quả vụ án.