https://kevesko.vn/20250611/the-gioi-doi-mat-voi-cuoc-khung-hoang-sinh-san-chua-tung-co-tien-le-36586866.html
Thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng sinh sản chưa từng có tiền lệ
Thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng sinh sản chưa từng có tiền lệ
Sputnik Việt Nam
Tỷ lệ sinh toàn cầu đã giảm xuống mức chưa từng có, hàng triệu người trên thế giới không thể có con do các vấn đề kinh tế và xã hội. Đây là nội dung được nêu... 11.06.2025, Sputnik Việt Nam
2025-06-11T04:23+0700
2025-06-11T04:23+0700
2025-06-11T04:23+0700
liên hợp quốc
châu á
thế giới
sinh con
xã hội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/0c/21722735_0:0:2001:1125_1920x0_80_0_0_7814ddbf9fb488da7160302198b37aa9.jpg
Các chuyên gia của tổ chức này đã thực hiện một nghiên cứu về kế hoạch sinh con của 14.000 người tại 14 quốc gia, chiếm một phần ba dân số thế giới, bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Indonesia, Mexico, Đức và một số nước khác. Nghiên cứu bao gồm người có thu nhập thấp, trung bình và cao. Cuộc khảo sát có sự tham gia của cả thanh niên và những người ngoài độ tuổi sinh sản. Một phần năm số người được hỏi cho biết họ không thể có số con như mong muốn. Các nguyên nhân chính được đưa ra là khó khăn tài chính và chi phí sinh hoạt cao, khiến họ từ bỏ việc sinh con hoặc sinh nhiều con. Những lý do khác bao gồm khó khăn trong việc cân bằng giữa chăm sóc con cái và công việc đối với phụ nữ, chính sách nhân khẩu học kém hiệu quả, vấn đề sức khỏe và bất ổn chính trị.Trong báo cáo gần nhất của Liên Hợp Quốc về triển vọng tăng trưởng dân số thế giới, dự kiến trong 90 năm tới, dân số toàn cầu sẽ tăng thêm 3,1 tỷ người, sau đó bắt đầu giảm dần. Tài liệu cũng chỉ ra rằng tăng trưởng dân số chủ yếu đến từ các nước châu Phi, châu Á, châu Đại Dương và Mỹ Latinh. Trong khi đó, xu hướng ngược lại đang diễn ra ở châu Âu và Nhật Bản, nơi dân số dự kiến sẽ giảm vào năm 2050.
https://kevesko.vn/20250603/viet-nam-bo-quy-dinh-chi-duoc-sinh-toi-da-2-con-36481751.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/0c/21722735_0:0:1511:1133_1920x0_80_0_0_c003bf700363d7995c79b38f1d6eb704.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
liên hợp quốc, châu á, thế giới, sinh con, xã hội
liên hợp quốc, châu á, thế giới, sinh con, xã hội
Thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng sinh sản chưa từng có tiền lệ
Tỷ lệ sinh toàn cầu đã giảm xuống mức chưa từng có, hàng triệu người trên thế giới không thể có con do các vấn đề kinh tế và xã hội. Đây là nội dung được nêu trong báo cáo của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA).
Các chuyên gia của tổ chức này đã thực hiện một nghiên cứu về kế hoạch sinh con của 14.000 người tại 14 quốc gia, chiếm một phần ba dân số thế giới, bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Indonesia, Mexico, Đức và một số nước khác. Nghiên cứu bao gồm người có thu nhập thấp, trung bình và cao. Cuộc khảo sát có sự tham gia của cả thanh niên và những người ngoài độ tuổi sinh sản. Một phần năm số người được hỏi cho biết họ không thể có số con như mong muốn. Các nguyên nhân chính được đưa ra là khó khăn tài chính và chi phí sinh hoạt cao, khiến họ từ bỏ việc sinh con hoặc sinh nhiều con. Những lý do khác bao gồm khó khăn trong việc cân bằng giữa chăm sóc con cái và công việc đối với phụ nữ, chính sách nhân khẩu học kém hiệu quả, vấn đề sức khỏe và bất ổn chính trị.
"Thế giới đã bước vào giai đoạn suy giảm sinh sản quy mô lớn <…>. Tỷ lệ sinh giảm mạnh chủ yếu do nhiều người cảm thấy không thể xây dựng gia đình như họ mong muốn, và đây thực sự là một cuộc khủng hoảng", bà Natalia Kanem, Giám đốc điều hành UNFPA, nhận định khi bình luận về kết quả nghiên cứu. Phát biểu của bà được đài truyền hình BBC của Anh dẫn lại.
Trong báo cáo gần nhất của
Liên Hợp Quốc về triển vọng tăng trưởng dân số thế giới, dự kiến trong 90 năm tới, dân số toàn cầu sẽ tăng thêm 3,1 tỷ người, sau đó bắt đầu giảm dần. Tài liệu cũng chỉ ra rằng tăng trưởng dân số chủ yếu đến từ các nước châu Phi, châu Á, châu Đại Dương và Mỹ Latinh. Trong khi đó, xu hướng ngược lại đang diễn ra ở châu Âu và Nhật Bản, nơi dân số dự kiến sẽ giảm vào năm 2050.