Bất ngờ kỹ thuật hàng không quân sự đáng nể của Việt Nam

Năm 2017 là khoảng thời gian mà nhiều dự án nghiên cứu, chế tạo khí tài vượt qua giai đoạn thử nghiệm để tiến tới triển khai trên quy mô lớn.
Sputnik

Đầu tiên phải nhắc tới chính là dự án "Đầu tư chế tạo 3 bộ radar RV-02 trang bị cho các Trạm radar dẫn đường Không quân" do Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) 189 — Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (nhà thầu chính) phối hợp với Học viện Kỹ thuật quân sự thực hiện.

Tiết lộ loại radar chuyên bắt máy bay tàng hình "Made in Vietnam"

Trong đó, Công ty 189 phụ trách việc chế tạo hệ thống truyền động thủy lực; hệ thống khung, bệ, cột anten; dàn anten còn bộ truyền động mâm quay do Học viện Kỹ thuật quân sự đảm nhiệm.

Như vậy sau khi nhận công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật từ Belarus để chế tạo phiên bản nội địa RV-01, Việt Nam đã tiến tới sản xuất phiên bản nâng cấp RV-02 và sau thời gian đánh giá tính năng chúng đã được sản xuất hàng loạt.

Mới đây, báo Phòng không — Không quân đã cho biết radar RV-02 chuyên bắt máy bay tàng hình do Việt Nam chế tạo đã được biên chế về Trạm radar 61, Trung đoàn 291 — Đoàn radar Ba Bể để canh giữ vùng trời Đông Bắc.

Radar RV-02 do Việt Nam chế tạo biên chế ở Trạm radar 61.

Sau Hệ thống VQ9801, Quân chủng Phòng không — Không quân mới đây đã ứng dụng Hệ thống VQ1-M trong quản lý vùng trời. Từ phương thức truyền thống sang VQ9801, rồi VQ1-M, chúng ta đã tạo được bước đột phá, khả năng quản lý vùng trời được nâng lên đáng kể.

Cán bộ, chiến sĩ Trạm Radar 67, Trung đoàn 292 (Sư đoàn 377) khai thác, vận hành Hệ thống VQ-1M

Bộ 3 lá chắn tên lửa bờ Việt Nam khai hỏa (Video)
Khi có hệ thống này, ta có thể tích hợp tất cả các kết quả trinh sát của các phương tiện trinh sát radar, các khí tài trinh sát quang học, trinh sát hồng ngoại được triển khai từ các môi trường như trên mặt đất, trên biển, trên không đều có thể tích hợp vào hệ thống.

Các hệ thống sẽ tự động và bán tự động xử lý các thông tin này và sẽ tạo ra được bức tranh tình hình trên không với thời gian gần như là thời gian thực.

Bức tranh về tình hình trên không sẽ được phân phối đến tất cả các đầu mối có nhu cầu sử dụng là hệ thống sở chỉ huy phòng không các cấp trong toàn quân phục vụ cho nhiệm vụ SSCĐ, quản lý vùng trời, bảo đảm an toàn, an ninh hàng không và phục vụ cho phòng không nhân dân.

Việc chính thức nghiệm thu, đưa vào trang bị hệ thống quản lý vùng trời VQ1-M do Viettel chế tạo để thực hiện nhiệm vụ trực ban sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời, quản lý điều hành bay còn có tác dụng giữ bí mật công nghệ, không để bị đối phương "bắt bài" như vũ khí mua sắm từ nước ngoài.

Tên lửa Dvina: Dấu ấn Việt Nam trong chiến thắng độc nhất vô nhị trên thế giới
Thành tựu nữa trong năm 2017 của ngành kỹ thuật Phòng không — Không quân chính là làm chủ hoàn toàn và đẩy nhanh tiến độ của mọi công đoạn sửa chữa lớn, tăng hạn sử dụng đối với tiêm kích Su-27.

Nếu như chiếc Su-27UBK số hiệu 8526 từ khi vào dây chuyền bảo dưỡng tới khi quay trở lại biên chế chiến đấu mất tới 1 năm rưỡi thì dựa trên những kinh nghiệm đã thu được, Nhà máy A32 — Cục Kỹ thuật — Quân chủng Phòng không — Không quân chỉ yêu cầu chưa đầy 1 năm là hoàn thành công việc tương tự đối với một cặp Su-27SK tiếp theo.

Chiếc Su-27UBK 8526

Rút ngắn hơn một nửa thời gian đại tu, sửa chữa lớn máy bay tiêm kích Su-27SK tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhanh chóng đại tu, sửa chữa lớn toàn bộ số chiến đấu cơ Su-27 hiện có trong trang bị của Không quân Việt Nam.

Ngoài ra đây còn là tiền đề để ngành kỹ thuật Không quân Việt Nam tiến tới thực hiện nội dung tương tự trên tiêm kích Su-30MK2 hay thậm chí là trở thành trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa chiến đấu cơ thuộc họ Flanker cho các quốc gia Đông Nam Á và Nam Á như những gì Binh đoàn 18 đang thực hiện trên dòng trực thăng Mi.

Nguồn: Báo Đất Việt

Thảo luận