“Nếu Mỹ phá vỡ thỏa thuận hạt nhân họ sẽ trở thành quốc gia hạ đẳng”

Bên lề Hội nghị Trung Đông của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế "Valdai", Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Sputnik nói về tình hình hiện nay xung quanh thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran mà các cuộc tranh luận về nội dung này vẫn tiếp tục ở Hoa Kỳ.
Sputnik

Sputnik: Thưa ông Zarif, gần đây ông đã tham gia Hội nghị An ninh Munich, tại đó ông đã tuyên bố rằng, Iran sẽ đáp trả việc vi phạm thỏa thuận hạt nhân. Ông có thể nói gì về tình hình hiện nay xung quanh thỏa thuận hạt nhân? Liệu các nước châu Âu — thành viên bộ 6 trung gian quốc tế — đánh bạo ủng hộ ý định của Hoa Kỳ phá vỡ thỏa thuận hạt nhân?

Thằn lằn và tắc kè hoa. Loài nào đang theo dõi các cơ sở hạt nhân của Iran?

Zarif: Trong tình hình hiện nay toàn bộ cộng đồng quốc tế, kể cả người Mỹ, trừ chính phủ Trump, Israel và 2-3 quốc gia Trung Đông, đều thừa nhận rằng, thỏa thuận hạt nhân là một hiệp định quốc tế chứ không phải một thỏa thuận song phương giữa Iran và Hoa Kỳ. Không thể đưa những sửa đổi vào hiệp định quốc tế theo ý muốn của một bên ký kết. Nếu một thực tế như vậy [đơn phương chấm dứt thỏa thuận — Sputnik] sẽ trở thành tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi trên phạm vi toàn cầu, thì sẽ rất khó tiến hành các cuộc đàm phán. Các quốc gia đã ký kết thỏa thuận với Mỹ, trong trường hợp có những thay đổi trong chính phủ Hoa Kỳ, sẽ coi cần thiết phải lại thảo luận và lại đưa ra những thay đổi vào hiệp định.

Do đó, những cuộc tranh luận trong cộng đồng quốc tế xung quanh thỏa thuận hạt nhân trên thực tế có ý nghĩa lớn hơn so với văn bản thỏa thuận, bởi vì ở đây nói về trật tự quốc tế. Một thỏa thuận quốc tế không bao giờ có thể đạt được nếu một quốc gia, thậm chí là một siêu cường, có thể bỏ qua cam kết của mình và phá vỡ thỏa thuận.

Hiện nay, cộng đồng quốc tế có ý muốn chung giải quyết một số vấn đề, các quốc gia có những lợi ích chung, vì thế họ không ủng hộ cách tiếp cận của Mỹ và chống lại thái độ của Hoa Kỳ đối với thỏa thuận hạt nhân. Rõ ràng là nếu Hoa Kỳ quyết định đơn phương rút khỏi thỏa thuận hoặc phá vỡ nó, họ sẽ cô lập hóa nước mình trên trường quốc tế và trở thành một quốc gia hạ đẳng.

Iran hứa phản ứng tương xứng với lệnh trừng phạt mới của Hoa Kỳ

(Chúng tôi coi đây là một nguyên tắc cơ bản. Nhưng vẫn còn phải xem các nước châu Âu sẽ phản ứng như thế nào[với lập trường của Mỹ về thỏa thuận này — Sputnik]. Tại cuộc đàm phán, các đại diện châu Âu nhấn mạnh rằng, họ sẽ thực hiện tất cả các bước đi cần thiết [để duy trì thỏa thuận này — Sputnik]. Ngay cả trong các tuyên bố công khai họ nói rõ rằng, trước hết họ không chấp nhận việc xem xét lại thỏa thuận hạt nhân,  thứ hai, họ muốn bảo vệ lợi ích riêng và duy trì các hợp đồng đã được ký kết trên cơ sở thỏa thuận này. Chúng ta sẽ thấy châu Âu thực hiện những bước đi nào [để duy trì thỏa thuận — Sputnik], liệu họ có khả năng thể hiện ý chí chính trị hay không.

Sputnik: Iran đã tuyên bố có sẵn kịch bản trong trường hợp Mỹ đơn phương phá vỡ thỏa thuận hạt nhân. Teheran có thể áp dụng những biện pháp đối phó nào?

Zarif: Tất nhiên, chúng tôi không muốn dọa dẫm bất cứ ai. Tuy nhiên, chúng tôi muốn để mọi người suy nghĩ nghiêm túc và hết sức thận trọng để đưa ra những quyết định sáng suốt. Đáng tiếc, Hoa Kỳ không thực hiện các cam kết của mình theo thỏa thuận hạt nhân. Nhưng, trong trường hợp Hoa Kỳ chính thức phá vỡ thỏa thuận mốt cách đơn phương, tức là nếu Hoa Kỳ vi phạm luật pháp, Iran sẵn sàng thực hiện một số biện pháp không làm vừa lòng người Mỹ. Iran sẽ lựa chọn kịch bản nào? Điều đó phụ thuộc vào mức độ sáng suốt của chính quyền Mỹ. Tôi chỉ nói một điều: những ai có trí khôn không nên lo ngại trước những hành động này [từ phía Iran — Sputnik].

Sputnik: Cách đây không lâu, Bộ chỉ huy Tình báo và An ninh Lục quân Mỹ thông báo về việc họ bắt đầu phát triển phần mềm có thể phân tích tâm trạng con người trong các thông điệp trên các mạng xã hội của Nga, Iran và Bắc Triều Tiên, cũng như đưa ra trả lời theo tâm trạng của những thông điệp ban đầu. Giả định rằng, quân đội Hoa Kỳ có kế hoạch sử dụng các "bot" trên mạng xã hội để giám sát các thông điệp và ảnh hưởng đến những người dùng. Là người dùng Twitter và Instagram, ông nghĩ gì về điều này? Liệu Hoa Kỳ có khả năng ảnh hưởng đến những người dùng ở Iran?

Học thuyết hạt nhân mới của Mỹ: Giành lại vị thế thống soái hay là hủy diệt tất cả

M. D. Zarif: Mỹ luôn cố gắng sử dụng tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện chính sách phá hoại. Trường hợp này cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, trong tình huống này, nên chú ý đến việc sử dụng không gian mạng một cách hiệu quả. Không gian mạng và các mạng xã hội đã tạo ra cơ hội phá vỡ thế độc quyền trong lĩnh vực truyền thông. Trên thực tế, các phương tiện truyền thông, chủ yếu do phương Tây và người Do Thái kiểm soát, đang mất dần thế độc quyền bởi vì trong không gian mạng đang phát triển các mạng xã hội.

Đương nhiên, Hoa Kỳ sử dụng những phương pháp khác nhau để gây ảnh hưởng, cố gắng lấy lại thế độc quyền đã bị mất trong lĩnh vực truyền thông. Vì vậy, điều cực kỳ quan trọng là những người dùng và chính phủ các nước chúng ta nên sử dụng cơ hội này một cách công khai.

Trên thực tế, đây không phải là một cơ hội xấu, bởi vì các mạng xã hội đã phá vỡ thế độc quyền của các phương tiện truyền thông phương Tây và những người theo chủ nghĩa phục hồi Do thái (Zionist). Cần phải sử dụng cơ hội có triển vọng trong tương lai một cách hiệu quả.

Sputnik: Vâng, và câu hỏi cuối cùng… Ông có theo dõi các phương tiện truyền thông Nga, đặc biệt là Sputnik hay không?

Zarif: Vâng, tùy theo khả năng, bởi vì tôi không biết nói tiếng Nga. Tôi nhận thông tin về một số phương tiện truyền thông Nga từ các đồng nghiệp biết tiếng Nga. Nhưng, kể từ khi Sputnik có trang mạng tiếng  Ba Tư, tôi đọc trang đó thường xuyên.

Thảo luận