Năm nay, chuyến đi tư nhân của ông tới Trung Quốc thu hút sự chú ý đặc biệt bởi vì Campuchia chịu áp lực lớn từ phía phương Tây trước thềm cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7 năm 2018.
Đối với Campuchia điều vô cùng quan trọng là bảo đảm để cộng đồng quốc tế công nhận kết quả cuộc tổng tuyển cử. Bắc Kinh cố gắng giúp đỡ Phnôm Pênh tổ chức cuộc bỏ phiếu. Để đảm bảo tính minh bạch của các cuộc bầu cử, tính chính xác kiểm phiếu và trách nhiệm giải trình của các ủy ban bầu cử, Trung Quốc sẽ cung cấp tới 30 loại thiết bị cần thiết, kể cả hòm phiếu và cabin ghi phiếu, máy tính và các thiết bị khác.
Khác với Trung Quốc, phương Tây đang làm tất cả có thể để gây ra sự phức tạp cho cuộc tổng tuyển cử Campuchia. Hoa Kỳ và EU làm gián đoạn việc cung cấp viện trợ đã được hứa với Campuchia, bao gồm các phương tiện kỹ thuật để tổ chức cuộc bỏ phiếu. Lý do của việc này là phán quyết của Toà án Tối cao Campuchia giải thể đảng đối lập Cứu nguy dân tộc (CNRP) theo đơn kiện của các luật sư chính phủ. Tuy nhiên, Nhật Bản đã thực hiện lời hứa của mình gửi đến Campuchia viện trợ nhân đạo — 10 nghìn hòm phiếu. Tính tổng cộng, Campuchia cần có 30 nghìn hòm phiếu để tổ chức cuộc tổng tuyển cử. Vào ngày 21 tháng 2, đại sứ Nhật Bản tại Campuchia Hidehisa Horinuty cho biết rằng, 10 nghìn hòm phiếu đã được gửi để thay thế những hòm cũ mà Nhật Bản đã giao cho Campuchia 20 năm trước.
Campuchia cần đến sự ủng hộ tinh thần từ Trung Quốc. Mời nhà vua tới Trung Quốc là một dấu hiệu mạnh về sự ủng hộ. Rõ ràng, sự ủng hộ ở cấp nhà nước từ phía Trung Quốc đã tăng cường vị thế của Thủ tướng Hun Sen trước cuộc tổng tuyển cử.
Ông Hun Sen đã lãnh đạo Campuchia trong 32 năm, và bây giờ là mục tiêu cho các cuộc tấn công của phương Tây cáo buộc ông đàn áp phe đối lập trước cuộc tổng tuyển cử. Họ sử dụng những diễn đàn quốc tế khác nhau để gây áp lực lên ông. Cụ thể, như được biết, trong thời gian Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN — Australia vào tháng Ba, họ lên kế hoạch tổ chức các cuộc biểu tình phản đối ở Úc. Hôm thứ Tư 21/2, khi phát biểu tại Phnom Penh, ông Hun Sen đã cảnh báo rằng trong trường hợp có những khiêu khích trong thời gian Hội nghị thượng đỉnh, Campuchia sẽ ngăn cản không cho công bố tuyên bố chung của ASEAN và Australia. Ông cũng cảnh báo những người có dự định biểu tình phản đối ông tại Australia, nơi có khá nhiều người Campuchia — cựu binh của đội quân Khmer Đỏ, không nên đốt hình ảnh của ông trong các cuộc biểu tình.
Đức cũng gây sức ép lên Chính phủ Hun Sen: hôm 22/2, nước này đã chấm dứt chính sách ưu đãi thị thực đối với những chuyến thăm cá nhân của các quan chức cấp cao của chính quyền Phnom Penh, bao gồm Thủ tướng Hun Sen và thân nhân.
Mục tiêu thực sự của Phương Tây trong chiến dịch chống lại Hun Sen là gì? Sau đây là ý kiến của chuyên gia Jian Mian từ Đại học truyền thông Trung Quốc:
"Các nước phương Tây xuất khẩu khái niệm giá trị của họ, đây là mục tiêu chính của họ. Họ luôn ủng hộ phe đối lập Campuchia vì cho rằng, chính quyền Hun Sen đàn áp dân chủ. Họ chống lại cá nhân ông Hun Sen và toàn bộ hệ thống chính quyền của Đảng Nhân dân, vì theo ý kiến của họ, chính quyền Hun Sen đàn áp phe đối lập, ngăn chặn thực hiện chế độ đa đảng — sản phẩm trí tuệ của chế độ dân chủ phương Tây. Hơn nữa, phương Tây đang áp đặt lên Đông Nam Á và cả thế giới khái niệm rằng, nếu một quốc gia tuân thủ hệ thống đa đảng, tổ chức bầu cử cạnh tranh, thì nước này phù hợp với các giá trị và tiêu chuẩn của phương Tây, rằng, chỉ có các tiêu chuẩn của phương Tây mới có tính dân chủ thực sự.
Ngoài ra, khi đánh giá về chiến dịch gây áp lực lên Campuchia, chúng ta nên chú ý đến mối quan hệ của ông Hun Sen với Trung Quốc. Phương Tây coi Trung Quốc là nước tài trợ Hun Sen, và cảm xúc này ảnh hưởng đến hành động của họ chống lại Hun Sen, nhưng, đây không phải là điều quan trọng nhất. Mục tiêu chính của họ — hỗ trợ phe đối lập Campuchia, một nhóm người Campuchia theo định hướng phương Tây, áp đặt các tiêu chuẩn phương Tây lên các nước Đông Nam Á. Phương Tây cảnh báo các quốc gia Châu Á và Châu Phi — những ai sẽ học hỏi từ Hun Sen sẽ bị trừng phạt. Trên thực tế, đây là một trong những hình thức bá chủ. Đây cũng là một hình thức gây áp lực lên các quốc gia thân thiện với Trung Quốc, biểu hiện một cách gián tiếp sự bất mãn của phương Tây với Trung Quốc".
Chiến dịch của phương Tây chống lại Hun Sen là cuộc tấn công vào quan hệ đối tác chiến lược Trung-Campuchia, — Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương, Viện Nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Dmitry Mosyakov nhận xét:
"Về mặt địa chính trị phương Tây đang cố gắng loại bỏ Hun Sen, để sau đó Campuchia từ bỏ đường lối thân Trung Quốc và chuyển sang đường lối thân Mỹ, bởi vì đảng đối lập — Cứu nguy Dân tộc Campuchia — hoàn toàn thân phương Tây. Rõ ràng là thời gian gần đây Campuchia đã trở thành nước đồng minh chính của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Tại hầu như tất cả các hội nghị thượng đỉnh và các diễn đàn khác của ASEAN, đại diện của Campuchia ủng hộ lập trường của Trung Quốc".
Trước thềm cuộc tổng tuyển cử, tình hình chính trị ở Campuchia đang nóng lên. Các nhà quan sát không loại trừ rằng, Bắc Kinh sẽ tận dụng cơ hội Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni và Hoàng Thái hậu Norodom Monineath đang hiện diện ở Trung Quốc để giúp đỡ các đối tác Campuchia trong việc tìm kiếm sự đồng thuận quốc gia, để giảm bớt sự căng thẳng, giảm thiểu những mâu thuẫn gay gắt nhất.