Để điều khiển cỗ máy toàn thép nặng 30-40 tấn vượt qua mọi địa hình, vừa chạy vừa phát huy hỏa lực tiêu diệt các mục tiêu, các chiến sĩ xe tăng phải chịu đựng rất nhiều tác động cùng một lúc: thao tác nặng nhọc, bẩn, bụi, rung xóc, tiếng ồn và nóng nực…
Tất cả những tác động đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như hiệu quả làm việc của bộ đội xe tăng, đặc biệt là vấn đề tăng nhiệt độ trong xe.
Nóng bức, kẻ thù nguy hiểm nhất đối với lính xe tăng
Để giảm diện tích mục tiêu, xe tăng hiện đại thường tiết kiệm đến mức tối đa không gian bố trí các cụm chi tiết máy, các trang bị trên xe và cả không gian hoạt động của các thành viên kíp xe nữa.
Nhiệt độ trong xe cao như vậy đã ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe bộ đội xe tăng, tạo nên những rối loạn quá mức về điều hòa nhiệt, dẫn tới tình trạng ngất, co rút, say nóng, suy kiệt do mất nhiều nước trong cơ thể. Trong tình trạng sức khỏe như vậy, khó có thể điều khiển xe và vũ khí trên xe một cách chính xác được.
Việt Nam là một nước nhiệt đới, số ngày nắng bình quân hàng năm lên tới 250 — 300 ngày tùy vùng song nhìn chung, trừ mùa Đông miền Bắc ra đều có thể coi là nắng nóng. Trong khi đó, hầu hết các loại xe tăng, thiết giáp có trong biên chế đều là thế hệ cũ, chỉ trang bị 1-2 chiếc quạt thông gió và tất nhiên là ảnh hưởng của nhiệt độ sẽ càng nặng nề.
Để làm việc này, người ta cho các chiến sĩ mặc những bộ đồ đặc biệt có thể hứng được mồ hôi, sau đó cho vào sử dụng xe tăng giữa trời nắng mùa hè. Thật bất ngờ là sau khoảng 1 giờ đồng hồ làm việc ở trên xe lượng mồ hôi thu được ở mỗi chiến sĩ lên đến hàng lít, thậm chí có người đã bị ngất.
Trên cơ sở các khảo sát đó, Tổng cục Hậu cần đã báo cáo Bộ Quốc phòng có một số ưu đãi đối với bộ đội xe tăng. Chính vì vậy, tiêu chuẩn ăn bộ đội xe tăng thời đó chỉ kém có phi công lái máy bay chiến đấu mà thôi và gấp rưỡi tiêu chuẩn bộ binh: Xe tăng ăn 1 VND/người/ngày; Bộ binh ăn 0,68 VND/người/ngày.
Tóm lại, là một nước ở vùng nhiệt đới, thường xuyên nắng nóng, điều kiện công tác của bộ đội xe tăng Việt Nam là cực kỳ vất vả, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc của thành viên. Ngoài ra, nhiệt độ thường xuyên cao cũng ảnh hưởng không tốt đến các trang thiết bị trên xe.
Trong hoàn cảnh đó, các biện pháp chống nóng cho xe và chiến sĩ trên xe cũng chỉ mang tính chất tạm thời, bị động và cũng chỉ tiến hành được khi trú quân tĩnh tại. Còn một khi đã hành quân cơ động, huấn luyện, chiến đấu thì đành phó mặc cho thời tiết mà thôi.
Và mơ ước đã thành hiện thực
Xe tăng T-90S mà Việt Nam nhận từ Cộng hòa Liên bang Nga cũng nằm trong số này.
Hệ thống điều hòa nhiệt độ trên xe tăng T-90S (ТЭК) bao gồm 3 blok làm lạnh (ОБ) tương ứng với vị trí của 3 thành viên, khối containẻ có tác dụng làm lạnh không khí (TM) được đặt sau tháp pháo, bình bổ sung dung dịch làm lạnh, các ống dẫn, khớp nối…
Điểm khác biệt giữa ТЭК với các hệ thống điều hòa nhiệt độ dân dụng là ТЭК sử dụng điện một chiều, điện áp 24 V.
Với tổng lượng dung dịch làm mát lên tới 12 lít, ТЭК cho phép hệ thống làm việc liên tục đến 24 giờ mà tính năng làm lạnh không bị ảnh hưởng.
Với hệ thống điều hòa nhiệt độ trên xe, tin rằng các chiến sĩ xe tăng Việt Nam sẽ làm việc thuận lợi hơn và sử dụng trang bị vũ khí sẽ hiệu quả hơn. Và giữa mùa hè nắng nóng 40 — 42 độ C này, được chui vào chiếc xe tăng T-90S sẽ sướng chẳng khác gì ngồi trong phòng máy lạnh.
Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt
Theo: Thời Đại