Theo Sina Trung Quốc, Việt Nam là quốc gia có khí hậu gió mùa nóng ẩm, trong năm có lượng mưa lớn, độ ẩm cao. Việt Nam có 3/4 diện tích là đồi núi và cao nguyên, chỉ có vùng duyên hải là đồng bằng. Hơn nữa, Việt Nam có địa thế thấp bằng, sông ngòi dày đặc. Địa hình như vậy hoàn toàn không thích hợp cho việc sử dụng tập trung lực lượng cơ giới hạng nặng.
Quân đội Việt Nam cũng ý thức được rằng địa hình của Việt Nam chỉ bất lợi cho việc sử dụng quy mô lớn xe tăng, nhưng sử dụng quy mô nhỏ sẽ không thành vấn đề, tác chiến xe tăng là điều không thể tránh khỏi.
Vì vậy, Việt Nam bắt đầu tìm cách nhập khẩu xe tăng mới, cuối cùng đã lựa chọn xe tăng T-90 của Nga. Việt Nam đã đặt mua 64 chiếc, nhu cầu thực tế là trên 150 chiếc, thậm chí đến 300 chiếc.
Công tác bàn giao dự kiến nhanh nhất là bắt đầu từ năm 2018, nhưng Sina chủ quan cho rằng người Việt Nam đã rất "sốt ruột". Trên áp phích của quân đội Việt Nam đã xuất hiện hình ảnh xe tăng T-90 của Nga.
Còn hỏa lực và bọc thép cũng có thể hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của Việt Nam, đặc biệt là trong môi trường tác chiến ở rừng núi. Khoảng cách giao chiến hai bên tương đối gần, phần nhiều dựa vào khả năng phản ứng của binh sĩ, chứ không phải là trình độ công nghệ của trang bị.
Theo Sina, Việt Nam mua sắm xe tăng T-90 và triển khai ở khu vực miền bắc thực sự là một vấn đề đáng chú ý. T-90 thuộc quái thú phương Bắc — khu vực băng tuyết, không ngại mùa đông lạnh, chịu được nhiệt độ thấp. Vậy T-90 làm thế nào để thích ứng với môi trường nóng ẩm của Việt Nam?
Sina cho rằng thiết kế xe tăng của Nga không tính đến vấn đề môi trường có độ nóng ẩm cao như vậy. Trong các xe tăng hiện có trên thế giới có lẽ chỉ có xe tăng Trung Quốc là đã thiết kế có tính đến môi trường khí hậu nhiệt đới.
Điều gây khó khăn hơn cho Việt Nam là vấn đề kinh phí. Xe tăng T-90 không hề rẻ tiền, đơn giá khoảng 5 triệu USD. Cho dù Nga dành cho Việt Nam ưu đãi đặc biệt thì cũng chẳng đáng bao nhiêu. 5 — 6 năm trước, đơn giá mua sắm của bản thân quân đội Nga cũng ở mức 2 triệu USD.
Lần này, Việt Nam còn mua sắm cả thiết bị duy tu, bảo dưỡng và linh kiện dự phòng cùng rất nhiều đạn pháo. Rốt cuộc, xe tăng T-90 là phiên bản chưa từng được trang bị ở Việt Nam, sẽ không thể có giá rẻ. Nếu muốn mua sắm 150 xe tăng thì Việt Nam phải chi 700 triệu USD trở lên.
Đối với Nga, hợp đồng như vậy không được coi là hợp đồng lớn, nhưng với Việt Nam thì khác. Trên thực tế, kinh phí mua sắm trang bị của lục quân Việt Nam không nhiều. Nếu không thì Việt Nam hiện đã không còn sử dụng xe tăng T-34.
Sina cho rằng Việt Nam bỏ ra số tiền lớn mua sắm xe tăng chiến đấu T-90 của Nga là điều đáng ngạc nhiên. Sina còn phán rằng nếu phân cao thấp thì quân đội Trung Quốc "không sợ".
Theo Viettimes, Sina