Nga công bố hồ sơ mới Hệ thống phòng không Việt Nam

Dù các phi công Pháp đã rất dũng cảm và cố gắng nhưng Quân Pháp vẫn không đẩy lùi được các đợt tấn công vũ bão của người Việt Nam. Trong suốt chiến dịch bao vây Điện Biên Phủ, có tới 62 máy bay chiến đấu và máy bay vận tải Pháp bị lính phòng không Việt Minh bắn rơi, 167 chiếc khác bị thương.
Sputnik

Bài viết về lịch sử thành lập, phát triển và truyền thống chiến đấu vẻ vang của Bộ đội phòng không Việt Nam của chuyên gia quân sự Nga Sergey Linnhik.

Phòng không Việt Nam diễn tập với C-125M

Bộ đội (lực lượng) không quân và Bộ đội phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức được thành lập ngày 1/5/1959.

 Tuy nhiên, trên thực tế, những đơn vị phòng không Việt Minh đầu tiên đã tham chiến ngay vào cuối những năm 40 trong cuộc chiến tranh khởi nghĩa chống thuộc địa, — cuộc khởi nghĩa này sau đó đã trở thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô lớn (Kháng chiến chống Pháp-ND).

Các đơn vị du kích Việt Nam tiến hành rất thành công những chiến dịch tấn công trên bộ, nhưng các hoạt động của họ bị Không quân Pháp gây rất nhiều khó khăn và tổn thất. Trong thời kỳ đầu, các đội quân Việt Nam không có vũ khí phòng không và để đối phó với các trận không kích bằng bom, họ chỉ có trong tay súng bộ binh và nghệ thuật ngụy trang trong rừng rậm.

Để hạn chế tối đa các tổn thất vì những đợt không kích, du kích Việt Nam thường áp dụng chiến thuật tập kích các điểm phòng ngự (đồn bốt) của Quân Pháp vào ban đêm, tổ chức các trận đánh phục kích trong rừng rậm trên các tuyến đường để cắt đứt nguồn tiếp tế cho những đội quân đồn trú của Pháp.

Việt Nam có nên mua Tunguska-M1 nâng cấp phòng không lục quân?
Chiến thuật này của quân du kích Việt Nam đã buộc người Pháp phải sử dụng không quân vận tải để cung cấp vũ khí- lương thực và chuyển quân, đồng thời phải huy động rất nhiều lực lượng để bảo vệ các căn cứ không quân.

Năm 1948, Bộ Tư lệnh Pháp tìm mọi cách để đảo ngược tình thế tại Đông Dương. Nhằm bao vây du kích, bắt sống hoặc tiêu diệt giới lãnh đạo Việt Minh, Pháp đã cho tiến hành một số chiến dịch đổ bộ đường không (nhảy dù) quy mô lớn.

Khi tiến hành các chiến dịch như vậy, lính dù Pháp được sự hỗ trợ của các máy bay tiêm kích Spitfire Mk.IX, máy bay ném bom bổ nhào SBD-5 Dauntless cất cánh từ tàu sân bay Arromanches và từ các sân bay trên mặt đất.

​Cuộc trạm chán giữa F-4 Phantom và MIG-21

Chỉ trong chiến dịch đổ bộ tiến hành từ ngày 29/11/1948 đến ngày 4/1/1949, các máy bay SBD-5 Dauntless của Pháp đã thực hiện số lần xuất kích tác chiến ném bom bằng tổng số lần xuất kích tác chiến của cả lực lượng không quân viễn chinh Pháp trong suốt năm 1948.

Việt Nam có cần thêm tổ hợp tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Nga?
Tuy nhiên, dù đã huy động một lực lượng không quân rất mạnh và chịu một khoản chi phí cũng rất lớn, chiến dịch này của Pháp đã không đạt được mục tiêu đề ra, — các nhóm du kích Việt Minh đã cơ động thoát khỏi vòng vây, tránh đối đầu trực tiếp với Quân Pháp và biến mất trong các rừng rậm.

Và cũng từ sau chiến dịch này, các phi công Pháp lái Spitfire Mk.IX và SBD-5 Dauntless phải đối mặt với hỏa lực phòng không ngày càng mạnh của Việt Minh.

Thêm nữa, các máy bay Pháp bị tấn công không chỉ bằng súng bộ binh, mà còn cả bằng súng máy phòng không 25 ly Type 96 Việt Minh lấy được từ Quân Nhật, súng máy phòng không 12,7 ly Browning M2 và súng máy phòng không 40 ly Bofors L/60 mà Việt Minh chiếm được của chính Quân Pháp.

Dù do lính phòng không Việt Minh khi đó còn thiếu kinh nghiệm nên độ chính xác khi bắn không cao, nhưng ngày càng nhiều các máy bay chiến đấu Pháp quay trở về sân bay với nhiều vết đạn trên thân.

​Các phi công Việt Nam chuẩn bị bay với Mig-21

Việt Nam muốn mua hệ thống phòng không T38 Stilet?
Đến cuối năm 1948, du kích Việt Minh đã bắn rơi 3 chiếc và bắn bị thương hơn 20 chiếc máy bay Pháp. Một số chiếc máy bay bị thương "nặng", tuy vẫn về đến sân bay nhưng đã nổ tung khi hạ cánh.

Cần phải nói rằng cụm không quân Pháp (tại Đông Dương) có thành phần tương đối "tạp nham". Để tấn công các trận địa của Quân khời nghĩa (Việt Minh), ngoài các máy bay Spitfire Mk.IX và SBD-5 Dauntless, người Pháp còn sử dụng cả các máy bay Nhật chiến lợi phẩm Ki-21, Ki-46, Ki-51 và Ki-54.

Còn các máy bay vận tải kiểu cũ như J-52 của Đức Quốc Xã và С-47 Skytrain do Mỹ cung cấp được sử dụng làm máy bay ném bom.

Trong năm 1949, các máy bay do Nhật và Anh sản xuất đã hết hạn sử dụng được thay thế bằng các máy bay tiêm kích Mỹ Р-63С Kingcobra. Р-63С Kingcobra được trang bị một pháo 37 ly, bốn súng máy cỡ nòng lớn và mang tới 454 kg bom nên có khả khả năng tiến hành các đòn công kích- ném bom rất hiệu quả.

​Chủ tịch Hồ Chí Minh và phi công Nguyễn Văn Cốc

Sức mạnh tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Việt Nam
Nhưng dĩ nhiên, du kích Việt Minh cũng không khoanh tay ngồi nhìn, vào năm 1949, những người cộng sản Việt Nam bắt đầu tiếp nhận hỗ trợ quân sự từ nước Trung Hoa mới.

 Ngoài súng bộ binh và súng cối, Việt Minh bắt đầu có trong trong trang bị súng máy phòng không 12,7 ly DShK và pháo phòng không 37 ly 61-K. Đến tháng 1/1950, chiếc Kingcobra Pháp đầu tiên đã bị hỏa lực pháo phòng không 37 ly Việt Minh bắn hạ cách biên giới Trung Quốc không xa.

 Du kích Việt Minh ngày càng tích tũy nhiều kinh nghiệm và cùng với đó là hiệu quả tác chiến của hỏa lực phòng không bằng súng bộ binh ngày càng tăng. Vì không có nhiều súng phòng không chuyên dụng, quân Việt Nam sử dụng trung liên và đại liên để đánh trả các đợt không kích của máy bay Pháp, — đồng thời du kích cũng áp dụng chiến thuật bắn từng loạt một tập trung vào chỉ một máy bay.

 Chính cách đánh này nhiều lần đã buộc các phi công Pháp khi bị sa vào lưới lửa phòng không không dám mạo hiểm và đã trút hết bom từ độ cao lớn để bảo toàn tính mạng.

Grumman TBF Avenger - máy bay cường kích trong biên chế chiến đấu của quân đội Mỹ

"Bàn tay vàng” của người Việt Nam nâng sức mạnh pháo phòng không 37mm và 57mm
Vũ khí bộ binh của du kích Việt Minh cũng rất đa dạng. Trong thời kỳ đầu, các đội du kích Việt Minh được trang bị chủ yếu là các súng trường và súng máy do Nhật và Pháp sản xuất. Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 1/1950, Liên Xô bắt đầu cung cấp viện trợ quân sự cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH).

Trong những năm 50, người Việt Nam đã được chuyển giao một khối lượng tương đối lớn vũ khí bộ binh Đức do Liên Xô thu được trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Đạn dùng cho những kiểu súng trường và súng máy Đức sản xuất Việt Nam nhận từ Trung Quốc.

Vào đầu những năm 1950, người Pháp điều đến Đông Dương các máy bay tiêm kích hải F6F-5 Hellcat quân do Mỹ viện trợ. Nhìn chung, kiểu máy bay này tương đối thích hợp cho các hoạt động tác chiến chống du kích trong rừng nhiệt đới.

Vũ khí gắn trên máy bay này là sáu khẩu súng máy cỡ nòng lớn có uy lực sát thương mạnh và có thể phát trống một vạt rừng. Tải trọng tác chiến treo bên ngoài máy bay lên đến 908 kg gồm các bom 227 kg và tên lửa 127 kg.

Vũ khí "tối thượng" trong lưới lửa phòng không Việt Nam
Để chống lại du kích Việt Minh, người Pháp cũng đã huy động tới 40 máy bay ném bom hai động cơ B-26 Invader do Mỹ sản xuất. Đây cũng là một kiểu máy bay ném bom thích hợp với các cuộc chiến tranh chống nổi dậy.

Nó có thể mang 1.800 kg bom, tám khẩu súng máy 12,7 ly. Ngoài các máy bay chiến đấu, Mỹ còn viện trợ cho Pháp các máy bay vận tải quân sự C-119 Flying Boxcar. C-119 Flying Boxcar cũng có thể được sử dụng để ném bom Napan, tiếp tế cho các đồn bốt, cứ điểm bị bao vây và đổ bộ lính dù.

Nhưng sau khi lính phòng không Việt Minh sử dụng pháo phòng không 37 ly bắn hạ một số chiếc C-47 và C-119, các phi công máy bay vận tải Pháp không còn dám bay ở độ cao dưới 3.000 m nên hiệu quả hoạt động của C-47 và C-119 giảm rõ rệt.

Trong nửa đầu năm 1951, Pháp bắt đầu đưa các máy bay tiêm kích F8F Bearcat vào tham chiến. Đây là thời kỳ mà Hải quân Mỹ bắt đầu đưa F8F Bearcat ra khỏi trang bị và người Mỹ đã viện trợ không hoàn lại những máy bay đã loại biên này cho Pháp để sử dụng trên chiến trường Đông Dương.

Máy bay tiêm kích hải quân F8F Bearcat biến thể mới nhất (lúc đó) được trang bị bốn khẩu pháo 20 ly,mang 908 kg bom và tên lửa hàng không không điều khiển.

Chiến tranh ở Việt Nam

Phát bắn thần kỳ của tên lửa Việt Nam: Phục kích diệt "Trung tâm điện tử di động" EB-66 Mỹ
Giữ vai trò máy bay ném bom "chiến lược" của Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương là 6 máy bay chống ngầm hạng nặng PB4Y-2 Privateer. Kiểu máy bay được cải tiến từ máy bay ném bom tầm xa B-24 Liberator này có thể mang tới 5.800 kg bom.

Như vậy, nếu tính cả lực lượng không quân hải quân trên các tàu sân bay của Pháp thì tổng cộng người Pháp đã huy động tới 300 máy bay tiêm kích và máy bay ném bom để chống Quân Việt Minh.

Chiến tranh ở Việt Nam

Nhưng dù cường độ các đòn tấn công đường không của Pháp trong cuộc chiến này là rất cao, Quân viễn chính Pháp vẫn không thể tạo ra bước ngoặt có lợi cho mình trong cuộc chiến.

Mùa xuân năm 1953, các đơn vị quân cộng sản Việt Nam bắt đầu hoạt động mạnh trên nước Lào láng giềng. Để đối phó, Bộ Tư lệnh Viễn chinh Pháp quyết định phải cắt đứt con đường tiếp tế cho du kích Việt Minh (tại Lào-ND) và vì thế đã xây dựng tại điểm dân cư Điện Biên Phủ ngay sát cạnh biên giới với Lào một căn cứ quân sự rất lớn có cả sân bay với 6 máy bay trinh sát và 6 máy bay tiêm kích. Tổng quân số Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ lên tới 15.000 người.

Chiến tranh Việt Nam

Phát bắn thần kỳ của tên lửa Việt Nam: Hạ 2 máy bay Mỹ bay cao nhất trên tầng bình lưu
Tháng 3/1954, Việt Minh bắt đầu tiến công cứ điểm Điện Biên Phủ- và chiến dịch này đã trở thành trận quyết chiến chiến lược trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Để bảo vệ cho Bộ đội Việt Nam với quân số gần 50.000 người tấn công cứ điểm trước các cuộc không kích của Quân Pháp, Việt Mình đã huy động hơn 250 khẩu pháo phòng không 37 ly và súng máy phòng không 12,7 ly.

Cùng thời gian với việc phát động chiến dịch tấn công, lính đặc công Việt Nam đã đột nhập và phá hủy 78 máy bay chiến đấu và máy bay vận tải Pháp tại sân bay Gia Lâm và sân bay Cát Bi và như vậy đã đẩy Quân Pháp vào tình thế khó khăn hơn. Những nỗ lực thực hiện các chuyến bay tiếp tế cho cứ điểm Điện Biên Phủ bị hỏa lực phòng không dày đặc của Việt Minh chặn đứng.

Và sau khi đã có nhiều máy bay Pháp bị bắn rơi và bắn bị thương khi cố hạ cánh xuống sân bay Điện Biên Phủ, người Pháp bắt buộc phải tiếp tế bằng cách thả dù, nhưng cũng do hỏa lực phòng không nên việc thả dù không đúng vị trí và có tới khoảng một nửa số hàng tiếp tế rơi vào tay quân bao vây (Việt Minh).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Việt Nam phô diễn sức mạnh trên Biển Đông: Đánh bại các đòn tập kích bằng cơn mưa tên lửa?
Dù các phi công Pháp đã rất dũng cảm và cố gắng nhưng Quân Pháp vẫn không đẩy lùi được các đợt tấn công vũ bão của người Việt Nam. Trong suốt chiến dịch bao vây Điện Biên Phủ, có tới 62 máy bay chiến đấu và máy bay vận tải Pháp bị lính phòng không Việt Minh bắn rơi, 167 chiếc khác bị thương.

Ngày 7/5/1954, Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đầu hàng. Có 10.863 quân nhân Pháp và lính phục vụ bị bắt làm tù binh. Tất cả các phương tiện kỹ thuật quân sự (vũ khí- khí tài) của người Pháp tại Điện Biên Phủ, hoặc bị phá hủy, hoặc thành chiến lợi phẩm của Việt Minh.

Đội quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương chịu tổn thất cực kỳ nặng cả về sinh lực, phương tiện kỹ thuật quân sự và vũ khí. Không những thế, Tập đdoàn cứ điểm lớn Điện Biên Phủ bị thất thủ là một đòn cực mạnh giáng vào uy tín và ảnh hưởng của Pháp trên trường quốc tế.

Thất bại tại Điện Biên Phủ (người Việt Nam gọi đó là trận Stalingrad Việt Nam) đã buộc Pháp ngồi vào bàn đàm phán hòa bình tại Geneva và rút quân khỏi Đông Dương.

Khẩu đội súng phòng không 12,7 mm trong chiến tranh Việt Nam

Theo hiệp định Genneva, Việt Nam bị tạm thời chia thành hai miền theo đường vĩ tuyến 17, và theo hiệp định này lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tại Miền Nam tập kết (tập trung) ra Bắc và tất cả lực lượng Quân Liên hiệp Pháp tập kết tại miền Nam. Cũng theo Hiệp định, năm 1956 hai miền sẽ tiến hành tổng tuyển cử và thống nhất đất nước.

Tuy nhiên, tháng 10/1955, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa được thành lập tại Miền Nam Việt Nam, sau đó chính quyền này tuyên bố sẽ không tiến hành tổng tuyển cử tự do, Hiệp định Geneva đã bị đổ vỡ.

Theo: topwar.ru, Báo Đất Việt

Thảo luận