Vũ khí "tối thượng" trong lưới lửa phòng không Việt Nam

© Ảnh : Defence BlogIsraeli Spyder system
Israeli Spyder system - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phòng không Việt Nam vừa lần đầu tiên bắn thử hệ thống Spyder-MR do Israel sản xuất. Vậy vũ khí này có nhiệm vụ gì trong lưới lửa phòng không Việt Nam?

SPYDER-SR - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bất ngờ phóng thử tên lửa phòng không Spyder hiện đại hàng đầu Đông Nam Á
Theo báo QĐND, trong cuộc diễn tập, bắn đạn thật các lực lượng phòng không năm 2017 diễn ra ngày 5/9 nhằm đánh giá thực trạng kết quả công tác huấn luyện và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị phòng không, lần đầu tiên hệ thống tên lửa Spyder-MR Việt Nam khai hỏa và diệt thành công mục tiêu giả định.

Nhà sản xuất Israel cho biết, khi chính thức tham gia thành phần của lưới lửa phòng không Việt Nam, nhiệm vụ của Spyder-MR chủ yếu làm lá chắn phòng thủ điểm.

Spyder được thiết kế để phục vụ cho việc tổ chức tác chiến phòng không theo phương thức tác chiến mạng trung tâm, tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng cơ động tự hành cao, chuyển cấp chiến đấu nhanh và ngắm bắn được nhiều mục tiêu cùng lúc.

Tổ hợp có khả năng tiêu diệt các loại mục tiêu bay gồm máy bay tiêm kích, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và các loại bom, đạn có điều khiển khác được phóng từ xa trong môi trường chế áp điện tử mạnh.

Các loại đạn tên lửa phòng không do Tập đoàn Rafale của Israel sản xuất - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ sản xuất đạn tên lửa phòng không SPYDER?
Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, Spyder được trang bị khí tài trinh sát quang điện tử thụ động TOPLITE trên từng xe bệ phóng để đảm bảo khả năng phát hiện và chỉ thị mục tiêu cho đạn tên lửa ngay khi xe đang hành tiến và trong trường hợp kênh trinh sát vô tuyến bị gây nhiễu.

Spyder sử dụng 2 loại đạn tên lửa: đạn tên lửa có đầu tự dẫn ra đa vô tuyến chủ động Derby và đạn tên lửa có đầu tự dẫn thụ động công nghệ ảnh nhiệt hồng ngoại 2 băng sóng Python-5.

Các đạn tên lửa này có thể được khí tài trinh sát mục tiêu trên xe chỉ huy hoặc trên xe bệ phóng chỉ thị mục tiêu trước khi phóng (Lock On Before Launch) khi mục tiêu nằm trong tầm bắt bám của đầu tự dẫn trên đạn tên lửa. Hoặc chúng tự phát hiện mục tiêu được chỉ định sau khi phóng (Lock On After Launch) khi mục tiêu nằm ngoài tầm bắt bám của đầu tự dẫn trên đạn tên lửa.

Spyder ứng dụng công nghệ truyền dữ liệu vô tuyến tự động qua băng sóng VHF/UHF, được mã hoá và kháng nhiễu giữa các xe trong tổ hợp và giữa tổ hợp với các bộ phận khác nhau của hệ thống phòng không hợp nhất từ khoảng cách 100 km.

Khẩu đội Pháo phòng không Đại đội 10 (Trung đoàn 224) thực hành huấn luyện. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có tên lửa phòng không SPYDER?
Đây là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo mạng lưới thông tin chỉ huy kịp thời, chính xác, bí mật và an toàn của tổ hợp trong tác chiến phòng không hiện đại. Spyder có các tính năng chống chế áp điện tử để đối phó hiệu quả và triệt tiêu ưu thế của địch trong tất cả các khâu của tác chiến phòng không từ trinh sát, phát hiện mục tiêu, đảm bảo thông tin chỉ huy và chỉ huy xạ kích.

Tuy nhiên, ngoài nhiệm vụ là phòng thủ điểm, nhà sản xuất Issrael còn cho rằng, rất có thể Spyder sẽ nhận thêm nhiệm vụ làm cận vệ cho tổ hợp phòng không tầm cao S-300PMU1 của Việt Nam. Và đây có thể chính là nguyên nhân khiến Việt Nam quyết định mua tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Spyder của Israel.

Bởi các tổ hợp Spyder đáp ứng hoàn hảo cho nhiệm vụ đánh mục tiêu bay thấp, là sự bổ sung kịp thời và đúng đắn cho lưới lửa phòng không nhân dân, phòng không tầm thấp vốn chủ yếu dựa vào pháo cao xạ, tên lửa tầm thấp trước đây của Việt Nam.

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала