Cường kích Su-22 Việt Nam vừa rơi từng được nâng cấp ở Ukraine?

Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã xác nhận máy bay cường kích Su-22 rơi tại làng Dừa, Nghệ An là chiếc mang số hiệu 8551.
Sputnik

Như vậy theo thông tin mới được cung cấp, chiếc chiến đấu cơ Su-22 vừa bị rơi thuộc dòng Su-22UM3K, đây là phiên bản 2 người điều khiển chuyên dùng cho công tác huấn luyện.

Những vụ rơi máy bay quân sự gây chấn động ở Việt Nam

Đáng chú ý hơn, hồi năm 2015, trang mạng military-informant đã đăng tải vài bức ảnh về chiếc cường kích này khi nó có mặt tại một sân bay ở Zaporozhye, Ukraine thời điểm năm 2007 để tiến hành hiện đại hóa.

Trước đó, có báo cáo cho biết vào năm 2005, Việt Nam đã mua lại một số Su-22UM3K/M4 từ Không quân Ba Lan và một số quốc gia Đông Âu khác. Do vậy, khả năng cao là những chiếc Su-22UM3K này được đưa tới Ukraine để đại tu, nâng cấp trước khi chính thức vào biên chế Không quân nhân dân Việt Nam.

Theo một số nhận định thì số Su-22 trên của Việt Nam đã được Ukraine nâng cấp bổ sung khả năng đánh biển, do nguyên gốc thiết kế của Su-17/22 chỉ là cường kích tấn công mặt đất.

Lực lượng chức năng triển khai đến hiện trường chiếc máy bay Su22 gặp nạn.

Tìm thấy hộp đen của máy bay Su-22U rơi ở Nghệ An, sẽ tiết lộ lý do 2 phi công hy sinh?
Để đảm nhiệm tốt chức năng đánh biển thì Su-22 sẽ yêu cầu phải được lắp đặt radar điều khiển hỏa lực trong chóp mũi thay thế cho hệ thống dẫn đường quang điện Klen-54. Tuy nhiên hiện tại mới chỉ có phiên bản Su-22M5 do Pháp giới thiệu là được tích hợp khí tài này.

Việc tích hợp radar dẫn bắn đa năng Phathom (sản phẩm liên doanh giữa Phazatron và Thomson-CSF) tỏ ra khá tốn kém, trong khi phương án trang bị pod radar treo ngoài như Kopyo-25 thì chưa từng thấy Su-22 của Việt Nam sử dụng, nên rất có thể chiếc cường kích này chỉ được lắp đặt các giá treo mới và phần mềm điều khiển tương thích với đạn Kh-31P.

Cường kích Su-22UM3K của Việt Nam ở góc nhìn chính diện

Hai phi công tử nạn trên Su-22 là vốn quý của Không quân Việt Nam
Tên lửa Kh-31P không yêu cầu phải được Su-22 dẫn bắn bằng radar kiểm soát hỏa lực mà thông qua thiết bị điều khiển chuẩn hóa chuyên dụng. 

Mặc dù không phải tên lửa chống hạm như phiên bản Kh-31A, nhưng nếu Kh-31P phá hủy được hệ thống radar thì chiến hạm địch sẽ không khác gì một chiếc bia nổi, có thể dễ dàng bị tiêu diệt chỉ bằng các máy bay mang bom rơi tự do.

Theo một số đánh giá thì mặc dù thuộc thế hệ cũ hơn nhưng sau khi nâng cấp thì tính năng kỹ chiến thuật của chiếc Su-22UM3K này còn trội hơn cả Su-22M4, đặc biệt là nó còn có thể sử dụng cho công tác đào tạo phi công hay phân chia chức năng trong chiến đấu nhằm giảm tải vai trò cho người điều khiển.

Chiếc Su-22 này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và trở về...

Chính vì vậy mà vụ tai nạn vừa xảy ra quả thật là một tổn thất lớn đối với Không quân Việt Nam, cả về nhân mạng lẫn phương tiện.

Theo: Thời Đại

Thảo luận