Khi trả lời phỏng vấn của Sputnik-Việt Nam, các chuyên gia Nga đều nói lên ý kiến này, tất cả họ đã tham gia hội thảo bàn tròn "Quan hệ Việt Nam và LB Nga: tiềm năng và phát triển" mà Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học LB Nga, đã tổ chức trước thềm chuyến thăm của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong tình huống này, Nga và Việt Nam nên "so sánh các ghi chú" về các vectơ chính của hoạt động quốc tế để tiếp tục tương tác hiệu quả trong những điều kiện đang thay đổi nhanh chóng. Trong bối cảnh này, các cuộc gặp thượng đỉnh đều là vô cùng quan trọng và thực sự ảnh hưởng đến vận mệnh, chứng minh về điều đó là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga, chuyến thăm Nga của Chủ tịch Việt Nam và chuyến thăm Nga của ông Nguyễn Phú Trọng vào năm 2014. Tôi tin chắc rằng, chuyến thăm sắp tới của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đóng góp cả để phối hợp hoạt động giữa hai nước vì lợi ích hòa bình và an ninh cũng như để mở rộng sự hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước. Và để nâng cao sự hiểu biết của công chúng tại cả hai nước về cuộc sống, những thành công và vấn đề của nước đối tác.
Tôi cho rằng, sau chuyến thăm Nga của nhà lãnh đạo Việt Nam, cả hai quốc gia sẽ chú ý nhiều hơn đến "ngoại giao nhân dân", mà ông Nguyễn Phú Trọng chủ trương thực hiện chính sách này. Mối quan hệ rộng rãi giữa các tổ chức xã hội của hai nước chúng ta sẽ đóng góp đáng kể vào việc tăng cường đối thoại, giao lưu ở các cấp để nhân dân hai nước hiểu rõ lợi ích của nhau, để thiết lập quan hệ đối tác giữa các khu vực của Nga và Việt Nam. Cũng như để mở rộng liên hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà nếu không có sự tham gia của kinh doanh vừa và nhỏ gần như không thể gia tăng đáng kể kim ngạch thương mại giữa hai nước.
Tuy nhiên, như thường lệ, đại diện cho Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế là chủ tịch nước hay thủ tướng chính phủ, còn tổng bí thư đảng cầm quyền ít khi tham dự các cuộc gặp đa phương. Chính bởi vậy chuyến thăm sắp tới của ông Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa quan trọng hơn. Xét cho cùng, chúng ta đang chứng kiến sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang trở thành căng thẳng hơn bao giờ hết. Hai cươừng quốc này đưa ra các dự án thay thế lớn: "Sáng kiến vành đai và con đường" của Trung Quốc và "Khu vực Ấn Độ Dương — Thái Bình Dương tự do và cởi mở " của Mỹ. Họ cố gắng lôi cuốn vào cuộc đối đầu những quốc gia khác trong khu vực, bao gồm Việt Nam, ít nhiều nhạy cảm với cả các dự án của Trung Quốc và Mỹ. Đồng thời, trong nhiều cuộc tiếp xúc với các đại diện của công chúng Việt Nam, tôi đã thấy rõ rằng, đối với Việt Nam điều quan trọng là để Nga không dùng quan hệ với Trung Quốc như công cụ để xác định quan hệ với Việt Nam. Hà Nội muốn để Matxcơva giữ vững lập trường riêng về Việt Nam.
Tình trạng này tiếp tục tồn tại ngay cả hiện nay, mặc dù ở mức độ thấp hơn. Sau khi Việt Nam ký kết thỏa thuận thương mại tự do với Nga và các thành viên khác của EAEU, quy mô hợp tác phát triển đều đặn. Có thể nói rằng, trong năm qua đã thực hiện bước "đột phá" trong quan hệ thương mại và kinh tế của hai nước chúng ta. Theo số liệu của Nga, kim ngạch thương mại hai nước năm 2017 tăng kỷ lục đạt mức 5,2 tỷ USD, và trong 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch song phương đã tăng thêm 17,9% so với năm trước. Ví dụ, Việt Nam nằm top 5 nước nhập khẩu than đá Nga lớn nhất thế giới. Khối lượng xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm của Nga sang Việt Nam cũng tăng lên. Nhờ giảm thuế suất nhập khẩu về 0 %, Nga đã tăng xuất khẩu sang Việt Nam lúa mì, các sản phẩm thịt, bánh kẹo, cũng như các sản phẩm dược phẩm và phân bón. Đến nay, dòng thuế có thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% chiếm tỷ lệ 43% tổng biểu.
Quan hệ giữa Nga và Việt Nam là quan hệ lâu dài và vững chắc. Những vấn đề hiện có trong quan hệ đối tác, và cả những vấn đề có thể xuất hiện trong tương lai, sẽ được giải quyết một cách bình tĩnh trong quá trình đàm phán, và chủ yếu tại các cuộc gặp thượng đỉnh.