Góc nhìn Việt Nam: Bước ngoặt mới trong quan hệ thương mại Việt Nam-Liên bang Nga

© Sputnik / Dmitry Astakhov / Chuyển đến kho ảnhTThủ tướng Nga Dmitry Medvedev gặp Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang ở Matxcơva.
TThủ tướng Nga Dmitry Medvedev gặp Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang ở Matxcơva. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên bang Nga sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ, triển lãm, giới thiệu hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga.

Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Vladimir Putin và Trần Đại Quang trong điện Kremlin - Sputnik Việt Nam
Nga-Việt Nam: Những vấn đề đang cản trở sự tiến bộ
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga không ngừng được củng cố đi vào chiều sâu, có độ tin cậy cao về chính trị và công nhận lẫn nhau có nền kinh tế thị trường. Không dừng lại ở đó, để tạo điểm nhấn trong quan hệ, lãnh đạo hai nước đã thống nhất lấy năm 2019 là năm Việt Nam tại Liên bang Nga và năm Liên bang Nga tại Việt Nam. Đặc biệt, thông qua Hiệp định thương mại kinh tế Á-Âu (EAEU) và tạo bước ngoặt mới giữa thương mại hai nước, Việt Nam-Liên bang Nga quyết tâm sẽ nâng kim ngạch thương mại giữa hai nước lên 10 tỷ USD vào năm 2020.  Đối tác chiến lược 

Theo thống kê từ Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương), thương mại song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã lấy lại được đà tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á — Âu có hiệu lực. 

Điều này thể hiện qua con số giao thương 7 tháng giữa Việt Nam — Liên bang Nga đạt gần 2 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2016. Cùng với đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Nga nhiều nhất là điện thoại các loại và linh kiện, chiếm tới 50,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này. Kế đó là nhóm hàng hàng dệt may, cà phê, gạo, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc. 

Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Tại sao Nga cần kết bạn với Việt Nam?
Theo các chuyên gia, đây là thị trường truyền thống của hàng hóa Việt Nam và "dễ tính" trong khâu tuyển chọn mẫu mã, chất lượng so với nhiều nước châu Âu. Mặc dù kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nga hàng năm không ngừng tăng, nhưng nhu cầu từ phía Nga đối với hàng hóa của Việt Nam vẫn rất lớn và một số doanh nghiệp Việt Nam đang hưởng lợi từ ưu thế này. 

Tại kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Liên bang Nga lần thứ 20 được tổ chức vào tháng 9 vừa qua tại Tp. Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo Tp. Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị này đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với 5 địa phương của Liên bang Nga. 

Ngoài ra, còn thống nhất với thành phố Saint Petersburg về nội dung dự thảo lộ trình triển khai hợp tác song phương giữa hai thành phố giai đoạn 2018 — 2020 theo nội dung Biên bản Khóa họp 19 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam — Liên bang Nga, để có thể ký kết vào đầu năm 2018. 

Vì vậy, Tp. Hồ Chí Minh thường xuyên xúc tiến, trao đổi đầu tư và thương mại, học hỏi kinh nghiệm tại Liên bang Nga. Ngược lại, Tp. Hồ Chí Minh cũng là điểm đến đầu tư, kinh doanh và du lịch của người dân Nga. 

Председатель Национального собрания Вьетнама Нгуен Тхи Ким Нган - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đề nghị Nga nhanh chóng ký thỏa thuận để cung cấp sản phẩm đến thị trường Nga
Theo ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), hợp tác kinh tế — thương mại Việt Nam và Liên bang Nga trong thời gian gần đây phát triển tích cực. Kim ngạch thương mại hai chiều có xu hướng tăng, hình thức hợp tác từng bước đa dạng. 

Ông Bùi Huy Sơn nhấn mạnh, hội chợ, triển lãm là kênh hữu hiệu để kết nối các doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức của hai nước. Vì vậy, để thúc đẩy sản xuất trong nước, gia tăng xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tích cực giao lưu, tìm kiếm cơ hội tiếp cận các tổ chức xúc tiến thương mại tại Nga thông qua các hình thức này. 

Chia sẻ kinh nghiệm về xuất khẩu hàng hóa vào Liên bang Nga, ông Sergey Gusev — Trưởng phòng Triển lãm EXPOCENTRE cho biết, EXPOCENTRE có một công ty con chuyên cung cấp dịch vụ vận tải và hỗ trợ làm thủ tục thông quan hàng hóa. Vì vậy, khi tham gia hội chợ, triển lãm tại Liên bang Nga, doanh nghiệp Việt Nam liên hệ với công ty này sẽ được hướng dẫn rất cụ thể về từng loại hồ sơ, giấy tờ. 

Về vấn đề vị trí địa lý, Chính phủ Liên bang Nga đang xem xét cơ chế đặc biệt để vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt từ Đông Nam Á đến Liên bang Nga. Cơ chế này được thông qua sẽ rất thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam bởi vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt sẽ nhanh và tiết kiệm hơn rất nhiều so với đường hàng không, đường biển. 

Lễ kỷ niệm 99 năm Cách mạng Tháng Mười. - Sputnik Việt Nam
Cách mạng tháng Mười Nga và Việt Nam - mối quan hệ gắn bó mật thiết
Đặc biệt, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh kinh tế Á — Âu được ký kết là cơ hội rất thuận lợi cho hai nước thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư. Do đó, Liên bang Nga sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ, triển lãm, giới thiệu hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga. Mở rộng cơ hội 

Ông Kharinov V.N, Trưởng đại diện Cơ quan thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam cho hay, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ký kết hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu. Nhờ đó, hai bên có nhiều động lực để thúc đẩy trao đổi thương mại song phương; trong đó, trao đổi thương mại Việt Nam-Nga đã có bước tăng trưởng rõ nét nhất. 

Cụ thể, từ đầu năm 2017 đến nay, xuất khẩu ngũ cốc, thực phẩm, than, thép, các sản phẩm ngành công nghiệp giấy, công nghiệp hóa chất của Nga vào Việt Nam tăng nhanh. Ngược lại, nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như linh kiện điện thoại di động, các sản phẩm điện tử, quần áo, giày dép, nông sản… cũng đạt mức tăng trưởng tốt. 

Theo bà Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu-châu Mỹ, trong Liên minh kinh tế Á — Âu thì Nga là thành viên có quan hệ thương mại truyền thống với Việt Nam, đồng thời cũng là thị trường có quy mô lớn nhất. Vì vậy, khi FTA Việt Nam — Liên minh kinh tế Á — Âu có hiệu lực, doanh nghiệp hai nước nhanh chóng nắm bắt cơ hội và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. 

Mặt khác, theo điều khoản của FTA Việt Nam — Liên minh kinh tế Á — Âu, Việt Nam phải xuất thẳng các lô hàng vào khối EAEU mà không được chia nhỏ tại nước thứ 3. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt được nhu cầu cụ thể của các quốc gia như Kyrgyzstan, Belarus và Armenia nên lựa chọn xuất khẩu vào thị trường Nga. 

Để tối ưu hóa những lợi thế mà FTA Việt Nam — Liên minh kinh tế Á — Âu mang lại cho Việt Nam, bà Nguyễn Khánh Ngọc cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, nắm bắt nhu cầu của các quốc gia thành viên trong liên minh. Đồng thời, cần nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của đối tác nhằm tận dụng lợi thế so sánh trước khi Liên minh kinh tế Á — Âu ký kết hiệp định thương mại tự do với các quốc gia khác. 

Sprut-SDM-1 - Sputnik Việt Nam
Nga muốn bán vũ khí mạnh nhất cho Việt Nam
Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ Đặng Hoàng Hải khẳng định, Hiệp định thương mại Liên minh kinh tế Á — Âu đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ thương mại, đầu tư và hợp tác trong nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và EU, đặc biệt là Liên bang Nga. Đây là sự phát triển bền vững nhằm thúc đẩy các mặt hàng giữa hai bên ngày càng mở rộng. 

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, FTA Việt Nam — Liên minh kinh tế Á — Âu chính thức có hiệu lực từ tháng 10/2016 đã mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp cả hai bên trong lĩnh vực đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu; trong đó, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường 183 triệu dân, tổng GDP đạt gần 2,2 nghìn tỷ USD. Ngược lại, doanh nghiệp các nước thành viên EAEU sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường hơn 90 triệu dân của Việt Nam và tiềm năng mở rộng hợp tác với ASEAN. 

Để tận dụng hiệu quả lợi ích mà hiệp định mang lại, theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đẩy mạnh trao đổi thương mại, nhất là nâng cao giá trị xuất khẩu của Việt Nam, các doanh nghiệp không có cách nào khác là sớm điều chỉnh chiến lược cho phù hợp; trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm hàng hóa. Có như vậy, hàng Việt mới đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại ngay chính trên sân nhà và mở rộng thị trường tiêu thụ quốc tế.

Nguồn: TTXVN

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала