Đây chỉ là một số trong những chủ đề báo chí và thông tin về Việt Nam trên những phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua. Chúng tôi gửi tới bạn đọc chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Vào tuần này đã xảy ra hai sự kiện liên quan đến Việt Nam được phản ánh rộng rãi trên báo chí thế giới. Ở Hoa Kỳ thượng nghị sĩ John McCain qua đời vì căn bệnh ung thư não. Ở Nga, ông được biết đến như một người ủng hộ lệnh trừng phạt cứng rắn hơn của Mỹ chống lại Matxcơva. Nhưng, Việt Nam gửi lời chia buồn chân thành tới gia đình thượng nghị sĩ McCain, cựu phi công hải quân Mỹ bị bắn hạ vì ném bom xuống Hà Nội và đã trải qua 5,5 năm là tù nhân chiến tranh tại Việt Nam, như các ấn phẩm trên toàn thế giới nhấn mạnh. Lý do cho điều này là thực tế rằng, ông đã đóng một vai trò trung tâm trong quá trình hòa giải quan hệ Mỹ — Việt. "Có thể nói rằng, John McCain là biểu tượng của sự đối đầu gay gắt nhất giữa hai nước trong thời gian cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài cả thập kỷ, cũng như của sự hợp tác mức độ cao giữa hai nước ở giai đoạn hiện nay, tờ Asia Times cho biết.
Trên báo chí nước ngoài có những bài viết về việc Việt Nam đang tăng cường hợp tác quân sự với nước ngoài. Tuần này, đội máy bay của Không quân Pháp đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam, theo tờ The Diplomat. Tờ Times of Indiaviết về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, bà Sushma Swaraj.
Asia Timescó bài viết về "cuộc ly hôn thập kỷ trong ngành cà phê tại Việt Nam — vụ ly hôn của vợ chồng ông chủ Trung Nguyên.
Còn Euronewsrất phấn khởi với tin rằng, Chính phủ Việt Nam ủng hộ ý tưởng tổ chức giải đua Công thức 1 trên các đường phố Hà Nội.
Rambler News cho biết rằng, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới về diện tích lãnh thổ của các quốc gia trong những năm 1961-2014, Việt Nam bị mất 5% diện tích lãnh thổ. Tất nhiên, nguyên nhân chính là mực nước biển dâng cao. Trên trang Rambler News có bài viết về những vấn đề của ngành du lịch đang ngày càng tăng trưởng ở Việt Nam. Theo ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 2,5 triệu lao động làm trong ngành du lịch. Ông nhận xét rằng, nói chung, triển vọng phát triển ngành du lịch Việt Nam là rất hứa hẹn, nhưng, ngành này có bốn vấn đề chính: thiếu nhân viên lành nghề, thiếu chuyên nghiệp trong việc hợp tác, và việc nhiều nhân viên không có khả năng sử dụng công nghệ kỹ thuật số để làm việc với khách du lịch. Năng suất lao động trong ngành du lịch Việt Nam chỉ bằng 1/15 của Singapore, 1/10 của Nhật Bản và 1/5 của Malaysia.