Vì sao Lào, Trung Quốc kiên quyết thực thi Tổng bí thư kiêm nhiệm Chủ tịch nước?

Học giả Trung Quốc cho rằng, cơ chế "tam vị nhất thể" mà nước này đang áp dụng là tối ưu để thực thi "đảng lãnh đạo tất cả", theo Trí Thức Trẻ.
Sputnik

Lộ trình hình thành thể chế "3 trong 1" ở Trung Quốc

Cơ chế "tam vị nhất thể" chỉ Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc.

Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước?

Trong quá trình Trung Quốc cải cách mở cửa từ cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980, nhu cầu đối ngoại gia tăng nhanh chóng, tần suất tiếp đón khách quốc tế của các lãnh đạo Trung Quốc cũng dày hơn. 

Sau khi ông Dương Thượng Côn kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch nước vào tháng 3/1993, ông Giang Trạch Dân khi đó là Tổng bí thư ĐCSTQ kiêm Chủ tịch Quân ủy trung ương đã được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Trung Quốc, từ đây mô hình lãnh đạo tối cao của đảng và nhà nước giữ vai trò nguyên thủ quốc gia bắt đầu được chế độ hóa.

Sau khi ông Hồ Cẩm Đào kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch Trung Quốc vào tháng 3/2013, Tổng bí thư ĐCSTQ, Chủ tịch Quân ủy trung ương Tập Cận Bình cũng được bầu kế nhiệm để trở thành nguyên thủ nước này theo đúng cơ chế "tam vị nhất thể". 

Hồ Cẩm Đào

Tổng bí thư, Chủ tịch nước trong hệ thống chính trị Việt Nam
Cơ chế này cho phép nhà lãnh đạo có tư cách pháp nhân đại diện cho đất nước, tiến hành các hoạt động ngoại giao nguyên thủ, thăm viếng quốc tế và tham gia các hội nghị quốc tế…

Bình luận vào tháng 3 năm nay, hãng Tân Hoa Xã gọi thể chế "tam vị nhất thể" — tức lãnh đạo đảng, nhà nước, và quân đội Trung Quốc đồng nhất — là một kinh nghiệm thành công trong quản trị quốc gia, mà nước này từng bước tìm tòi trong quá trình trường kỳ nắm quyền thực tiễn của ĐCSTQ.

"Thực tiễn đã chứng minh rõ ràng, việc duy trì đồng bộ các chức vụ Tổng bí thư của đảng, Chủ tịch Quân ủy trung ương của đảng, Chủ tịch Quân ủy trung ương nhà nước, Chủ tịch nước, là thiết chế phù hợp với tình hình [Trung Quốc], bảo đảm đảng và nhà nước quản trị lâu bền; là cơ chế bảo đảm lãnh đạo của ĐCSTQ, nước CHND Trung Hoa, và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đạt được 'tam vị nhất thể'" — Tân Hoa Xã viết.

Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa (1966-1976), Trung Quốc có hơn mười năm khuyết Chủ tịch nước do Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ bị thanh trừng. 

'Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đủ uy tín làm Chủ tịch nước'
Phải đến năm 1982 hiến pháp Trung Quốc được sửa đổi dưới sự giám sát của Đặng Tiểu Bình đã khôi phục chế độ Chủ tịch nước, nhưng xóa bỏ hai quyền lực được quy định với chức vụ này trong bản hiến pháp 1954, là "quyền triệu tập hội nghị quốc vụ tối cao" và "quyền thống soái lực lượng vũ trang" — từ đây đưa Chủ tịch Trung Quốc thành chức vụ hoàn toàn mang tính tượng trưng.

Phải đến năm 1993, khi trường hợp "tam vị nhất thể" của ông Giang Trạch Dân xuất hiện, thì vai trò Chủ tịch Trung Quốc mới không còn chỉ là nguyên thủ trên danh nghĩa, mà cho phép vận dụng tổng thể quyền lực của 3 chức vụ, đồng nghĩa với Trung Quốc trên thực tế có một nguyên thủ "thực quyền" — tác giả Lý Quế Hoa, từ Học viện chủ nghĩa Marx, Đại học Nhân dân Trung Quốc, phân tích trên tờ Nhân dân Nhật báo.

Tập Cận Bình

Học giả Trung Quốc: "Tam vị nhất thể" là thiết chế lãnh đạo tối ưu để đảng Cộng sản lãnh đạo tất cả

“Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước sẽ được toàn dân ủng hộ, đồng tình"
Giữa tháng 3/2018, tạp chí Cầu Thị — cơ quan của Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ — đăng bài xã luận của ông Trương Quốc Tộ, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu văn hóa quyền lực mềm Trung Quốc, nói về những mặt vượt trội của thể chế "3 trong 1".

Theo ông Trương, ưu thế của thể chế này là nó có lợi để thực thi "đảng lãnh đạo tất cả".

"Tổng bí thư kiêm nhiệm Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy có lợi cho việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của đảng đối với 'đảng-chính phủ-quân đội-nhân dân' và [theo vùng miền] 'đông-tây-nam-bắc-trung tâm', có lợi cho giữ vững và bảo vệ uy quyền của trung ương đảng, có lợi cho phát huy ưu thế trong cơ chế lãnh đạo tập trung thống nhất của trung ương đảng," học giả người Trung Quốc viết.

100% đồng ý giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc Hội bầu làm Chủ tịch nước
Ông Trương đánh giá, một trong nhiều kinh nghiệm quý báu mà Trung Quốc thu được từ công cuộc cải cách mở cửa chính là "không dao động, giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện của ĐCSTQ, nhằm bảo đảm phương hướng chính xác, ý chí thống nhất, tinh lực tập trung, quyết sách hiệu quả, quán triệt thông suốt".

"Muốn giữ vững sự lãnh đạo toàn diện của ĐCSTQ thì nhất thiết phải thực hiện được chế độ bảo đảm cho 'tam vị nhất thể'," ông nhận định. "Việc nhiệm kỳ của 'tam vị' (3 chức vụ) có thể thống nhất, cùng tiến cùng lui, sẽ bảo đảm sự lãnh đạo của đảng bao phủ toàn bộ thời gian và tất cả lĩnh vực trong một nhiệm kỳ."

Thể chế được giới tinh anh chính trị và xã hội đồng thuận

Tác giả Cường Thế Công, từ Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), trong cuốn Thời đại Khai phóng — xuất bản năm 2009 — đề cập đến "hiến pháp bất thành văn" và mối liên quan trong sự hình thành của cơ chế "tam vị nhất thể".

Việt Nam từng có tiền lệ Chủ tịch Đảng giữ chức Chủ tịch nước
Theo ông Cường, những quy chuẩn bất thành văn — hay có thể gọi là "thông lệ hiến pháp" cần phải được nhận thức chung bởi tầng lớp chính trị tinh anh, cũng như hình thành được sức ràng buộc về văn hóa truyền thống và chính trị truyền thống trong quần chúng nhân dân.

Ông chỉ ra, cơ chế "tam vị nhất thể" ở Trung Quốc đã được tầng lớp tinh anh chính trị cấp cao tiếp nhận và trở thành một "thông lệ hiến pháp" phù hợp với trật tự của hiến pháp Trung Quốc, và do đó sức ràng buộc của nó không hề kém so với một hiến pháp thành văn.

Nhờ có thông lệ ràng buộc này —  ông Cường Thế Công nêu — mà ông Hồ Cẩm Đào sau khi được bầu làm Tổng bí thư ĐCSTQ năm 2002 thì tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Trung Quốc tại kỳ họp Quốc hội đầu năm 2003, và đến năm 2004 giữ tiếp chức vụ Chủ tịch Quân ủy.

Cựu Chủ tịch Mao Trạch Đông

Thời điểm chín muồi để thực hiện Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước
Ông Giang Trạch Dân trong diễn văn kết thúc chức vụ Chủ tịch Quân ủy trung ương tháng 9/2004, lần đầu tiên nêu rõ tính thông lệ hiến pháp của thể chế lãnh đạo "3 trong 1", từ đó đẩy mạnh tính ràng buộc của thông lệ này.

"Thể chế lãnh đạo và hình thức lãnh đạo 'tam vị nhất thể' các chức vụ Tổng bí thư của đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy đối với một đảng lớn, một nước lớn như chúng ta mà nói, thì không chỉ là bắt buộc, mà còn là biện pháp thỏa đáng nhất," ông Giang nói.

Trong một xã luận vào tháng 2 năm nay, tờ Nhân dân Nhật báo — cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ — cũng khẳng định thể chế lãnh đạo "3 trong 1" là có lợi và đáng áp dụng.

"Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý," tờ báo viết. 

"Thi hành thể chế lãnh đạo đảng và nhà nước 'tam vị nhất thể' có lợi cho bảo vệ uy quyền của trung ương đảng và sự lãnh đạo tập trung thống nhất của đảng; có lợi cho tăng cường và cải thiện vai trò lãnh đạo của đảng đối với quốc gia và xã hội; có lợi cho bảo đảm điều phối các cơ quan chính quyền nhà nước và vận hành hiệu quả các thể chế quốc gia; có lợi cho tổ chức và thúc đẩy các hạng mục nhà nước; và là ưu thế chế độ cũng như ưu thế chính trị của quốc gia Xã hội chủ nghĩa."

Trên thuận ý trời, dưới hợp lòng người
Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, không chỉ Trung Quốc mà một số nước khác cũng đã thực hiện việc nhất thể hóa giữa đảng và nhà nước ở những mức độ khác nhau.

Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang mạn đàm với cựu lãnh đạo Cuba Fidel Castro

Ví dụ ở Lào, người đứng đầu Đảng và người đứng đầu Nhà nước là một. Người giữ hai cương vị này hiện nay tại Lào là ông Bounnhang Vorachith.

Hoặc ở Cuba, mức độ nhất thể hóa còn cao hơn nữa — người đứng đầu Đảng, người đứng đầu Nhà nước và đứng đầu Chính phủ Cuba chỉ là một. Trong nhiều năm, Fidel Castro đồng thời là Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba. Sau đó, người kế nhiệm ông là Raul Castro cũng giữ đồng thời các chức vụ trên cho đến tháng 4/2018.

Thảo luận