Triết lý giáo dục của Việt Nam là gì?

Ngày 15/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Giáo dục sửa đổi. Vấn đề nâng chuẩn chất lượng giáo viên đã nhận được sự quan tâm của nhiều ĐBQH, báo Diễn đàn Doanh nghiệp thảo luận về vấn đề này.
Sputnik

ĐBQH Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho rằng, không quá khó để tìm một câu khẩu hiệu trong các trường học hiện nay nhưng không có khẩu hiệu nào đủ cô đọng khái quát ở tầm tư tưởng để định hướng triết lý giáo dục ở Việt Nam.

7 học sinh nói xấu thầy cô trên Facebook: ‘Đuổi học sinh là sự thất bại của nền giáo dục’

Triết lý giáo dục vốn được xem là kim chỉ nam trong toàn bộ hoạt động giáo dục. Nếu như Phần Lan có triết lý: "Phải có niềm tin vào con người", Singapore với nền tảng:

"Trường học tư duy, quốc gia học tập" thì giáo dục Nhật Bản vận hành theo triết lý "Một người học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức". Trên nền tảng đó những cơ chế, chính sách được ban hành nhằm thỏa mãn các điều kiện của 4 trụ cột do đó nền giáo dục của các quốc gia trên đạt trình độ phát triển được cả thế giới thừa nhận.

Mạnh dạn tháo bỏ tư duy cũ

4 lần bán dâm mới đuổi học: Giáo dục kiểu gì vậy?
Theo ông Nhân, từ triết lý giáo dục của các nước, không ít các học giả, nhà nghiên cứu đặt câu hỏi vậy triết lý giáo dục của Việt Nam là gì? Liệu từ mục tiêu nội dung và phương pháp được chế định trong dự án luật lần này chúng ta soi rọi được gì để có thể khái quát thành triết lý giáo dục của Việt Nam? So sánh với Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua cách đây 20 năm thì dường như không thay đổi gì nhiều, nội dung, phương pháp giáo dục từng ấy năm qua vấp phải không ít phản ứng của dư luận xã hội.

 "Phải chăng sự kiên trì đeo đuổi phương pháp giáo dục 20 năm qua vẫn chưa thể phát huy được các đức tính cần có của người học. Không hiếm trường hợp người học, sinh viên ra trường không viết được nổi một văn bản hay nhiều doanh nghệp than phiền khi phải tuyển dụng sinh viên vừa ra trường vào đơn vị", ông Nhân bình luận. 

Phải làm rõ xem có âm mưu phá hoại bên trong Bộ Giáo dục hay không?
Ông Nhân nhấn mạnh đến một yếu tố: Dường như việc chưa dành nhiều thời gian để đào tạo kỹ năng mềm từ nhà trường và tính chưa tự giác của người học đã cho ra đời những sản phẩm giáo dục khó lòng đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và xã hội. Việc cắp sách đến trường mới chỉ dừng lại ở nghĩa vụ mà chưa phải là niềm vui, niềm khao khát được hướng dẫn để tiếp cận kho tàng tri thức của nhân loại.

Trên quan điểm đó, ông Nhân cho rằng, điều vượt lên trên sứ mệnh của giáo dục chỉ có thể là mạnh dạn tháo bỏ tư duy cũ kỹ đã ăn sâu vào tiềm thức trong dạy và học. Đời người chỉ có một thời gian ngắn ngủi ngồi trên ghế nhà trường, do đó những gì là tinh hoa của nhân loại, dân tộc và thời đại cần phải được chắt lọc để hướng dẫn thế hệ trẻ. 

"Các trụ cột được diễn giải như thế nào đi chăng nữa không vượt qua phạm trù cơ bản là đạo đức và tri thức và đó cũng là sứ mệnh, là hồn cốt triết lý của giáo dục. Chất liệu chính của một triết lý giáo dục có thể là sự hướng thiện con người đi cùng với suy từ, trăn trở về trách nhiệm của bản thân trước vận mệnh thịnh suy của đất nước. Một nền giáo dục thiếu triết lý như thiếu một ngọn hải đăng dẫn đường. Thiếu triết lý giáo dục cũng góp phần làm đất nước thiếu đi một triết lý phát triển vì tất cả khởi thủy về giáo dục. Do đó, cần mạnh dạn tư duy cho một nền giáo dục thỏa mãn điều kiện và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", ông Nhân cho hay.

Giáo viên Toán "thách đố" Bộ trưởng Bộ Giáo dục dạy Toán lớp Một
Cùng chung quan điểm, ĐB Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) cho rằng, mục tiêu của giáo dục là đổi mới căn bản, sâu sắc, toàn diện giáo dục. Tuy nhiên, nhiều cử tri hỏi đại biểu thế nào là căn bản, sâu sắc, toàn diện giáo dục. Câu hỏi đó chưa có câu trả lời thỏa đáng. Muốn đổi mới căn bản, sâu sắc, toàn diện trong giáo dục phải đi tìm trụ cột. Làm thế nào để tạo ra triết lý giáo dục của Việt Nam hiện nay? Tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong trụ cột chúng ta cần phải chú ý.

"Bản thân nhà giáo dục cũng phải được giáo dục"

Theo ĐBQH Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An), giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên có vị trí quan trọng trong tiềm lực phát triển nguồn lực con người. Đội ngũ giáo viên mầm non là nhân tố quyết định chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Vì vậy mục tiêu xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non được đào tạo bài bản, có chất lượng, đạo đức là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Do đó, cần nâng chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm.

Theo ông Hiền, báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, giảng viên mầm non của cả nước trong năm học 2017-2018 là 337.558 người, số giáo viên đạt chuẩn trung cấp là 332.403 người và theo chuẩn của luật giáo dục sửa đổi, số giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ cao đẳng là 107.150 người. Như vậy đây là số lượng khá lớn và điều đáng quan tâm là phần nhiều các giáo viên chưa đạt chuẩn, tuổi đời lớn, tập trung ở địa phương, vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

"Để giải quyết tình trạng này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có lộ trình, có nguồn lực, phương pháp để thực hiện cụ thể: Đào tạo cuốn chiếu, liên thông phù hợp với từng địa bàn, địa phương. Tuy nhiên, từ thực tiễn cho thấy mặc dù có thể đúng về chủ trương nhưng thiếu các quy định cụ thể thì việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp. Vì vậy đề nghị cần có quy định xây dựng hợp lý để giáo viên yên tâm công tác trên cơ sở bố trí, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng chuẩn hàng năm phù hợp với yêu cầu giảng dạy, tránh tình trạng thiếu giáo viên cục bộ ở một số nơi còn tiếp tục phải hợp đồng để giảng dạy", ông Hiền nói.

Đồng thời, khi thực hiện đại trà thì các địa phương vùng núi, vùng sâu, vùng xa sẽ gặp khó khăn nên cần tính đến đặc thù của địa phương để có triển khai hiệu quả. 

40 năm vẫn "thực nghiệm": GS Đại sinh nhầm thời hay nền giáo dục ngồi nhầm chỗ?
Vẫn theo ĐBQH Cao Đình Thưởng, cần phải đầu tư cho "máy cái" của giáo dục là các trường sư phạm. Cần chọn người có phẩm chất, năng lực vào các trường sư phạm. Phải nâng cao vị thế và có chế độ ưu đãi rất cao với nhà giáo, thực hiện hướng chuẩn cho giáo viên, phương thức đào tạo tiến tới giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông đều phải có trình độ đại học. Tuy nhiên nếu như trường y, thời gian đào tạo là 6 năm thì thời gian đào tạo giáo viên mầm non chỉ 2,5-3 năm.

"Giáo dục một người đàn ông thì được một con người. Giáo dục một người phụ nữ được một gia đình. Giáo dục một người thầy được cả một thế hệ", ông Thưởng nói, từ đó đề nghị hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong thời gian tới.

Cùng chung quan điểm, ĐB Lê Tuấn Tú (Khánh Hòa) cho rằng, về đào tạo giáo viên, hiện nay có tới 96 đơn vị tham gia đào tạo giáo viên, nhiều cơ sở từ trung cấp lên cao đẳng cũng được đào tạo giáo viên. Cần bỏ quy định về đào tạo chứng chỉ sư phạm, hướng tới đầu tư cho các cơ sở đào tạo giáo viên trọng điểm để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

"Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên suy nghĩ xem mình có đủ sức làm Bộ trưởng không"
Theo ĐB Ka H'Hoa (Đăk Nông), riêng đối với quy định có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên mầm non, cần tính toán đến lộ trình thực hiện và yếu tố tác động từ thực tiễn. Song song với nâng chuẩn trình độ giáo viên, cần nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng đãi ngộ đối với giáo viên.

Còn ĐBQH Hứa Thị Hà (Tuyên Quang) thì đề nghị, cần nâng chuẩn giáo viên mầm non và giáo viên bậc THCS, đồng thời cần có chính sách để thu hút người giỏi vào ngành sư phạm. Nói như lời ĐB Leo Thị Lịch (Bắc Giang) thì C. Mác đã nói "bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục", do đó người thầy giáo cần phải tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ. Nhà giáo dục có trình độ mới tạo được nền giáo dục có chất lượng.

Thảo luận