Biển Đông

Mỹ có thể mất đồng minh quân sự ở Đông Nam Á

Không loại trừ khả năng Philippines sẽ hủy bỏ hoàn toàn Hiệp định phòng thủ chung Mỹ-Philippines 1951. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana kêu gọi đánh giá lại Hiệp ước phòng thủ chung.
Sputnik

Chuyên gia quân sự Vladimir Yevseyev nhận xét rằng, Trung Quốc có thể tận dụng tình huống này để tạo ra căn cứ hậu cần cho lực lượng hải quân tại Philippines. Đây là cách đáp trả của Trung Quốc, mà có lẽ, Hoa Kỳ chưa sẵn sàng cho điều đó, ông Yevseyev nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Philippines chỉ trích Mỹ là "vòng vo" trong Hiệp ước phòng thủ chung vì thế Manila có thể đánh giá lại thỏa thuận với Washington. Đặc biệt trong bối cảnh các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Không phải ngẫu nhiên mà Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã nêu câu hỏi: "Hiệp ước này có còn phù hợp với an ninh của chúng ta nữa không? Có thể không". Ví dụ, Manila so sánh liên minh với Hoa Kỳ với hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật năm 1951. Hiệp ước đồng minh của Hoa Kỳ với Nhật Bản bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Mỹ hứa sẽ cung cấp sự hỗ trợ quân sự để bảo vệ Nhật Bản trước các cuộc tấn công vũ trang.

Philippines loay hoay mắc kẹt trong quan hệ Mỹ - Trung

Nhưng, hiệp ước đồng minh Mỹ — Philippines không khẳng định sự bảo đảm tương tự như vậy cho Philippines. Manila hiểu rõ rằng, họ không thể dựa vào sự hỗ trợ của quân đội Mỹ nếu có mối đe dọa thực sự đối với lợi ích của Philippines tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Hoàn cảnh này khiến quân đội Philippines vỡ mộng bởi vì liên minh không hiệu quả với Hoa Kỳ đang cản trở quá trình phát triển quan hệ quân sự với Trung Quốc. Nhờ ba chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Philippines và chuyến thăm Manila của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nước đã tăng cường mối quan hệ quân sự. Nhưng, các chuyên gia quân sự cả ở Manila và Bắc Kinh đều nhận thức rõ rằng, về mặt chiến thuật và hỗ trợ vật chất, quân đội Philippines được xây dựng theo tiêu chuẩn quân sự của Mỹ. Có chú ý đến lịch sử gần 70 năm của liên minh quân sự Mỹ-Philippines, việc định hướng lại quân đội Philippines để hợp tác với Trung Quốc là một nhiệm vụ khó khăn.

Tất nhiên, sẽ rất tốt nếu sự hợp tác giữa Trung Quốc và Philippines trong lĩnh vực quân sự thoát khỏi cái bóng của nước Mỹ, — ông Yang Mian, một chuyên gia phân tích chính trị của Trung tâm Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Truyền thông Trung Quốc, nói.

Mặc dù Trung Quốc và Philippines có tranh chấp lãnh thổ, mối quan hệ song phương nói chung vẫn ổn định. Đặc biệt, sau khi nhậm chức, Tổng thống Duterte luôn theo đuổi chính sách thân thiện với Trung Quốc, ông Yang Mian nói với Sputnik.

Hai năm sau khi "ly hôn" với Mỹ, Philippines vẫn "há miệng chờ sung" từ Trung Quốc

Xét theo mọi việc, Lầu Năm Góc nhận thức được rằng, họ có thể mất một đồng minh trung thành ở châu Á. Đặc biệt là sau khi Mỹ chỉ trích gay gắt những hành động cứng rắn của Tổng thống Philippines trong cuộc chiến chống ma túy. Khi đó Hoa Kỳ trên thực tế đã chấm dứt sự hỗ trợ quân sự cho đất nước này. Bây giờ, sau khi Mỹ chính thức trả cho Philippines bộ chuông lịch sử Balangiga (bộ chuông đã bị quân đội Mỹ lấy khỏi nhà thờ ở thị trấn Balangiga vào năm 1901 làm chiến lợi phẩm), Washington có thể hy vọng vào sự tan băng trong quan hệ quân sự với Philippines. Tuy nhiên, hai nước vẫn chưa thể khép lại chương đen tối này trong lịch sử quan hệ Mỹ-Philippines. Chứng tỏ về điều đó không chỉ là ý định của Bộ trưởng Quốc phòng  Philippines đánh giá lại quan hệ quân sự với Hoa Kỳ. Tổng thống Duterte không chấp nhận lời mời thăm Mỹ của Tổng thống Donald Trump. Nếu kịch bản của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines được "bật đèn xanh" trong tương lai gần, rất có thể Tổng thống Duterte sẽ mất khả năng sang thăm đồng minh quân sự.

Chuyên gia quân sự Vladimir Yevseev nhận xét rằng, việc hủy bỏ Hiệp định phòng thủ chung Mỹ-Philippines sẽ chỉ ra những thay đổi địa chính trị quan trọng đang diễn ra ở khu vực Ấn Độ Dương — Thái Bình Dương.

Lầu Năm Góc nói rằng Philippines nên hợp tác với Mỹ hơn với Nga

Nếu một trong những quốc gia mới gần đây được coi là nước đồng minh khá thân cận của Mỹ chấm dứt hiệp ước an ninh chung, thì không chỉ Trung Quốc, mà cả Nga cũng có thể có cơ hội mới để xây dựng quan hệ với Philippines. Trong chính sách đối ngoại Manila có thể thực thi đường lối độc lập hơn, mà điều đó đáp ứng lợi ích của Trung Quốc và Nga. Có chú ý đến ảnh hưởng của Trung Quốc tại Philippines, các chuyên gia dự đoán những kịch bản khác nhau. Đối với Trung Quốc, điều rất quan trọng là các hàng không mẫu hạm đang được xây dựng phải có khả năng ghé vào các cảng Philippines. Ngoài ra, Bắc Kinh muốn tạo ra ở đó các trung tâm hậu cần cho hạm đội Trung Quốc. Đây là cách đáp trả của Trung Quốc, mà có lẽ, Hoa Kỳ chưa sẵn sàng cho điều đó. Bắc Kinh đang phải giáng trả những âm mưu của Washington loại bỏ Trung Quốc như đối thủ cạnh tranh toàn cầu, và việc phá vỡ quan hệ quân sự Mỹ-Philippines có thể dẫn đến những thay đổi địa chính trị quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, — chuyên gia nói với Sputnik.

Các nhà quan sát không loại trừ rằng, cuộc tổng tuyển cử vào ngày 24/3/2019 tại Thái Lan cũng có thể làm lung lay vị trí khá mạnh của quân đội Hoa Kỳ tại đất nước này. Bắc Kinh đã sẵn sàng chiếm lĩnh vị trí của Mỹ, trong 2-3 năm qua Trung Quốc đã tăng cường mối quan hệ quân sự với Thái Lan. Trong những điều kiện này, liệu Hoa Kỳ có thể bù đắp cho sự mất mát trong phe đồng minh ở Đông Nam Á bằng cách phát triển quan hệ quân sự với Việt Nam? Câu trả lời cũng phụ thuộc phần lớn vào Bắc Kinh.

Thảo luận