‘Rồng lửa’ S-300PMU1 Việt Nam để bắn mục tiêu tỷ đô vì sao chỉ mang 3 hoặc thậm chí 2 đạn?

Tên lửa S-300PMU1 hiện đại của Việt Nam là vũ khí phòng thủ chiến lược cho dù bắn được nhiều loại phương tiện bay nhưng thường chỉ ưu tiên những mục tiêu đặc biệt giá trị, bài bình luận trên báo Trí Thức Trẻ lý giải.
Sputnik

Trước sự tiến bộ đến chóng mặt của công nghệ hàng không khi các quốc gia phát triển khi liên tiếp cho ra đời nhiều loại phương tiện bay thế hệ mới như máy bay tiêm kích - ném bom tàng hình, tên lửa hành trình, UAV tầm xa,... và để đáp ứng yêu cầu tác chiến trong tình hình mới, Quân chủng PK-KQ đã được ưu tiên tiến thẳng lên hiện đại.

Chuyên gia: Tên lửa phòng không A-72 của Việt Nam có thể bảo vệ "những hệ thống đàn anh"

Những năm qua, nhiều vũ khí, khí tài hiện đại đã được mua sắm trang bị cho các đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Tổ quốc như tiêm kích Su-30MK2; tên lửa phòng S-300PMU1, tên lửa phòng không SPYDER; radar tầm xa ELM-2288ER, radar bắt mục tiêu tàng hình RV-02, Kochulga,...

Tên lửa S-300PMU1 là vũ khí phòng thủ chiến lược...

Hai Trung đoàn 64 (Sư đoàn 361) và Trung đoàn 93 (Sư đoàn 367) được trang bị tên lửa phòng không S-300PMU1 là vũ khí phòng thủ chiến lược, thuộc loại tiên tiến nhất thế giới hiện nay với nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ các trung tâm chính trị - kinh tế đặc biệt quan trọng và sẵn sàng cơ động chiến đấu khi có yêu cầu.

‘Rồng lửa’ S-300PMU1 Việt Nam để bắn mục tiêu tỷ đô vì sao chỉ mang 3 hoặc thậm chí 2 đạn?

Mặc dù có thể bắn được nhiều loại mục tiêu khác nhau từ máy bay tiêm kích thông thường cho tới các loại mục tiêu "khó nhằn" như tiêm kích tàng hình, tên lửa đạn đạo, các phương tiện bay cỡ nhỏ có diện tích phản xạ radar thấp - bay bám địa hình nhưng S-300PMU chỉ để dành bắn những mục tiêu chiến lược, không phải để đánh mục tiêu chiến thuật.

Các mục tiêu như máy bay tiêm kích - ném bom tàng hình hay tên lửa đạn đạo, máy bay trinh sát gây nhiễu điện tử, máy bay cảnh báo sớm có giá trị hàng trăm triệu USD hay thâm chí tới hàng tỷ USD sẽ luôn được tên lửa S-300PMU1 Việt Nam ưu tiên "chăm sóc kỹ" nhằm tạo ra những bước ngoặt, đánh thẳng vào uy thế, danh tiếng của đối phương.

Tàu tên lửa "Dagestan": "người anh em" của "Gepard" Việt Nam

Chỉ có diệt các mục tiêu này mới khiến đối phương chùn bước.

Sở dĩ S-300PMU1 phải để dành đạn cho những mục tiêu có giá trị cao do giá thành của mỗi quả đạn tên lửa 48N6E hay 48N6E2 thuộc tổ hợp này rất đắt, có thể lên tới hàng triệu USD mỗi quả trong khi điều kiện Việt Nam chưa cho phép trang bị đủ đạn để các đơn vị bắn thoải mái "bất cứ mục tiêu nào".

Tất nhiên, trong những trường hợp nhất định, ví dụ như máy bay chiến thuật của địch trực tiếp đe dọa hay tiến công trận địa S-300PMU1 thì để tự bảo vệ mình, các đơn vị vẫn phải phóng đạn tiêu diệt chúng.

‘Rồng lửa’ S-300PMU1 Việt Nam để bắn mục tiêu tỷ đô vì sao chỉ mang 3 hoặc thậm chí 2 đạn?

.. nhưng sao chỉ mang 3 thậm chí 2 đạn?

Trong các đợt diễn tập bắt mục tiêu hoặc hội thao kíp chiến đấu tên lửa S-300PMU1 gần đây, chúng ta thường thấy các xe bệ phóng của tổ hợp này thường chỉ mang 3 thậm chí 2 đạn, hiếm khi mang đủ 4 tên lửa trong ống phóng kiêm ống bảo quản theo thiết kế. Tại sao vậy?

Thứ nhất, do trong thời bình ít có tình huống đối phương bất ngờ sử dụng đòn tập kích đường không ồ ạt, nên các đơn vị tên lửa S-300PMU1 mặc dù được giao nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu vẫn chuẩn bị đủ đạn theo cơ số nhưng không nhất thiết phải lắp đủ tên lửa lên bệ phóng.

‘Rồng lửa’ S-300PMU1 Việt Nam để bắn mục tiêu tỷ đô vì sao chỉ mang 3 hoặc thậm chí 2 đạn?

Chỉ khi nào thực sự có nguy cơ đe dọa thì lúc đó, với sự nhuần nhuyễn ăn ý của các kíp chiến đấu được rèn luyện trong nhiều năm qua sẽ nhanh chóng bổ sung đầy đủ đạn cho tất cả các bệ phóng một cách nhanh chóng, sẵn sàng ứng phó nếu có tình huống xảy ra.

Hệ thống tên lửa phòng không Spyder của Israel không đáp ứng được kỳ vọng của Việt Nam

Thứ hai, như đã nói ở trên, giá thành mỗi quả đạn tên lửa rất đắt đỏ, để đảm bảo hệ số kỹ thuật ở mức cao, tăng tuổi thọ của đạn, đòi hỏi các tên lửa phải được bảo quản trong điều kiện tốt nhất trong nhà kho có thiết kế theo đúng tiêu chuẩn hướng dẫn của nhà sản xuất với máy hút ẩm, thậm chí là cả điều hòa nhiệt độ 24/24,...

Chỉ có như vậy, chất lượng đạn mới giữ được lâu, đảm bảo khi cần có thể kiểm tra nhanh và đưa vào sử dụng chiến đấu được ngay.

Thứ ba, việc lắp ít đạn lên xe bệ phóng hơn so với thiết kế giúp tiếp kiệm được kinh phí huấn luyện do tiêu hao nhiên liệu/năng lượng điện của các thành phần trong tổ hợp khá lớn, đồng thời giữ được số giờ hoạt động dự trữ được nhiều hơn, phục vụ công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu lâu dài.

‘Rồng lửa’ S-300PMU1 Việt Nam để bắn mục tiêu tỷ đô vì sao chỉ mang 3 hoặc thậm chí 2 đạn?

Mặc dù, qua hơn 10 năm kể từ khi tiếp nhận tên lửa S-300PMU1, các đơn vị vẫn chưa bắn đạn thật do nhiều yếu tố khách quan (đặc biệt là thiếu thao trường phù hợp do tầm bắn của tên lửa này có thể lên tới 150km) nhưng hệ thống huấn luyện mô phỏng đã giúp các kíp chiến đấu có thể thực hành huấn luyện các tình huống chiến đấu hết sức phức tạp và y như thật.

Hy vọng trong các năm tới, các kíp chiến đấu tên lửa S-300PMU1 Việt Nam sẽ sớm có điều kiện diễn tập thực binh và bắn đạn thật nhằm kiểm tra trình độ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu bởi lẽ chỉ có qua "thực chiến" mới đánh giá hết được tình trạng kỹ thuật cũng như khả năng làm chủ loại vũ khí phòng thủ hiện đại bậc nhất này.

Thảo luận