“Sát thủ săn ngầm” P-3 Orion từng bị bắn rơi ở Việt Nam?

P-3 Orion là một cái tên không lạ trong “làng” máy bay săn ngầm đang được Việt Nam để ý tới. Tuy nhiên, có một điều rất ít người biết, loại máy bay này từng tham gia chiến tranh Việt Nam và chịu thiệt hại đáng kể, theo Kiến Thức.
Sputnik

P-3 Orion là một trong những loại máy bay tuần tra biển - chống tàu ngầm nổi tiếng nhất thế giới do Mỹ sản xuất và sử dụng đã hơn 50 năm qua. Đáng quan tâm, dòng máy bay này đang là một trong những "ứng cử viên" sáng giá cho một suất trong Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Chuyên gia: Tên lửa phòng không A-72 của Việt Nam có thể bảo vệ "những hệ thống đàn anh"

Với tầm bay xa, thời gian hoạt động dài, vũ khí khí tài hiện đại, độ tin cậy cao, P-3 Orion được cho là rất phù hợp với những yêu cầu trong hoạt động bảo vệ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Việt Nam hiện nay. Chúng ta được cho là đã để ý P-3 từ khá lâu, nhưng vì nhiều vấn đề mà tới nay vẫn chưa thể có được chúng.

Tạm gác lại khả năng của P-3 Orion mà Việt Nam nhắm tới, có một điều mà chúng ta có thể không phải ai cũng biết, dòng máy bay này hóa ra từng tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ trong quá khứ và dĩ nhiên chúng chịu thiệt hại không hề nhỏ.

“Sát thủ săn ngầm” P-3 Orion từng bị bắn rơi ở Việt Nam?

Chính thức ra đời năm 1959, đi vào phục vụ tháng 8/1962 và chỉ đúng 3 năm sau đó – năm 1965. Thời điểm mà Mỹ leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc và tích cực đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở miền Nam Việt Nam. Cũng như nhiều khí tài khác thời này, Mỹ nhanh chóng đem P-3 Orion triển khai tới Philippines và Việt Nam chuẩn bị cho các kế hoạch tối mật.

Giàn "tên lửa 8 nòng" và "đứa con khỏe mạnh của Đào Huy Vũ" trên bãi biển Cửa Việt

Chiến tranh Việt Nam có thể xem là cuộc chiến đầu tiên mà máy bay P-3 Orion tham gia. Theo các tài liệu mà Mỹ giải mật sau này, P-3 Orion được triển khai chủ yếu trong chiến dịch Market Times nhằm đối phó với tuyến đường biển chi viện cho miền Nam của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (mà ta hay gọi là đường Trường Sơn trên biển hay đoàn tàu không số).

Nhiệm vụ của P-3 Orion giai đoạn này chủ yếu là tuần tra vùng ven biển Việt Nam, phát hiện các chuyến tàu khả nghi và thông báo cho lực lượng tuần duyên của Mỹ-VNCH đánh chặn.

“Sát thủ săn ngầm” P-3 Orion từng bị bắn rơi ở Việt Nam?

Nhìn chung, hoạt động của P-3 Orion không có gì là nổi bật ở Việt Nam, ngoài chúng nhiều loại máy bay do thám – trinh sát khác cũng được huy động để tìm kiếm các “đoàn tàu không số” của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong ảnh, biên đội P-3 Orion hoạt động ở bờ biển Việt Nam năm 1969.

Hệ thống tên lửa phòng không Spyder của Israel không đáp ứng được kỳ vọng của Việt Nam

Tất nhiên, P-3 Orion cũng chịu các tổn thất trong quá trình tham chiến dù rằng chúng hiếm khi thả bom hay ngư lôi mà chủ yếu quan sát và cảnh giới báo trên không. Theo phía Mỹ, Tháng 2/1968, một chiếc P-3B của phi đội VP-26 gặp nạn khiến cả phi hoàn thiệt mạng. Ban đầu người ta cho rằng máy bay gặp sự cố, nhưng sau đó xác nhận đã bị trúng đạn phòng không.

Hai tháng sau, tháng 4/1968, một chiếc P-3B thuộc phi đội VP-26 bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không trên vịnh Thái Lan, cả phi hành đoàn thiệt mạng. Tuy nhiên, có một điều lạ là Mỹ không tiết lộ lực lượng nào bắn rơi những chiếc P-3, vì thời bấy giờ lực lượng của quân giải phóng miền Nam trên biển hầu như không có.

“Sát thủ săn ngầm” P-3 Orion từng bị bắn rơi ở Việt Nam?

Các phiên bản mà Mỹ từng triển khai trong cuộc chiến tranh Việt Nam không được tiết lộ rõ, chỉ biết rằng nó bao gồm khá nhiều kiểu từ thế hệ đầu P-3A tới hệ 2 P-3B cùng các phiên bản đặc biệt như EP-3 phục vụ các chiến dịch tối mật của CIA.

Việt Nam sắm tên lửa, UAV Israel, báo Trung Quốc gièm pha "muốn thành cường quốc quân sự"

Khí tài trên máy bay săn ngầm P-3 Orion thời bấy giờ thuộc hàng hiện đại, tất nhiên không thể so với bây giờ. Chúng được cho là trang bị radar trinh sát AN/APG-66, sonar thủy âm, hệ thống phát hiện từ tính lạ ở đuôi. Máy bay trang bị 4 động cơ cánh quạt cho tốc độ bay khoảng 600-700km/h, tầm bay cực đại tới gần 9.000km, nhưng bán kính tác chiến chỉ vào khoảng 2.500km, dự trữ hành trình có thể lên tới 14-15 tiếng liên tục.

Thời bấy giờ, P-3 Orion chưa được trang bị tên lửa hành trình chống hạm Harpoon, nhưng mang được các loại ngư lôi 324mm kiểu Mk44 (tầm bắn 5,5km), Mk46 (tầm bắn 10km) cùng các loại thủy lôi hoặc bom chìm chống ngầm.

Thảo luận