Việt Nam thử nghiệm vắc-xin ngừa lao để chống Covid-19?

Theo Bộ Y tế Việt Nam cập nhật tình hình chống dịch Covid-19, Việt Nam bước sang ngày thứ 4 liên tiếp không khi nhận ca mắc SARS-CoV-2 mới. Chưa có trường hợp tử vong vì coronavirus, trong khi đó đã có 207 người được chữa khỏi.
Sputnik

Về khả năng xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, Việt Nam có 111 phòng xét nghiệm đủ năng lực đáp ứng nhu cầu xét nghiệm coronavirus đối với kỹ thuật Realtime RT- PCR, trong số này có 39 phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định Covid-19.

Có nhân viên Samsung Bắc Ninh mắc Covid-19: Ổ dịch Hạ Lôi, chợ hoa Mê Linh phức tạp

Đặc biệt, Việt Nam sẽ tiêm thử nghiệm vắc-xin ngừa lao để chống Covid-19. Trong đó, sẽ có khoảng 800 y bác sĩ và nhân viên y tế tiếp xúc gần với ca bệnh Covid-19 ở Việt Nam sẽ được tiêm thử nghiệm vắc-xin ngừa bệnh lao để đề tài nghiên cứu tìm mối liên quan giữa vắc-xin này trong việc phòng nCoV.

Tham dự Hội nghị trực tuyến các Bộ trưởng Y tế G20, Thứ trưởng Trương Quốc Cường đã chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam và ASEAN trong cuộc chiến phòng chống đại dịch SARS-CoV-2.

Việt Nam 4 ngày liền không có thêm người nhiễm Covid-19

Bộ Y tế Việt Nam cung cấp những tin tức mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 ở trong nước. Theo đó, bản tin của Bộ Y tế khẳng định, sáng ngày 20/4, tổng số ca mắc coronavirus tại Việt Nam vẫn là 268 trường hợp. Đã 4 ngày liên tiếp cả nước không nghi nhận ca mắc nCoV mới.

Việt Nam bước vào ngày thứ 4 không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19

Bộ Y tế cho hay, tính đến hôm nay, đây là “kỷ lục” được ghi nhận đến thời điểm này, bởi trước đó, đã có những ngày Việt Nam có hơn chục ca mắc SARS-CoV-2 mới. Điển hình như ngày 22/3 có tới 19 trường hợp nhiễm nCoV mới, ngày 30/3  có 15 ca bệnh mới.

Đặc biệt, theo đại diện Bộ Y tế, số ca mắc Covid-19 mới giảm dần từ khi thực hiện cách ly xã hội. Cụ thể, từ ngày 1-14/4, số ca mắc mới giảm 40% so với 2 tuần trước đó. Từ ngày 15/4 đến nay chỉ ghi nhận 3 ca mắc mới.

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu Ban Điều tị, hiện, tổng số ca có xét nghiệm âm tính với chủng mới virus corona là 20 người. Trong đó có 13 trường hợp đã âm tính lần đầu với SARS-CoV-2 và 7 người đã ít nhất hai lần âm tính.

Tuy nhiên, dù số ca mắc mới giảm, tỷ lệ bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh tăng, nhưng người dân Việt Nam không được phép chủ quan vì tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện đang diễn biến hết sức phức tạp.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cấp cao Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, tín hiệu khả quan là nhiều ngày qua chưa ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới.

Hà Nội ban hành nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19

Điều này cho thấy Việt Nam ngăn chặn thành công dịch bệnh từ nước ngoài xâm nhập. Theo đó, tất cả trường hợp nhập cảnh được cách ly, phát hiện 160 ca bệnh.  Mấy ngày nay không phát hiện ca dương tính mới, chứng tỏ Việt Nam ngăn chặn thành công dịch bệnh từ nước ngoài.

Bên cạnh đó, các ổ dịch cộng đồng như Bạch Mai, quán Bar& Grills Buddha, Hạ Lôi đều đã được khống chế, kiểm soát, không có ca nhiễm mới.

“Đặc biệt hơn cả không phát hiện ổ dịch mới tại cộng đồng, đây là dấu hiệu khả quan. Tuy nhiên tôi nhấn mạnh, chúng ta không được chủ quan vì tình hình diễn biến rất phức tạp”, PGS.TS Trần Đắc Phu cho hay.

Hiện tại, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) 62.998 trường hợp.

Việt Nam đã chữa khỏi coronavirus cho 207 người bệnh

Ngày 20/4, thông tin từ Tiểu Ban Điều trị cho biết, cả nước có thêm 5 trường hợp được công bố khỏi bệnh. Trong số này có hai bệnh nhân người nước ngoài và ba người Việt Nam. Như vậy, tính đến nay, đã có 207/268 ca mắc coronavirus của Việt Nam được điều trị khỏi.

Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới

Cụ thể, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nho quan, Ninh Bình có một bệnh nhân được ra viện đó là ca bệnh số 228 (nam, 29 tuổi). Bệnh nhân nhập viện ngày 6 tháng 4. Trong quá trình điều trị tại đây, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 vào ngày 12/4/2020, lần 2 vào ngày 14/4/2020 và lần 3 vào ngày 19/4/2020.

Tại Bệnh viện Đa khoa khu cực Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh có thêm 2 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Đó là các bệnh nhân số 210 và bệnh nhân số 238.

Ca bệnh số 210 là cô gái 26 tuổi, người Việt Nam, nhập viện hôm 30/3/2020. Bệnh nhân đã có 2 lần xét nghiệm âm tính lần một hôm 15/4, lần hai hôm 19/4, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.

Bệnh nhân số 238 cũng là một cô gái người Việt Nam, 17 tuổi, nhập viện hôm 4/4. Trường hợp này có kết quả xét nghiệm nhiều lần âm tính với SARS-CoV-2, trong đó các lần xét nghiệm gần đây nhất vào ngày 15/4/2020 và 19/4/2020 đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Hiện tại sức khỏe bệnh nhân ổn định, không sốt, không ho, không khó thở, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.

Tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, TP.HCM có hai bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, gồm các bệnh nhân số 224 và 236.

Bệnh nhân số 224 là người đàn ông Brazil, nhập viện hôm 1 tháng 4. Bệnh nhân 236 là nữ, người Anh, 26 tuổi, nhập viện hôm 4/4.

Các bệnh nhân này qua 3 lần xét nghiệm đều có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, cụ thể, lần 1 vào ngày 13/4/2020, lần 2 vào ngày 15/4/2020 và lần 3 vào ngày 17/4/2020, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.

Các trường hợp này sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

Ca bệnh số 188 âm tính trở lại: Thứ trưởng Bộ Y tế lên tiếng

Ngày 20/4, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, Phó trưởng Tiểu Ban Điều trị cho biết, kết quả xét nghiệm lại của bệnh nhân số 188 (người tái dương tính sau khi đã được công bố xuất viện) hiện đã âm tính với coronavirus.

Vì sao Việt Nam chính là nước chiến thắng sau đại dịch Covid-19?

Mẫu xét nghiệm của bệnh nhân 188 được lấy ngày 18/4 (cùng ngày với CDC Hà Nội xét nghiệm), kết quả trả vào ngày 19/4. Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân được xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp Real- time PRC tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Hôm nay, 20/4, bệnh nhân 188 tiếp tục được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương lấy mẫu xét nghiệm.

Nói về trường hợp này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, đây là 2 kết quả mang tính chất ngược nhau trong thời gian rất ngắn trên một đối tượng bệnh nhân.

Việt Nam thử nghiệm vắc-xin ngừa lao để chống Covid-19?
“Chúng tôi nhận định, có thể là vấn đề liên quan đến khả năng, năng lực xét nghiệm trong tình huống ở các đơn vị phải xét nghiệm một số lượng lớn có thể đặt ra vấn đề lây nhiễm chéo giữa các mẫu bệnh phẩm hay không”, Thứ trưởng cho biết.

Đồng thời, vị chuyên gia nhấn mạnh, với tất cả các trường hợp dương tính, ngành y tế xác định thực hiện quyết liệt biện pháp cách ly, theo dõi, kể cả cho nhập viện.

“Với vấn đề khẳng định các xét nghiệm và công bố ca dương tính ngay lập tức hay không, chúng tôi đề nghị vẫn phải có quy trình để kiểm tra thông tin, kỹ thuật và năng lực trước khi công bố với dư luận, nhằm tránh tình trạng xáo trộn, hoang mang”, đại diện Bộ Y tế Việt Nam khẳng định.

Lý giải về nguyên nhân các ca bệnh Covid-19 sau nhiều lần âm tính liên tiếp rồi lại bất ngờ dương tính trở lại, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng, có nhiều giả thiết liên quan đến việc tái dương tính.

Bkav tham gia sản xuất máy thở hỗ trợ điều trị Covid-19

Có thể do sai sót trong lấy mẫu, xét nghiệm khi những lần xét nghiệm trước trong người bệnh nhân vẫn còn virus nhưng kết quả lại âm tính. Tuy nhiên tình huống này thường ít xảy ra. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị nhiễm lại từ người khác sau khi ra viện. Cần phải điều tra xem bệnh nhân có tiếp xúc với ai ngoài cộng đồng, tại nơi lưu trú hay không.

“Đến nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ độ bền miễn dịch của virus SARS-CoV-2 là bao lâu. Như virus SARS ngày xưa cũng có tình trạng dương tính trở lại nhưng ít, trong khi đó MERS-CoV đã có nghiên cứu cho thấy miễn dịch đủ bền để không bị lại trong mùa dịch”, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung nêu rõ.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể bị tái phát do chính virus trong người. Tuy nhiên, theo, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, giả thiết này lại có hai khả năng. Đầu tiên là virus trong người tại thời điểm xét nghiệm vẫn còn nhưng thấp nên xét nghiệm âm tính, sau đó do sức đề kháng của bệnh nhân giảm, virus lại bùng lên lượng lớn, xét nghiệm cho kết quả dương tính trở lại. Tình huống này đỡ nguy hiểm hơn.

“Khả năng thứ 2 là virus trong người bệnh nhân đã có sự đột biến. Bình thường các con virus cũ bị kháng thể tiêu diệt hết nhưng xuất hiện 1 con virus đột biến sẽ thoát khỏi sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch, sau đó nhân dần lên trong cơ thể. Nếu điều này xảy ra, đây là tình huống nguy hiểm nhất”, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương nhận định.

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm ứng phó Covid-19 tại cuộc họp trực tuyến Bộ trưởng Y tế G20

Tối 19/4 (từ 19h-22h15 theo giờ Việt Nam), các Bộ trưởng Y tế Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tiến hành họp trực tuyến để thảo luận về tác động của đại dịch Covid-19 (2019-nCoV) đối với sức khỏe người dân trên toàn cầu và phối hợp hành động chung tay đẩy lùi đại dịch.

Vũ khí tối thượng giúp ASEAN chiến thắng Covid-19

Bộ trưởng Y tế Saudi Arabia chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cùng Bộ trưởng Y tế của các nước G20. Hội nghị trực tuyến này cũng ghi nhận sự tham gia của các tổ chức quốc tế và khu vực gồm Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Quỹ toàn cầu, Quỹ Liên hợp quốc, Liên minh Toàn cầu về Vắc-xin và Tiêm chủng (GAVI). Đại diện cho Bộ Y tế Việt Nam là Thứ trưởng Trương Quốc Cường tham dự, đã chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam và ASEAN trong cuộc chiến phòng chống đại dịch SARS-CoV-2.

Hội nghị trực tuyến các Bộ trưởng Y tế Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) lần này được tổ chức sau Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến các nhà Lãnh đạo G20 hôm 26 tháng 3 vừa qua nhằm đưa ra những giải pháp y tế và khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật số để phối hợp toàn cầu chống dịch cũng như đưa ra ưu tiên chuẩn bị ứng phó với đại dịch Covid-19 với mục tiêu đảm bảo an toàn cho người bệnh và ứng phó toàn cầu đối với các tình huống y tế khẩn cấp.

Tham dự cuộc họp, đại diện Bộ Y tế G20 đều khẳng định quyết tâm cần phối hợp hành động, nhất là đẩy nhanh nghiên cứu vắc-xin, cùng chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch hiệu quả để tránh nguy cơ lây lan ra cộng đồng.

Tại cuộc họp trực tuyến này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam và ASEAN trong ứng phó với đại dịch Covid-19.

Vừa qua, Việt Nam đã chủ trì tổ chức thành công các Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về Ứng phó dịch bệnh Covid-19 và Hội nghị đã thông qua các tuyên bố chung.

Đại diện Bộ Y tế Việt Nam - Thứ trưởng Trương Quốc Cường nêu rõ, lãnh đạo các nước tham gia Hội nghị trên đã tái khẳng định quyết tâm và cam kết và cùng nhau đoàn kết, chung tay hành động ngăn ngừa sự lây lan của đại dịch Covid-19, giảm thiểu và đảo ngược tác động của đại dịch lên cuộc sống của người dân cũng như nền kinh tế tại khu vực.

Việt Nam thử nghiệm vắc-xin ngừa lao để chống Covid-19?
“Điều quan trọng là cơ chế ASEAN+3 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), ASEAN-Mỹ, ASEAN-EU và các cộng đồng quốc tế khác để nhấn mạnh tính khẩn cấp của đại dịch và cam kết cùng ứng phó chung”, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam nêu rõ.

Đáng chú ý, cũng tại cuộc họp trực tuyến Bộ trưởng Y tế G20 này, chia sẻ kinh nghiệm khống chế dịch Covid-19 ở Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường khẳng định, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã có những quyết sách từ sớm và đến nay, nhưunxg chiến lược này vẫn thể hiện sự hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch do coronavirus.

Theo đó, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam đã được thành lập từ rất sớm với cam kết cao của toàn thể hệ thống chính trị, chính phủ lẫn người dân, kêu gọi tinh thần đoàn kết của người dân với phương châm “chống dịch như chống giặc”. Điều này chính là một trong những điều kiện tiên quyết đưa đến thành công của Việt Nam khi kết hợp được ý chí của hệ thống chính trị và sự đoàn kết của nhân dân – hội tụ “ý Đảng, lòng dân” chính là mấu chốt, nâng cao tinh thần dân tộc ngay trong chính cuộc chiến chống lại Covid-19.

Theo Thứ trưởng Cường, Việt Nam đã áp dụng chiến lược “chủ động ngăn chặn - phát hiện sớm - cách ly kịp thời - khoanh vùng gọn - dập dịch triệt để - điều trị khỏi bệnh”, với sự tham gia của các địa phương và huy động mọi nguồn lực tại chỗ. Việt Nam đã sớm áp dụng các biện pháp ngăn chặn các ca lây nhiễm từ nước ngoài và đảm bảo hiệu quả việc cách ly, ngăn chặn các ca lây nhiễm trong nước.

Các biện pháp ngăn chặn dịch Covid-19 bao gồm cách ly sớm các ca nghi nhiễm, xét nghiệm trên số lượng lớn những người từ tâm dịch hay những vùng bị ảnh hưởng, thực hiện giãn cách xã hội.

Theo Thứ trưởng Trương Quốc Cường, Việt Nam đã phối hợp với các đối tác thuộc nhiều lĩnh vực nhằm cải thiện việc xét nghiệm, nghiên cứu, điều tra và chữa trị với hiệu quả cao nhất từ nguồn lực hạn chế.

Đại diện Bộ Y tế Việt Nam khẳng định, ứng dụng theo dõi sức khỏe cập nhật tình hình dịch bệnh và cung cấp các ca nghi nhiễm gần khu vực sinh sống của người dân, giúp ngành y tế phát hiện những cá nhân cần trợ giúp y tế một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, và kênh chính thức để tư vấn sức khỏe, phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho người dân.

Liệu nhiệm vụ mà Việt Nam gánh vác trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN là dễ dàng không?

Đáng chú ý, đối với kinh tế - xã hội, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã đảm bảo tôn chỉ “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong cuộc chiến với Covid-19. Theo đó, Chính phủ Việt Nam đã có các biện pháp nhằm giảm nhẹ tác động của Covid-19 như cắt giảm thuế và những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, người buôn bán nhỏ lẻ và người dân. Việt Nam đã áp dụng biện pháp khống chế kiểm soát dịch bệnh đi kèm với bình ổn kinh tế xã hội, hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn, nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người nghèo, người lao động.

Đặc biệt, với vai trò là Chủ tịch ASEAN và đồng thời cũng là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, Việt Nam có những nỗ lực nâng cao ứng phó với đại dịch như chia sẻ kịp thời thông tin về phát hiện và điều trị Covid-19, các biện pháp chuẩn mực để giám sát sức khỏe ở vùng biên giới, trợ giúp lãnh sự đối với các công dân ASEAN đang trong tình huống cần giúp đỡ.

Việt Nam làm gì để bảo vệ ASEAN khỏi coronavirus?

Theo Thứ trưởng Trương Quốc Cường, nhóm nghiên cứu xuyên lĩnh vực ASEAN gồm các quan chức cấp cao về sức khỏe, ngoại giao, quốc phòng, xuất nhập cảnh, giao thông đã được thiết lập nhằm phản ứng nhanh chóng, kịp thời với đại dịch.

Một số biện pháp phối hợp chính sách giữa các nước ASEAN bao gồm củng cố năng lực ASEAN trước các tình huống y tế công cộng khẩn cấp, thiết lập kho dự trữ thuốc men khu vực và xây dựng quỹ hỗ trợ đại dịch chung của ASEAN cũng đã được triển khai.

Việt Nam đủ năng lực đáp ứng được nhu cầu xét nghiệm Covid-19

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, hiện Việt Nam cơ bản đáp ứng được nhu cầu xét nghiệm khẳng định Covid-19.

Theo đó, hiện nay Việt Nam có tất cả 111 phòng xét nghiệm có đủ năng lực xét nghiệm Covid-19 đối với kỹ thuật Realtime RT- PCR. Trong số đó, có 39 phòng xét nghiệm đã được cấp phép xét nghiệm khẳng định Covid-19 bao gồm 22 cơ sở y tế thuộc tuyến Trung ương và các bệnh viện, 14 trung tâm kiểm soát bệnh tật và 3 đơn vị ngoài ngành y tế khác, với công suất tối đa khoảng 13.000 mẫu/ngày.

Đến nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã hỗ trợ Việt Nam khoảng 10.000 test và tiếp tục xem xét hỗ trợ thêm khoảng 40.000 test Realtime RT-PCR của Berlin, Đức sản xuất. Ngoài ra, Công ty Việt Á cũng đã cấp phát trên 70.000 test cho các đơn vị triển khai xét nghiệm Covid-19.

Việt Nam thử nghiệm vắc-xin ngừa lao để chống Covid-19?

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã phân bổ 40 máy xét nghiệm nhanh cho các đơn vị thuộc ngành y tế, quân y và trên 30.000 test đi kèm theo máy. Công ty cổ phần công nghệ Việt Á sản xuất 140.000 sinh phẩm Realtime RT-PCR và dự kiến phân bổ tiếp 100.000 test này.

Người đàn ông đột tử không rõ nguyên nhân tại Hà Nội: Đã lấy mẫu xét nghiệm COVID-19

Các phòng xét nghiệm thực hiện chẩn đoán Covid-19 cũng chủ động tìm kiếm nguồn cung ứng, mua sắm thêm từ các nguồn trong nước cũng như nhập khẩu.

Tính đến sáng ngày 20/4/2020, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca nhiễm mới dương tính với Covid-19. Tổng số trường hợp bệnh ghi nhận ở Việt Nam hiện tại vẫn là 268 ca, trong đó đã chữa khỏi cho 202 ca. Kể từ khi áp dụng chính sách giãn cách xã hội, có thể thấy rõ số ca mắc mới Covid-19 giảm dần.

Từ ngày 1 đến ngày 14/4/2020, số ca mắc mới đã giảm so với 2 tuần trước đó. Từ ngày 15/4/2020 đến nay, Việt Nam chỉ ghi nhận 3 ca mắc mới.

Việt Nam sẽ tiêm thử nghiệm vắc-xin ngừa lao để chống Covid-19

Theo kết quả nghiên cứu bước đầu của nhóm chuyên gia Mỹ và Ireland, ở những nước có chương trình tiêm chủng đại trà vắc-xin ngừa bệnh lao (BCG), số bệnh nhân chết vì dịch Covid-19 ít hơn. Chính vì vậy, Bộ Y tế Việt Nam đã giao Bệnh viện Phổi Trung ương chủ trì phối hợp với một số đơn vị khác tiến hành thử nghiệm tiêm vắc-xin BCG cho các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch để phục vụ đề tài nghiên cứu về lĩnh vực .

Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, GS.TS Nguyễn Viết Nhung cho biết, hiện đã có ít nhất 6 quốc gia trên thế giới tiến hành thử nghiệm lâm sàng tiêm vắc-xin BCG cho nhân viên y tế làm nhiệm vụ trên tuyến đầu chống dịch và người cao tuổi để đánh giá mối liên quan giữa vắc-xin BCG và bệnh Covid-19.

Vũ khí tối thượng giúp ASEAN chiến thắng Covid-19

Sau khi nhận nhiệm vụ từ Bộ Y tế, Bệnh viện Phổi Trung ương đang lên kế hoạch thực hiện nghiên cứu này với sự phối hợp của các chuyên gia Pháp để sớm đi vào thử nghiệm trên lâm sàng.

Theo đó, khoảng 800 nhân y tế ở tuyến đầu chống dịch đang công tác tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và một số bệnh viện khác sẽ tiêm thử nghiệm vắc-xin BCG. Những người tham gia sẽ được chia thành 2 nhóm, một nhóm được tiêm vắc-xin BCG và một nhóm được tiêm vắc-xin khác không phải BCG. Nhóm nghiên cứu chủ yếu sẽ đánh giá xem liệu có phải vắc-xin BCG có liên quan đến mức độ nặng của bệnh Covid-19 hay không.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu xem trong số 268 bệnh nhân mắc Covid-19, có người nào đã từng được tiêm BCG hay chưa, nếu có sẽ thực hiện  đánh giá kháng thể trong huyết thanh để có thêm dữ liệu phục vụ công tác đối chiếu, phân loại.

Theo Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia Việt Nam, BCG là một trong những vắc-xin cơ bản dành cho trẻ em và đã được sử dụng trong chương trình từ hơn 30 năm nay. Trong tháng đầu sau sinh, trẻ sẽ được tiêm vắc-xin BCG. Tất cả trẻ sơ sinh khỏe mạnh chỉ cần tiêm một liều vắc-xin duy nhất. Trong chương trình tiêm chủng, BCG có thể được tiêm cùng lúc với các vắc-xin khác cho trẻ em, kể cả vắc-xin viêm gan B.

Covid-19: Chúng tôi sẽ chết nếu không được điều trị ở Việt Nam

Vắc-xin BCG hiện không được khuyến khích tiêm nhắc lại do có rất ít hoặc không mang đến tác dụng đối với phòng chống bệnh lao.

Trước việc cộng đồng mạng xã hội lan truyền thông tin về việc dùng vắc-xin BCG để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây đã đưa ra thông báo rằng hiện chưa có các bằng chứng chính xác về việc vắc-xin phòng lao có thể giúp phòng bệnh Covid-19.

Do vậy, WHO khuyến cáo không sử dụng vắc-xin BCG để phòng bệnh Covid-19. Cùng với đó, Tổ chức Y tế thế giới cũng yêu cầu các nước có bệnh lao lưu hành phổ biến tiếp tục triển khai tiêm vắc-xin BCG cho trẻ sơ sinh.

Việt Nam thử nghiệm vắc-xin ngừa lao để chống Covid-19?
Thảo luận