Xét xử vụ AVG: Ông Nguyễn Bắc Son ân hận, ông Lê Nam Trà xin được độ lượng

Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã suy nghĩ rất nhiều khi nằm trong trại giam và xin thành khẩn khai báo về số tiền nhận hối lộ từ Phạm Nhật Vũ để mong được khoan hồng của pháp luật. Trong khi đó Cựu Chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà xin được độ lượng vì chuyện nhận hối lộ từ Phạm Nhật Vũ không có thỏa thuận trước.
Sputnik

Sáng 23/4, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án Tổng Công ty Viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).

Tòa bác đơn xin hoãn phiên tòa vì lý do sức khỏe của ông Nguyễn Bắc Son

Xử phúc thẩm vụ Mobifone mua AVG: Lời xin lỗi Tổng Bí thư có cứu được ông Nguyễn Bắc Son?
Phiên tòa diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, để thực hiện đúng quy định về phòng chống dịch bệnh, Hội đồng xét xử (HĐXX) bố trí khoảng cách giữa những người tham gia phiên tòa tối thiểu là 2 mét và chỉ cho phép người được Tòa triệu tập vào phòng xét xử.

Có 9 bị cáo được xử tại phiên phúc thẩm, gồm: Nguyễn Bắc Son (cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông), Lê Nam Trà (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone), Hoàng Duy Quang (thẩm định viên Công ty AMAX), Phạm Thị Hoa Mai (cựu thành viên Hội đồng thành viên Mobifone), Hồ Tuấn (nguyên Phó Tổng Giám đốc MobiFone), Nguyễn Mạnh Hùng (nguyên Phó Tổng Giám đốc MobiFone), Nguyễn Bảo Long (nguyên Phó Tổng Giám đốc MobiFone), Nguyễn Đăng Nguyên (nguyên Phó Tổng Giám đốc MobiFone), Phạm Thị Phương Anh (nguyên Phó Tổng Giám đốc MobiFone).

Thẩm phán Nguyễn Văn Sơn, Chánh Tòa Kinh tế, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội điều hành phiên tòa phúc thẩm vụ Mobifone mua AVG lần này.

Xét xử vụ AVG: Ông Nguyễn Bắc Son ân hận, ông Lê Nam Trà xin được độ lượng

Bắt đầu phiên xét xử phúc thẩm sáng 23/4, HĐXX tiến hành các thủ tục, kiểm tra căn cước đối với các bị cáo kháng cáo, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói lời đầu tiên tại phiên xét xử phúc thẩm. Ông Nguyễn Bắc Son cho hay, những ngày gần đây, sức khỏe của bản thân rất yếu, thường xuyên phải có sự chăm sóc của y bác sĩ.

“Bị cáo đã có đơn xin hoãn phiên tòa vì lý do sức khỏe không đảm bảo”, cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trình bày trước HĐXX.

Vụ Mobifone mua AVG: Ông Nguyễn Bắc Son không muốn ngồi tù đến chết
Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Văn Sơn cho biết, HĐXX đã nhận được đơn xin hoãn của bị cáo Nguyễn Bắc Son. Tuy nhiên, do đây là phiên phúc thẩm và đã bị hoãn một lần (lẽ ra phiên xét xử đã diễn ra từ (13 - 16/4), tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Tòa án đã quyết định hoãn phiên xét xử), Hội đồng xét xử cho rằng phiên phúc thẩm sẽ chỉ diễn ra trong vài ngày, thời gian không quá dài và bị cáo Nguyễn Bắc Son được phép ngồi phát biểu. Do vậy, HĐXX quyết định cho phép phiên phúc thẩm vẫn tiếp diễn như kế hoạch đã định.

HĐXX cũng thông báo, luật sư Trần Hoàng Anh bào chữa cho ông Nguyễn Bắc Son có đơn xin hoãn phiên toà. Khi cán bộ tòa án liên lạc lại, luật sư đã thay đổi đề nghị này. Cho rằng việc ông Hoàng Anh hôm nay không tới tòa là “vắng mặt không lý do”, tòa phúc thẩm chỉ định luật sư Nguyễn Văn Tú bào chữa cho cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son.

Sau khi nghe thông báo này của HĐXX, ông Son tỏ vẻ ấp úng, đồng ý và xin “được trình bày”, tuy nhiên Chủ tọa ngắt lời và công bố bản án sơ thẩm.

Luật sư Nguyễn Văn Tú cho biết một ngày trước, HĐXX liên lạc, chỉ định ông bào chữa cho cựu bộ trưởng do “khung hình phạt của ông Son buộc phải có người bào chữa”. Trong phiên phúc thẩm này, luật sư Tú cũng bào chữa chỉ định cho bị cáo Hoàng Duy Quang.

Ông Nguyễn Bắc Son có tâm thư mong gia đình khắc phục hậu quả

Trình bày trước tòa, cũng như đã nêu trong đơn kháng cáo gửi Tòa Cấp cao, cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son xin được hưởng triệt để các tình tiết giảm nhẹ cho cả hai tội danh “Nhận hối lộ” và “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”.

Vụ MobiFone mua AVG: Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son kháng cáo

Cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khai rằng, kể từ khi về hưu từ tháng 10/2016 và sau đó thông qua bạn bè ở Bộ mới biết dự án Mobifone mua AVG có vấn đề về sai phạm, Thanh tra Chính phủ vào cuộc.

Ông Nguyễn Bắc Son cho biết, bản thân ông rất ân hận khi để xảy ra sai phạm trong quá trình công tác. Quá trình giải quyết vụ án, ông Son đã nhận ra trách nhiệm của mình và kiểm điểm, thành khẩn nhận khuyết điểm.

“Sau khi biết tin này, bị cáo đã chủ động gọi cho anh Phạm Nhật Vũ (cựu Chủ tịch AVG), đề xuất với anh Vũ hủy hợp đồng này. Sau cuộc gọi đầu tiên của bị cáo thì anh Vũ nói sẽ ghi nhận ý kiến. Sau đó, bị cáo đã gọi cho anh Vũ nhiều lần nữa, năn nỉ để xin hủy hợp đồng, khắc phục hậu quả. Đây là điều mà bị cáo chưa có cơ hội để trình bày ở phiên sơ thẩm, mong HĐXX ghi nhận nỗ lực khắc phục của bị cáo để cho bị cáo hưởng triệt để các tình tiết giảm nhẹ”, ông Nguyễn Bắc Son trình bày trước HĐXX.

Ông Nguyễn Bắc Son cũng cho biết, sau Tết năm 2018, Phạm Nhật Vũ đã gọi điện cho bị cáo nói AVG nhất trí trong thời gian gần nhất sẽ giải quyết việc này. Sau đó, cũng nhận thông tin AVG đề nghị với Chính phủ dừng hợp đồng này.

Đối với tội danh Nhận hối lộ, HĐXX nhận định việc bị cáo nhận 3 triệu USD (tương đương hơn 66 tỷ đồng) là chưa từng có tiền lệ.

“Có những bị cáo nhận 10 tỷ đồng đã bị xử tử hình rồi, bị cáo có biết không?”, Chủ tọa phiên tòa hỏi ông Nguyễn Bắc Son.
“Vậy vì sao quá trình điều tra bị cáo không khai rõ số tiền mà đến phiên sơ thẩm mới thừa nhận nhận hối lộ?”, HĐXX hỏi bị cáo Son.

Trả lời câu hỏi của chủ tọa, ông Son cho biết sau khi bị bắt, bị cáo đã tác động gia đình nhưng chưa được. Sau đó, bị cáo nghĩ Đảng và Nhà nước có chính sách khoan hồng cho người có thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên bị cáo tiếp tục viết thư cho gia đình để đề nghị khắc phục hậu quả.

Vụ MobiFone mua AVG: ông Nguyễn Bắc Son nhận án chung thân

Cựu Bộ trưởng khai rằng đã suy nghĩ rất nhiều khi nằm trong trại giam và quyết định thành khẩn khai báo về số tiền nhận hối lộ để mong được khoan hồng của pháp luật.

“Từ khi mới bị bắt, bị cáo có viết tâm thư về gia đình xin được hỗ trợ để khắc phục hậu quả nhưng chưa được. Sau đó bị cáo mới được sự hỗ trợ của gia đình. Bị cáo xin HĐXX xem xét vì bị cáo đã góp sức trong việc khắc phục toàn bộ thiệt hại trong vụ án này là điều chưa từng có tiền lệ”, ông Nguyễn Bắc Son cho biết.

Cũng trong phiên xét xử, trả lời chủ tọa về câu hỏi ai là người phải chịu trách nhiệm cao nhất, cựu Bộ trưởng khẳng định:

“Bị cáo thấy mình là người đứng đầu, cho nên bị cáo rất ân hận”, ông Nguyễn Bắc Son nói.

HĐXX thông báo sẽ xem xét nguyện vọng của cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận công bằng rằng, việc khắc phục hàng ngàn tỷ đồng trong vụ án này là do ông Phạm Nhật Vũ (em trai Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng). Do đó, cựu Chủ tịch AVG mới được hưởng tình tiết giảm nhẹ đặc biệt.

Cũng trong hôm nay, khai trước Tòa, bị cáo Lê Nam Trà, (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Mobifone) trình bày cho biết, Hội đồng thành viên không được biết hết chuyện nội bộ, MobiFone cũng không được quyết định về dự án.

Về tội danh “Nhận hối lộ”, bị cáo Lê Nam Trà cho rằng vốn không có thỏa thuận, đòi hỏi và điều này đã được chính ông Phạm Nhật Vũ khai báo trước tòa.

Ông Trà cũng cho biết, bản thân khai báo chủ động để cơ quan điều tra làm rõ bản chất vụ án. Cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Mobifone cũng luôn thành khẩn, hợp tác và trả lại số tiền nên mong HĐXX được có góc nhìn độ lượng.

“Tôi là người bị bắt đầu tiên. Khi tôi nói trả lại tiền cho ông Vũ, ông Vũ nói, đã biếu rồi không trả lại nữa, hãy coi đây là tiền riêng em cho anh mượn”, bị cáo Lê Nam Trà cho biết.

Ông Nguyễn Bắc Son có vai trò gì trong thương vụ Mobifone mua AVG?

Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nêu rõ, năm 2015, MobiFone thực hiện Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước mua 95% cổ phần của AVG với số tiền 8.900 tỷ đồng (chính xác là 8.889,8 tỷ). Dự án này thuộc nhóm A - tức thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone có trách nhiệm chỉ đạo MobiFone trong quá trình thực hiện dự án, quyết định phê duyệt dự án đầu tư khi có Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Tranh nhau chối tội: Ai ép ai trong thương vụ Mobifone mua AVG?

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải cùng một số nguyên lãnh đạo MobiFone, cán bộ Bộ Thông tin và Truyền Thông, Công ty Thẩm định giá AMAX ( Phan Thị Hoa Mai, Hồ Tuấn, Phạm Thị Phương Anh, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Bảo Long, Nguyễn Đăng Nguyên, Võ Văn Mạnh, Hoàng Duy Quang) đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc đề xuất dự án đầu tư, đánh giá về tài chính, kinh doanh của AVG, tiến hành thẩm định giá, lập, trình dự án và quyết định phê duyệt dự án đầu tư, thanh toán mà không hề được Thủ tướng đồng ý phê duyệt đầu tư. Các hành vi này đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước, với tổng giá trị thiệt hại hơn hơn 6.590 tỷ đồng.

Khi dự án còn chưa được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, ông Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo ông Phạm Đình Trọng đề xuất và giao cho ông Trương Minh Tuấn ký quyết định phê duyệt. Đồng thời, khi phê duyệt dự án, các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và Phạm Đình Trọng cũng không yêu cầu MobiFone loại trừ 2 khoản ngoài lĩnh vực truyền hình của AVG, bao gồm đầu tư tại Công ty cổ phần giống tằm Mai Lĩnh và Công ty cổ phần An Viên B.P.

Không những thế, ông Nguyễn Bắc Son còn chỉ đạo quyết liệt cho MobiFone phải mua cổ phần của AVG, yêu cầu thực hiện dự án trong năm 2015, cũng như chỉ đạo cho ông Trà ký hợp đồng mua bán cổ phần với AVG trong tháng 12-2015, trước khi cựu bộ trưởng này nghỉ hưu.

Trong quá trình chỉ đạo thương vụ Mobifone mua AVG, các bị cáo Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà và Cao Duy Hải đều biết rõ giá trị tài sản, tình hình tài chính, kinh doanh của AVG thua lỗ kéo dài, biết rõ các quy định pháp luật cần tuân thủ khi thực hiện dự án, tuy nhiên, các bị cáo ở mỗi vị trí, vai trò quyền hạn của mình đã thực hiện không đúng các quy định của nhà nước về trình tự, thủ tục đầu tư, quy định về quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Vụ Mobifone mua AVG: Ông Nguyễn Bắc Son phủ nhận đã ăn hối lộ 3 triệu USD

Dù biết rõ dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone chưa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng bị cáo Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo cho Trương Minh Tuấn ký Quyết định số 236 và chỉ đạo cho Lê Nam Trà, Cao Duy Hải thực hiện việc ký kết hợp đồng mua bán cổ phần của AVG với giá mua 8.898,3 tỷ đồng và phải hoàn thành trong tháng 12/2015. Kết quả, Phạm Nhật Vũ đã bán cho MobiFone 95% cổ phần AVG với giá 8.898,3 tỷ đồng cao hơn giá trị thật của AVG rất nhiều lần, mang lại lợi ích cho Phạm Nhật Vũ và các cổ đông AVG số tiền hơn 6.475 tỷ đồng, đây là hậu quả thiệt hại trực tiếp làm mất vốn Nhà nước tại MobiFone.

Ngoài ra, các bị cáo Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải đã nhận một số tiền lớn của Phạm Nhật Vũ. Cụ thể, Phạm Nhật Vũ đã đưa cho Nguyễn Bắc Son số tiền 3 triệu USD. Chính bản thân ông Nguyễn Bắc Son khai nhận sau khi hoàn thành sự án Mobifone thanh toán 95% giá trị hợp đồng cho AVG, Phạm Nhật Vũ đã đến nhà riêng của ông Son tại phố Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để đưa cho ông 3 triệu USD, khoảng 65 tỷ. Ông Lê Nam Trà 2,5 nhận hối lộ triệu USD, Cao Duy Hải 500.000 USD, Trương Minh Tuấn 200.000 USD. Các bị cáo nêu trên nhận thức được hành vi sai phạm, biết rõ việc nhận tiền trên của Phạm Nhật Vũ là do đã chỉ đạo, quyết định việc MobiFone mua cổ phần của AVG, nên số tiền nhận được là từ việc mua bán AVG.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định, trong quá trình điều tra, truy tố cả bốn bị cáo Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối lỗi về hành vi phạm tội và có trách nhiệm trong việc khắc phục số tiền đã chiếm đoạt.

Thảo luận