GDP Việt Nam tăng thấp lịch sử, kinh tế thế giới tê liệt vì Covid-19

Dù không tăng trưởng âm như dự báo, nhưng GDP 6 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam có mức tăng thấp nhất lịch sử 10 năm, chỉ đạt 1,81% do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.
Sputnik

Mặc dù vậy, trong khi kinh tế thế giới tê liệt vì đại dịch do coronavirus thì quốc gia Đông Nam Á này vẫn nằm trong số những nước hiếm hoi trên toàn cầu có tăng trưởng khả quan sau khi kiểm soát thành công dịch bệnh viêm phổi do virus corona gây nên.

Theo nhiều chuyên gia, nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Việt Nam bị tác động mạnh khi dịch bệnh làm rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng đến nguồn cung. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sẽ là một trong những nền kinh tế đạt tăng trưởng khả quan, gặt hái nhiều thành công trong khu vực năm 2020 này.

GDP 6 tháng tăng thấp nhất lịch sử 10 năm

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, trong 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng GDP thấp nhất kể từ 2011.

Việt Nam đem lại bài học giá trị cho một thế giới đang chật vật hậu Covid-19

Theo số liệu Tổng cục Thống kê đưa ra hôm 29/6 tại buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế- xã hội 6 tháng đầu năm nay 2020 tại Hà Nội, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam ước tính chỉ tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011-2020.

“Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,81%, mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011 – 2020”, Phó Tổng Cục trưởng phụ trách Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), bà Nguyễn Thị Hương thông tin cho biết.

Như vậy, so với tốc độ tăng GDP cùng kỳ từ 2011 đến nay, mức tăng này được đánh giá là thấp hơn rất nhiều. Để so sánh, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ các năm 2011-2020 lần lượt là: 5,92%; 4,93%; 4,90%; 5,22%; 6,32%; 5,65%; 5,83%; 7,05%; 6,77%; 1,81% sẽ thấy rõ nhất biểu đồ tăng trưởng.

Tuy nhiên, số liệu tăng trưởng tích cực trên đạt được bất chấp thực tế là dịch Covid-19 khiến xuất khẩu giảm 2% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu tăng 5,3%. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,17%. Chính phủ đặt mục tiêu đạt mức lạm phát trung bình 4% trong năm nay.

Việt Nam sẽ phải trả giá đắt nếu mở lại nền kinh tế lúc này?

Tổng Cục Thống kê nhận định, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong 6 tháng đầu năm bị chững lại do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nay đã lan ra hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

Những nền kinh tế hàng đầu thế giới cũng không đứng ngoài tầm tác động của Covid-19, thậm chí còn chịu tác động rất năng với tình trạng kinh tế suy thoái nghiêm trọng, thương mại toàn cầu sụt giảm, chuỗi cung ứng đứt đoạn, giá dầu thô giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Những nền kinh tế đó có thể kể đến như Mỹ, Nhật, Cộng đồng chung châu Âu,…

Theo các tổ chức quốc tế và thể chế tài chính, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2020.

GDP Việt Nam quý 2 bất ngờ tăng 0,36%, không tăng trưởng âm như dự báo

Tại Việt Nam, có thể nhận thấy rõ ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh lên nền kinh tế. GDP quý II năm 2020 ước đạt chỉ 0,36%. Đây là mức rất thấp trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tốc độ tăng GDP quý II các năm 2011-2020 lần lượt là: 5,93%; 5,08%; 5,0%; 5,34%; 6,47%; 5,78%; 6,36%; 6,73%; 6,73%; 0,36%.

Việt Nam cần thoát bẫy sân sau của Trung Quốc và Hàn Quốc

Ngoài ra, theo lãnh đạo Tổng Cục Thống kê, kinh tế Việt Nam còn chịu tác động tiêu cực từ những biến động kinh tế-ngoại giao khác trên thế giới. Những biến động đó có thể kể đến như thương chiến Mỹ-Trung, căng thẳng Mỹ-Iran, bất đồng nội bộ trong tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và tình hình trên bán đảo Triều Tiên.

Theo Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Thị Hương, trong bối cảnh đại dịch do coronavirus hoành hành, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người dân, toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đặt ưu tiên trên hết là đảm bảo phòng chống và dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân.

“Đây chính là nền tảng vững chắc để nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng, không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm”, Tổng cục Thống kê nhấn mạnh.
“Những thành quả mà Việt Nam đạt được cho đến nay có thể xem là thắng lợi của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh, đi kèm với duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và từng bước đưa nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường mới”, lãnh đạo Tổng Cục Thống kê bày tỏ.

Cũng theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương, nguyên nhân tăng thấp do quý II/2020 chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 khi Chính phủ chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ các giải pháp nhằm giãn cách xã hội.

Đâu là động lực kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020?

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,72%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,38%, khu vực dịch vụ giảm 1,76%.

Xuất khẩu gạo Việt Nam hàng đầu thế giới: Vui và buồn

Tổng cục Thống kê cho biết, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 8,45%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 9,67%.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,19%, đóng góp 11,89% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,98%, đóng góp 73,14%, khu vực dịch vụ tăng 0,57%, đóng góp 14,97%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2020 tăng thấp so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh do coronavirus và dịch tả lợn châu Phi.

Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 0,83%, chỉ cao hơn mức tăng trưởng âm 0,78% của 6 tháng đầu năm 2016 trong giai đoạn 2011-2020, ngành lâm nghiệp tăng 2,15% nhưng chiếm tỷ trọng thấp, ngành thủy sản tăng 2,37%, chỉ cao hơn mức tăng 2,34% của 6 tháng đầu năm 2013 và 1,25% của 6 tháng đầu năm 2016 trong giai đoạn 2011-2020.

Tại buổi họp báo, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng Phạm Đình Thúy cho biết, trong khu vực công nghiệp và xây dựng, riêng ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2020 tăng 2,71% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ các năm 2011 - 2020 , đóng góp 0,93 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,96%, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011 - 2020. Ngành khai khoáng giảm 5,4% do sản lượng dầu thô khai thác giảm 13,9% và khí đốt tự nhiên giảm 9,1%. Ngành xây dựng tăng 4,5%, cao hơn mức tăng 0,11% và 2,41% của 6 tháng đầu năm 2011 và 2012 trong giai đoạn 2011 - 2020.

“Trong những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Khu vực dịch vụ trong 6 tháng đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2011-2020”, đại diện Tổng Cục Thống kê nhấn mạnh.

Việt Nam phát triển kinh tế như siêu sao Cristiano Ronaldo đá bóng
Đối với khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của 6 tháng như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, là ngành đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế; tiếp đến là hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,78%, ngành vận tải, kho bãi giảm 3%, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 20,7%.

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,16%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,44%, khu vực dịch vụ chiếm 42,04%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,36% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2019 là: 13,54%; 34,20%; 42,03%; 10,23%).

Hậu Covid-19: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt trong khu vực

Theo nhận định của Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương, mặc dù GDP Việt Nam có tăng trưởng dương nhưng mức tăng là thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

Hình mẫu thành công: Nhìn vào Việt Nam sẽ thấy tương lai du lịch thế giới

Tuy nhiên, nếu so với mức tăng GDP của các nước trong khu vực và thế giới thì con số 1,81% vẫn là mức tăng trưởng khá (trong khi đó, nhiều nước có mức tăng trưởng âm).

Về phần mình, Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp Phạm Đình Thúy cho biết nếu hoàn thành việc giải ngân 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm nay thì GDP sẽ tăng thêm 0,42 điểm phần trăm. Trong khi đó, nếu đầu tư công tăng 1% thì đóng góp 0,06 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP, đồng thời kéo theo ngành xây dựng tăng 1,34 điểm phần trăm.

Vốn đầu tư công chủ yếu sẽ tập trung vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, tạo vốn mồi cho những dòng vốn và giá trị sản xuất khác. Trong 6 tháng đầu năm 2020, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt trên 33%.

Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua EVFTA – sự kiện mong chờ từ lâu

IMF vừa qua cũng điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam chỉ còn 2,7%, tuy nhiên sẽ lấy lại đà tăng trưởng 7% vào 2021. Trong khi đó, ADB cũng có động thái tương tự, điều chỉnh giảm 0,7 điểm phần trăm, xuống mức 4,1% cho cả năm nay.

Theo nhiều chuyên gia, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Việt Nam đã bị tác động mạnh khi dịch bệnh do coronavirus làm rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng nặng nề đến nguồn cung.

Tuy nhiên, năm 2020 này, Việt Nam vẫn sẽ là một trong những nền kinh tế đạt thành quả tăng trưởng tốt trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á – Thái Bình Dương nhờ những thành công đáng khen ngợi trong cuộc chiến đẩy lùi Covid-19 và sớm triển khai kế hoạch phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.

Thảo luận