Xuất khẩu gạo Việt Nam hàng đầu thế giới: Vui và buồn

© Ảnh : Hồng Thái - TTXVNLúa hè thu sớm đạt năng suất, chất lượng và giá cao, nông dân phấn khởi.
Lúa hè thu sớm đạt năng suất, chất lượng và giá cao, nông dân phấn khởi. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, Việt Nam được nhận định có khả năng trở thành nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới năm 2020. Bên cạnh đó, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, vượt qua Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam vừa trúng thầu cung cấp 30.000 tấn gạo trắng cho Philippines.

Trong khi đó, trước Quốc hội sáng 15/6, giải trình về vấn đề điều hành xuất khẩu gạo của Viêt Nam thời gian qua còn nhiều bất cập, lãnh đạo Bộ Công thương nêu rõ, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, nguy cơ thiếu gạo tiêu dùng trong nước là có thật. Công tác tham mưu, điều hành xuất khẩu gạo cũng còn nhiều nóng vội gây thiệt hại cho doanh nghiệp và người dân.

Bộ Công thương bị truy trách nhiệm điều hành xuất khẩu gạo

Trong phiên thảo luận các vấn đề kinh tế- xã hội ngày 15/6, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) truy trách nhiệm Bộ Công thương về vấn đề điều hành xuất khẩu gạo thời gian qua còn nhiều lúng túng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp cũng như người nông dân.

Năng suất lúa năm nay tại tỉnh Nam Định bình quân ước đạt 51,50 tạ/ha, tăng 1,32 tạ/ha so với vụ lúa năm trước. - Sputnik Việt Nam
7 triệu tấn gạo xuất khẩu trong năm 2020: Việt Nam sẽ trở thành nhà xuất khẩu gạo số 1 thế giới?

Cụ thể, ĐB Nguyễn Thị Xuân Thu (Đoàn Khánh Hòa) nêu quan điểm cho rằng, thời gian qua có sự lúng túng, thiếu nhất quán trong đề xuất ngừng xuất khẩu gạo.

Còn ĐBQH Hoàng Đức Thắng (tỉnh Quảng Trị) thì nhắc việc Tổng Cục Hải quan bất ngờ mở hệ thống điện tử thông quan hàng hóa tự động lúc nửa đêm (0h), gây bất ngờ với nhiều doanh nghiệp chờ duyệt đơn xin đăng ký xuất khẩu gạo, gây ra nhiều ý kiến bất bình thời gian qua. Ông Thắng đề nghị Chính phủ chỉ đạo thống nhất, tháo gỡ những điểm còn vướng mắc, nếu cần thì thành lập Ban Chỉ đạo để làm tốt khâu điều hành hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam.

Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho hay, mặc dù có sự gián đoạn nhất định trong những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2020 nhưng xét tổng thể, công tác điều hành xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2020 đã bảo đảm được cân đối giữa xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, bảo đảm tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia, tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân với giá tốt (cụ thể, 5 tháng đầu năm Việt Nam xuất 3,06 triệu tấn gạo, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2019 và kim ngạch đạt 1,48 tỷ USD, tăng hơn 25,44% so với năm 2019).

Chuẩn bị nguồn hàng gạo xuất khẩu tại Công ty Lương thực sông Hậu (Tổng công ty Lương thực miền Nam). - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ vượt Thái Lan để đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo?

Bày tỏ về công tác điều hành xuất khẩu gạo thời gian qua, ông Trần Tuấn Anh cho biết, vào thời điểm 23/3, khi Việt Nam đang phải đối diện với nguy cơ bùng phát dịch bệnh (ngày 22/3 là ngày ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 cao nhất trong một ngày), tâm lý người dân có dấu hiệu không ổn định thì nguy cơ thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước là có thực.

Cùng với đó là diễn biến phức tạp của thời tiết do biến đổi khí hậu và nhuận hai tháng Tư âm lịch, có nguy cơ bùng phát các nhóm sinh vật, sâu bệnh gây hại cho lúa vụ Đông Xuân. Vụ Đông Xuân rất quan trọng, quyết định 60% sản lượng lương thực của khu vực này. Do vậy, nếu xảy ra biến cố thì lượng gạo tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, dù được mùa, cũng sẽ không đủ dùng cho nhu cầu trong nước nếu tiếp tục cho phép xuất khẩu với tốc độ lên tới 25 nghìn tấn/ngày như 15 ngày đầu tháng 3.

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương, trước tình hình này, chiều 23/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã triệu tập cuộc họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19.

Tại đây, Bộ Công Thương đã trình bày 2 biện pháp được Luật Quản lý ngoại thương cho phép áp dụng để kiểm soát hoạt động xuất khẩu gạo, gồm “cấp giấy phép xuất khẩu” và “tạm ngừng xuất khẩu” để Thường trực Chính phủ và các Bộ ngành thảo luận.

Sau khi xem xét, đánh giá các khía cạnh, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận thực hiện phương án tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 5/2020 nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước.

Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn để cụ thể hóa việc tạm dừng xuất khẩu gạo theo trình tự thủ tục rút gọn. Đồng thời, giao Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan tạm dừng việc mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo từ 0 giờ ngày 24/3/2020. Các lô hàng đã được đăng ký mở tờ khai từ trước 0 giờ ngày 24/3/2020 thì tiếp tục được thực hiện.

Nông dân trên ruộng lúa, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Xuất khẩu thêm 38.000 tấn gạo nếp trong hạn ngạch tháng 4/2020

Đồng thời, sau khi tổng hợp ý kiến của Đoàn liên ngành, ý kiến tham vấn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng và Thủ tướng cũng đồng ý cho xuất khẩu có kiểm soát trong tháng tư là 400 ngàn tấn gạo.

Liên quan đến việc tham mưu Thủ tướng cho phép xuất khẩu gạo bình thường trở lại trong tháng 5, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, nguyên tắc quan trọng nhất trong điều hành xuất khẩu gạo là phải bám sát theo diễn biến cụ thể của tình hình thực tế, đặc biệt là tình hình dịch bệnh Covid-19 để bảo đảm an ninh lương thực trong nước ở mọi tình huống.

Vui: Việt Nam sẽ là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới 2020?

Theo báo cáo của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, để xác định phương án điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5/2020, Bộ Công Thương đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành làm việc với một số cơ quan có liên quan.

“Sau khi tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành và các thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo và Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ trực tuyến về giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong tháng 5 và cả năm 2020”, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Nông dân huyện Vị Thủy thu hoạch lúa Đông Xuân 2019 - 2020 - Sputnik Việt Nam
Xung quanh việc xuất khẩu gạo của Việt Nam: Vì sao Bộ Công an phải vào cuộc?
Theo đó, vào thời điểm cuối tháng 4 năm 2020, các yếu tố quan trọng nhất dẫn đến quyết định giãn tiến độ xuất khẩu gạo vào cuối tháng 3 đã có sự thay đổi đáng kể, theo hướng tốt lên.

“Công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam đã đạt được kết quả tích cực, dịch bệnh về cơ bản được khống chế dù nguy cơ lây nhiễm vẫn còn, Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội đã được nới lỏng, tất cả các tỉnh/thành phố đều đã được hạ thấp nhóm nguy cơ”, lãnh đạo Bộ Công thương cho biết.

Cả nước đã chuyển sang một giai đoạn mới, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, phát triển sản xuất kinh doanh. Tâm lý người dân đã ổn định trở lại, không còn hiện tượng mua gom, tích trữ nhu yếu phẩm như tại thời điểm cuối tháng 3.

“Về nguồn cung thóc gạo, vụ Đông Xuân tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung bộ đã ổn định và đang thu hoạch thuận lợi, vụ Đông Xuân tại khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên về cơ bản đã thu hoạch xong và được mùa. Lượng gạo còn lại có thể xuất khẩu trong thời gian từ đầu tháng 5 tới giữa tháng 6 (thời điểm vụ Hè Thu thu hoạch rộ) là khoảng 1,3 triệu tấn”, tư lệnh ngành Công thương cho hay.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Công Thương và ý kiến của các đại biểu dự họp, Thường trực Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương về việc từ ngày 1/5/2020 cho phép hoạt động xuất khẩu gạo trở lại bình thường.

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNBộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Xuất khẩu gạo Việt Nam hàng đầu thế giới: Vui và buồn - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
“Như vậy có thể khẳng định ta đã đạt được mục tiêu giãn tiến độ xuất khẩu gạo để bảo đảm tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhất. Dự báo năm 2020, Việt Nam sẽ là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ.

Buồn: Chính phủ cần thẳng thắn đánh giá trách nhiệm cơ quan tham mưu

Sau khi lắng nghe phần giải trình của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, ĐB Nguyễn Thanh Xuân (Đoàn Cần Thơ) phát biểu cho hay, Bộ trưởng đã có ý kiến, nhưng báo cáo của Bộ Công thương mới chỉ nói về phần tích cực.

Gạo được phát miễn phí tại cổng trường và Trung tâm Văn hoá quận Hai Bà Trưng. - Sputnik Việt Nam
Cạnh tranh chưa lành mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam: Phó Thủ tướng chỉ đạo

Theo ĐB Nguyễn Thanh Xuân, sự kiện tạm dừng xuất khẩu gạo vào tháng 3 được quyết định nhanh và khi cho xuất khẩu lại càng nhanh hơn.

“Sự việc này đã thể hiện sự nóng vội, vai trò tham mưu của bộ, ngành, của Chính phủ có nhiều bất cập, thậm chí cho thấy không nắm bắt đầy đủ thông tin về thực trạng tình hình xuất khẩu gạo cả nước, nhất là ở vựa lúa lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, ĐB Nguyễn Thanh Xuân phát biểu.

Theo vị đại biểu này, quyết định điều hành gạo vừa qua gây thiệt hại cho doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng với các đối tác, do không xuất hàng đi được và phải tốn thêm chi phí. Bên cạnh đó, còn ảnh hưởng nhất định đến cơ hội xuất khẩu giá cao, có lợi cho người sản xuất.

“Tôi xin được đề nghị Chính phủ cần thẳng thắn đánh giá, trách nhiệm và cơ quan tham mưu, phương pháp điều hành, về việc dừng và mở lại xuất khẩu gạo để không lặp lại trong thời gian tới. Mỗi quyết định của Chính phủ, tôi nghĩ khi tổ chức thực hiện phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và đừng để sự nóng vội và thiếu tính toán mà gây thiệt hại không đáng có”, ĐB Nguyễn Thanh Xuân lưu ý.

Trước đó, giải trình liên quan đến những vấn đề còn bất cập trong công tác điều hành hoạt động xuất khẩu gạo, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng khẳng định, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ngành nghiên cứu, rút kinh nghiệm để đảm bảo điều hành có hiệu quả, từ đó để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các khuôn khổ pháp luật để điều hành xuất khẩu gạo cũng như đảm bảo an ninh lương thực.

“Chúng tôi cũng đang tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng cùng các bộ, ngành”, Bộ trưởng Bộ Công thương khẳng định.
Việt Nam trúng thầu 30.000 tấn gạo trắng cho Philippines

Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ngày 08/6/2020, Tổng công ty Thương mại quốc tế Philippines (PITC) đã tổ chức đấu thầu nhập khẩu 300.000 tấn gạo vào Philippines theo hình thức liên Chính phủ (G2G).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu xem xét kỹ lưỡng việc xuất khẩu gạo

Tham dự buổi đấu thầu, có đại diện đến từ các quốc gia Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Ấn Độ. Về phía Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc - Vinafood 1 là đơn vị đại diện tham dự đấu thầu.

Theo kết quả xếp hạng dự thầu được đăng tải trên trang thông tin điện tử của PITC ngày 11/6, Việt Nam trúng thầu lô hàng 30.000 tấn giao tới cảng Davao. Giá CIF-DAP là 497,30 USD/tấn. Hiện nay, Vinafood 1 đang làm kháng nghị thư gửi đến PITC về việc đấu thấu đối với lô hàng giao tới cảng Manila.

Trong khi đó, Myanmar xếp hạng nhất với các lô hàng 33.000 tấn đến cảng Manila và 42.000 tấn đến cảng Cebu. Giá CIF-DAP cho 2 lô hàng này lần lượt là 489,25 USD/tấn và 494,25 USD/tấn. Thái Lan và Ấn Độ không trúng thầu lô hàng nào.

Tuy nhiên, PITC thông báo đây chỉ là xếp hạng nhà thầu, còn công bố kết quả thầu đang chờ giải ngân ngân sách. Hợp đồng nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào ngân sách từ Chính phủ Philippines. Do đó, việc dự thầu chưa cấu thành cam kết nhập khẩu của PITC cũng như chưa xác nhận hợp đồng cho các bên dự thầu.

Gạo Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Có hay không việc bãi bỏ chủ trương tạm dừng xuất khẩu gạo sau một ngày?

Số liệu thống kế từ Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 5/2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam ước đạt 789.000 tấn, trị giá 415 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2020 đạt gần 2,9 triệu tấn, tương đương 1,41 tỷ USD, tăng hơn 5% về khối lượng và tăng gần 19% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Trong năm 2020 này, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu từ 6,5 - 7 triệu tấn gạo.

Gạo Việt Nam đang đứng trước cơ hội vươn lên dẫn đầu thế giới, nhưng để làm sao duy trì vị thế dẫn đầu khi vừa kích cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa cung ứng mạnh cho thị trường nước ngoài, tạo được lợi thế cạnh tranh với gạo của các nước, cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp – nhà nước- người nông dân cũng như công tác tham mưu, điều hành xuất khẩu gạo hợp lý hiện vẫn còn là một bài toán cần lời giải và chiến lược quốc gia lâu dài.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала