Bộ Quốc phòng Việt Nam làm việc với chuyên gia Cuba về sản xuất vắc-xin chống Covid-19?

Thượng tướng Trần Đơn cho biết hiện đã có 3 chuyên gia Cuba sang Việt Nam để hợp tác với Bộ Quốc phòng xây dựng chương trình chuyển giao kỹ thuật sản xuất vắc-xin Covid-19 và một số thuốc phòng, điều trị bệnh.
Sputnik

Bộ Y tế cho biết, chiều 12/8, cả nước ghi nhận thêm 14 ca mắc Covid-19, trong đó 13 ca tại Đà Nẵng, một trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng tại Hà Nội. Việt Nam có 880 bệnh nhân nhiễm coronavirus.

Việt Nam thêm 14 ca mắc Covid-19

Chiều 12/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 thông tin cho biết, Việt Nam đã ghi nhận thêm 14 ca nhiễm mới Covid-19. Trong số đó, có 1 ca được ghi nhận tại Hà Nội (bệnh nhân có địa chỉ trú tại Hải Dương), 13 ca tại Đà Nẵng. Như vậy, đến thời điểm này Việt Nam đã có 880 ca bệnh.

Covid-19 tại Việt Nam: Thêm ca tử vong nhưng cũng nhiều người khỏi bệnh

Bệnh nhân số 867 là nam, 63 tuổi. Địa chỉ thường trú tại Bình Giang, Hải Dương. Trước đó, ngày 31/7/2020, bệnh nhân khởi phát triệu chứng ho, người mệt mỏi. Ngày 8/8/2020, bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, sau đó về nghỉ tại nhà con gái ở Thanh Trì, Hà Nội.

Ngày 9/8/2020, bệnh nhân đến khám và nhập viện Bệnh viện Thanh Nhàn. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi nặng. Ngày 10/8/2020 bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội, kết quả xét nghiệm lần 1 cho âm tính.

Ngày 11/8/2020, bệnh nhân được lấy mẫu lần 2, kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Thanh Nhàn và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội đều cho dương tính với virus SARS-CoV-2.

Bệnh nhân số 868 là nữ, 58 tuổi; trú tại Thanh Khê, Đà Nẵng. Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng từ ngày 19-25/7/2020.

Bệnh nhân số 869 là nữ, 83 tuổi; trú tại Hòa Vang, Đà Nẵng. Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian 04-08/7/2020 và 11-19/7/2020.

Bệnh nhân số 870 là nữ, 35 tuổi; trú tại Điện Bàn, Quảng Nam. Bệnh nhân là con và có tiếp xúc với BN478.

Bệnh nhân số 871 là nữ, 59 tuổi; trú tại Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Bệnh nhân là vợ của ca bệnh số 825.

Covid-19: Biên phòng Việt Nam không tiếp tay cho tội phạm xuất nhập cảnh trái phép

Trong khi đó, trường hợp nhiễm coronavirus số 872 là nam, 56 tuổi; ở Hòa Vang, Đà Nẵng. Bệnh nhân tiếp xúc với bệnh nhân 823 và tiếp xúc với mẹ là bệnh nhân 873.

Bệnh nhân số 873 là nữ, 77 tuổi; trú tại Hòa Vang, Đà Nẵng. Bệnh nhân có đến Bệnh viện Đà Nẵng điều trị và có tiếp xúc với con dâu là bệnh nhân 823.

Bệnh nhân số 874 là nữ, 56 tuổi; trú tại Hải Châu, Đà Nẵng. Là vợ bệnh nhân bệnh nhân số 666.

Bệnh nhân số 875 là nữ, 26 tuổi; Liên Chiểu, Đà Nẵng. Là sinh viên thực tập tại Bệnh viện Đà Nẵng và trong thời gian từ ngày 15-24/7/2020 có tiếp xúc với 2 nhân viên y tế là ca bệnh số 435 và 574.

Các bệnh nhân từ 868-875 được lấy mẫu bệnh phẩm ngày 11/8/2020, cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Bệnh nhân số 876 là nam, 51 tuổi; ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Ca bệnh số 877 là nam, 41 tuổi; ở Thanh Khê, Đà Nẵng. Bệnh nhân số 878 là nam, 30 tuổi; ở Hải Châu, Đà Nẵng. Bệnh nhân số 879 là nam, 33 tuổi; ở Hải Châu, Đà Nẵng.

Trường hợp nhiễm Covid-19 số 880 là nam, 46 tuổi; ở Thanh Khê, Đà Nẵng. Các bệnh nhân 877-880 ghi nhận tại Đà Nẵng đang được điều tra, bổ sung thông tin dịch tễ.

Bộ Quốc phòng Việt Nam làm việc với chuyên gia Cuba về sản xuất vắc-xin chống Covid-19?

Như vậy, tính đến 18h ngày 12/8, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 880 ca mắc Covid-19, trong số đó có 321 ca nhiễm được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 419 ca.

Quay cuồng chống coronavirus: Việt Nam đã qua đỉnh dịch Covid-19?

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe là 134.248 người, trong đó có 5.365 người được cách ly tập trung tại bệnh viện, 5.365 người được cách ly tại nhà, 24.180 người được cách ly tập trung tại cơ sở khác.

Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, trong ngày hôm nay, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đã công bố khỏi bệnh cho 1 bệnh nhân. Đó là bệnh nhân số 445. Tại Quảng Ngãi cũng có 2 trường hợp khỏi bệnh.

Như vậy đến hiện tại đã có 402/880 bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam được điều trị khỏi bệnh, chiếm tổng số 45,6% các trường hợp.

Tính đến chiều ngày 12/8, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 61 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 2 lần với virus SARS-CoV-2. Hiện còn 390 bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2.

Đã có 17 trường hợp tử vong, đó là các bệnh nhân: số 496, 426, 429, 524, 475, 499, 428, 437, 651, 718, 456, 430, 737, 436, 522, 832 và 431.

Hầu hết các trường hợp tử vong là người cao tuổi, mắc nhiều bệnh lý nặng, mạn tính như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi...

Bộ Quốc phòng làm việc với chuyên gia Cuba về sản xuất vắc-xin Covid-19

Chiều 12/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành và 15 địa phương để thảo luận về tình hình và các biện pháp mới phòng chống dịch Covid-19.

Nhật phát hiện cô gái từ Hà Nội nhiễm Covid-19, Việt Nam thêm bệnh nhân Covid-19 tử vong

Phát biểu tại cuộc họp, Thượng tướng Trần Đơn - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã có báo cáo về việc hợp tác với chuyên gia Cuba trong vấn đề sản xuất vắc xin Covid-19, cũng như tình hình công tác phòng chống dịch trong quân đội.

Theo đó Thượng tướng Trần Đơn cho biết, Bộ Quốc phòng đã điều động tăng cường lực lượng, phương tiện cho Đà Nẵng và Quân khu 5 kíp kỹ thuật của Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga và 1 xe la-bô xét nghiệm cơ động. Đơn vị đã kết hợp xét nghiệm hơn 5.383 mẫu, trong đó hơn 2.000 mẫu trong quân đội và hơn 3.000 mẫu cho người dân.

Theo Tuổi Trẻ dẫn lời Thượng tướng Trần Đơn cho hay, đến thời điểm này, quân đội ghi nhận 6 ca dương tính đang cách ly điều trị. Trong số các bệnh nhân đó, tất cả đều có gia đình tại Đà Nẵng hoặc Khánh Hòa. Hiện cả 6 người này đều có sức khỏe ổn định. Bộ Quốc phòng đã có chỉ đạo truy vết triệt để F1, F2 trong toàn quân và các khu vực liên quan để ngăn chặn, xét nghiệm trên diện rộng.

Ngoài ra, Thượng tướng Trần Đơn cho biết hiện đã có 3 chuyên gia Cuba sang Việt Nam để xây dựng chương trình chuyển giao kỹ thuật sản xuất vắc-xin và một số thuốc phòng, điều trị dịch. Bộ Quốc phòng đang hợp tác, làm việc với nhóm chuyên gia và sẽ có báo cáo cụ thể với Thủ tướng trong thời gian tới.

Thêm 2 ca mắc Covid-19 tử vong, Đà Nẵng vẫn chưa xác định được nguồn lây coronavirus

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường, Thượng tướng Trần Đơn đề nghị Chính phủ cần ưu tiên nguồn lực cho trong nước đến hết tháng 8. Đặc biệt, cần hạn chế các chuyến bay đưa công dân từ nước ngoài về, trừ những trường hợp khó khăn, bệnh tật, những chuyến bay nhân đạo giải cứu công dân.

“Bộ Quốc phòng kiến nghị hạn chế các chuyến bay đưa công dân từ nước ngoài về trong khoảng thời gian này. Chúng ta chỉ nên tập trung nguồn lực để khoanh vùng, dập dịch trên phạm vi nhỏ, không nên phong tỏa toàn bộ thành phố lớn”, Tướng Trần Đơn cho biết.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng cũng đề nghị Chính phủ tăng cường công tác chỉ đạo cho các địa phương trong việc phối hợp chặt chẽ với lực lượng dân phòng để ngăn chặn, triệt phá đường dây đưa người trái phép vào Việt Nam. Cần có hình thức xử phạt thật nặng những người không tuân thủ quy định phòng chống dịch, ngăn chặn việc lây lan dịch bệnh.

Bên cạnh đó, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch lâu dài, Chính phủ cần có những biện pháp cụ thể, dài hạn trong việc chống tội phạm tại biên giới, cũng như vấn đề xuất nhập cảnh.

Trường hợp nghi nhiễm Covid-19 tại Hà Nội không liên quan đến Đà Nẵng

Cũng tại cuộc họp chiều 12/8, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, từ khi dịch bùng phát trở lại ngày 25/7 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 30 ca bệnh (8 ca trong cộng đồng và 22 ca nhập cảnh từ các khu vực cách ly tập trung).

Việt Nam ghi nhận thêm 29 ca mắc Covid-19 ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị

Trong số đó, hôm 11/8, Hà Nội phát hiện một ca mắc mới (BN867) là người dân của tỉnh Hải Dương, đến khám bệnh tại Bệnh viện Thanh Nhàn, có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Được biết, trong vòng một tháng, bệnh nhân không đi ra khỏi địa bàn Hải Dương. Đến ngày 27/7, bệnh nhân có biểu hiện tức ngực, được người nhà đưa đi khám tại Phòng khám tư 36 Ngô Quyền (phường Phạm Ngũ Lão, Hải Dương). Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán trào ngược dạ dày.

Ngày 30/7 bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ. Ngày 3/8 bệnh nhân đi xe buýt từ huyện Bình Giang lên thành phố Hải Dương để ăn đám cưới. Ngày 8/8, bệnh nhân được con đưa đến Bệnh viện Trung ương quân đội 108 để khám bệnh và được chẩn đoán viêm phổi, kê đơn thuốc về điều trị tại nhà.

Sau khi khám xong, bệnh nhân về nghỉ tại nhà con gái tại xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì. Ngày 9/8, bệnh nhân xuất hiện mệt nhiều, sốt 38 độ, tức ngực, khó thở. Gia đình đưa bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Thanh Nhàn.

Ngày 10/8, bệnh nhân được Bệnh viện Thanh Nhàn lấy mẫu gửi Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) CDC Hà Nội xét nghiệm, kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính.

Ngày 11/8, Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm lần 2 cho kết quả sàng lọc dương tính. Mẫu bệnh phẩm sau đó được gửi ngay đến Hà Nội để xét nghiệm và cho tiếp tục cho dương tính.

Theo thông tin từ ông Ngô Văn Quý, bệnh nhân không có mối quan hệ liên hệ với vùng dịch Đà Nẵng, chưa rõ nguồn lây bệnh. Đây là điều rất đáng lưu tâm.

Bệnh nhân 456 mắc Covid-19 tử vong do biến chứng suy hô hấp, suy đa tạng

Song song với việc chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương 2, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo truy vết điều tra toàn bộ F1, F2 trên địa bàn của thành phố, khoanh vùng xử lý nơi ở, quán bia của con gái bệnh nhân, gia đình bệnh nhân đã cư trú, làm việc với Bệnh viện Trung ương quân đội 108 và Bệnh viện Thanh Nhàn.

Liên quan đến ca bệnh này, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng đã thông tin lịch trình bệnh nhân này đến bệnh viện khám bệnh. Theo đó, ngày 8/8, bệnh nhân này đi cùng vợ đến khám tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, và được phân luồng ngay từ cổng và đưa thẳng vào Phòng khám Covid-19 sàng lọc riêng biệt. Tại đây, bệnh nhân được khám và cho xét nghiệm máu, chụp X quang tim phổi, tất cả đều thực hiện tại chỗ. Kết quả X quang cho thấy trường hợp này có tổn thương phổi với chẩn đoán sơ bộ theo dõi giãn phế quản, phế nang 2 bên phổi.

Bác sĩ của bệnh viện sau đó đã giải thích cho bệnh nhân về việc chuyển tuyến điều trị. Tuy nhiên, ngay sau đó, bệnh nhân rời bệnh viện và không khám ở bất kỳ địa điểm nào khác trong Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ttrong thời gian thăm khám tại bệnh viện, bệnh nhân chỉ tiếp xúc với bác sĩ, điều dưỡng của Phòng khám Covid-19. Suốt quá trình thăm khám, tiếp xúc với bệnh nhân, các nhân viên y tế luôn mặc đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân và tuân thủ các biện pháp phòng dịch, kiểm soát nhiễm khuẩn đúng quy định.

Người dân phản ứng với dịch bệnh bình tĩnh hơn

Như đã nói ở trên, chiều nay 12/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ với 15 địa phương và một số bộ, ngành về công tác phòng chống dịch Covid-19.

Hành trình của nữ cán bộ Thanh tra tại Đà Nẵng mắc Covid-19

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, vừa qua, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai tích cực công tác phòng chống dịch, nhất là ngành Y tế và một số địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng như những tỉnh, thành phố khác có ca dương tính đều đã khoanh vùng dập dịch, tích cực thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội. Nhiều địa phương thực hiện xét nghiệm nganh trên diện rộng, thậm chí rất rộng để truy vết ca bệnh, tránh lây nhiễm cộng đồng.

Thủ tướng biểu dương Đà Nẵng đã thực hiện cách ly theo Chỉ thị 16 một cách nghiêm túc, nhiều địa phương khác đều nỗ lực thực hiện mục tiêu kép là vừa đẩy mạnh chống dịch trên địa bàn, vừa tăng cường sản xuất kinh doanh, duy trì hoạt động bình thường.

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá, khác với trường hợp xuất hiện ca bệnh số 17 trước đây, lần này, người dân bình tĩnh hơn, cấp ủy, chính quyền các địa phương, ngành y tế chỉ đạo bài bản hơn.

Bên cạnh đó, tình hình thị trường, giá cả ổn định, không có nạn đầu cơ, tích trữ, khan hiếm hàng hóa xảy ra. Tình trạng thiếu sinh phẩm, một số thiết bị y tế được khắc phục kịp thời, vừa bảo đảm phương tiện chống dịch, vừa chống tham nhũng, tiêu cực.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, thời gian tuần này đến giữa tuần sau là đỉnh dịch - thời điểm cần quan tâm, do đó, cần tính toán kỹ, biện pháp nào cần tiếp tục để bảo đảm công cuộc chống dịch Covid-19 thành công. Từ đợt dịch vừa xuất hiện, rút ra bài học kinh nghiệm nào.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội: “Hy vọng đến ngày 15-20/8 sẽ khoanh vùng dập được dịch Covid-19”
Tại cuộc họp, báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam do Quyền Bộ trưởng – GS.TS Nguyễn Thanh Long trình bày cho biết, từ ngày 23/7/2020 đến nay đã ghi nhận 451 trường hợp, trong đó có 46 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài và 405 trường hợp lây nhiễm trong nước tại 15 tỉnh, thành phố của cả nước.

Bộ Y tế đánh giá, hiện nay, ổ dịch tại Đà Nẵng đã từng bước được kiểm soát, hạn chế được việc lây lan ra cộng đồng, số ca mắc coronavirus mới cũng có xu hướng giảm trong những ngày gần đây.

Cụ thể, Bộ Y tế cho hay, các trường hợp mắc bệnh ghi nhận tại Đà Nẵng trong thời gian vừa qua phần lớn là các trường hợp tại các bệnh viện trong thời gian bị phong tỏa (43 trường họp) và các trường hợp tiếp xúc gần (Fl) với các trường hợp mắc bệnh đã được cách ly y tế tập trung (172 trường hợp).

Trong 17 bệnh nhân tử vong có 10 nữ và 7 nam, độ tuổi dao động từ 33-86 tuổi (11 người trên 60 tuổi).

“Các trường hợp tử vong đều có bệnh lý nền nặng với 82,4% có nhiều hơn 1 bệnh lý kèm theo, phổ biến nhất là suy thận mạn (12), tăng huyết áp (8), đái tháo đường (8), tim mạch (7) và ung thư (3), nên nguy cơ tử vong rất cao và có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường họp tử vong trong nhóm các bệnh nhân này trong thời gian tới”, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết.

Đáng chú ý, theo lãnh đạo Bộ Y tế, thống kê cho thấy, số lượng lớn các ca nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng (40%) nên việc phát hiện các trường hợp này tại các sở y tế là rất khó.

“Trường hợp bệnh đầu tiên chỉ được phát hiện khi có triệu chứng tại Bệnh viện C Đà Nẵng nhưng hoàn toàn không có biểu hiện gì khi đến Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết và nhấn mạnh việc cần thiết phải nâng cao năng lực cho các tuyến và thực hiện khám chữa bệnh từ xa là rất cần thiết để chủ động sàng lọc bệnh nhân và có thể xét nghiệm, cách ly ngay tại tuyến huyện, tỉnh.

Lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh, mặc dù đợt dịch này đã từng bước được kiểm soát và hạn chế được khả năng lây lan rộng ra cộng đồng, tuy nhiên trong thời gian tới vẫn có thể sẽ tiếp tục xuất hiện các trường hợp mắc bệnh rải rác từ các trường hợp nhiễm SARS- CoV-2 chưa được phát hiện trong cộng đồng.

Thủ tướng: Không tham nhũng tiêu cực thì không có gì phải ngại

Trước vấn đề này, Thủ tướng nhấn mạnh, tất cả các trường hợp ho, sốt, khó thở, có dấu hiệu phải được kiểm tra, xử lý. Không chỉ trong bệnh viện mà tất cả công dân Việt Nam ở mọi vùng Tổ quốc, nếu ho, sốt đều phải được kiểm tra tức thời để tránh lây nhiễm.

Việt Nam ghi nhận thêm 21 ca mắc Covid-19

Bên cạnh đó, lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục thành lập các tổ tuyên truyền, giám sát y tế cộng đồng, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà các đối tượng nghi ngờ để kiểm tra. Cùng với đó, phải kiểm soát chặt chẽ tình hình biên giới, tình hình an ninh trật tự.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu từng địa phương cần xây dựng chiến lược chống dịch bệnh hiệu quả, đặc biệt là về kinh tế.

“Các địa phương nên đánh giá mức độ rủi ro từng khu vực trong một địa phương. Không nhất thiết phải phong tỏa toàn thành phố, quận huyện trong thời gian quá dài, mà chỉ khoanh vùng đóng cửa khu vực có nguy cơ cao, với nhân viên an ninh giám sát 24/7. Đề cao phòng chống dịch bệnh, dứt khoát không được chủ quan, mất cảnh giác, nhưng nếu đóng cửa nghiêm ngặt quá rộng, quá dài gây tê liệt kinh tế xã hội, ảnh hưởng tâm lý người dân”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nói.

Người đứng đầu Chính phủ cũng nêu, mục tiêu kép về vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế rất quan trọng, nhiều nước trên thế giới cũng áp dụng phương pháp này.

“Việc này là vô cùng khó trong lãnh đạo, chỉ đạo. Phải tỉnh táo, có cách làm phù hợp. Không thể coi thường tính mạng của người dân, nhưng không thể đóng cửa mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chúng tôi trong Chính phủ rất lo câu chuyện thất nghiệp không có việc làm, đói kém xảy ra với người lao động”, Thủ tướng cho biết thêm.

Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra rà soát các biện pháp phòng dịch, nhất là các biện pháp truyền thống như đeo khẩu trang, rửa tay, những việc không cần thiết thì không tổ chức.

Quảng Ngãi: Dừng coi thi, cách ly tập trung 2 giáo viên liên quan đến ca 786 mắc Covid-19

Thủ tướng yêu cầu ngành y tế đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu thuốc, vắc xin, lập hồ sơ điện tử bệnh nhân, đặc biệt là lập phác đồ điều trị hiệu quả, nhất là đối với các bệnh nhân nặng để hạn chế tử vong.

Thủ tướng cũng yêu cầu ngành y tế cần có một quy trình chuẩn xử lý những ca nghi nhiễm Covid-19, không để bệnh nhân đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác hoặc kéo dài thời gian trong bệnh viện.

Tại cuộc họp, Thủ tướng cũng cho biết, nhận được nhiều phàn nàn về việc không dám mua sinh phẩm và kit xét nghiệm vì sợ vi phạm.

“Việc này chúng tôi đã có ý kiến. Phải nói lại là theo quy định của Luật Đấu thầu quy định rõ việc chỉ định thầu trong điều kiện có dịch, thẩm quyền của Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các Trung tâm Y tế. Tôi yêu cầu Bộ Y tế làm việc với Hải quan sớm hơn nữa về thiết bị nhập, từ đó tính toán về vận chuyển, thuế khóa để có mức giá phù hợp”, Thủ tướng thẳng thắn.

Thủ tướng cho biết thêm, đối với bộ kit xét nghiệm, hiện có một số đơn vị có khả năng sản xuất, vì vậy cần thành lập tổ liên ngành gồm y tế, tài chính, bảo hiểm và một số bệnh viện lớn mời các nhà sản xuất đến làm việc.

10 ngày tới là cao điểm dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo nóng

Cụ thể, hiện nay, đối với bộ kit xét nghiệm, hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy phép cho Công ty Việt Á và Bệnh viện 103 và một số doanh nghiệp khác có khả năng sản xuất. Thủ tướng đề nghị thành lập tổ liên ngành gồm Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đại diện một số bệnh viện lớn mời các nhà sản xuất đến làm việc để xác định mức giá gồm giá thành do doanh nghiệp báo, lợi nhuận cần thiết, giá chuyển giao công nghệ… để chốt mức giá trần rồi thông báo đến 63 tỉnh, thành phố. Nếu địa phương nào đàm phán mua được giá thấp hơn thì hoan nghênh.

“Xác định mức giá gồm giá thành do doanh nghiệp báo, mức lợi nhuận cần thiết để thông báo đến các tỉnh thành phố. Nếu địa phương nào đàm phán mua được giá thấp hơn thì hoan nghênh. Với thiết bị sinh phẩm nhập khẩu xét nghiệm thì cũng mời các nhà nhập khẩu đến đàm phán, chốt giá thành. Cứ thế mà mua, công khai minh bạch, không tham nhũng, tiêu cực thì không có gì phải ngại”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại cuộc họp, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo cụ thể về kết quả tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua khi đến nay, 97% thí sinh trên toàn quốc đã dự thi, đồng thời, Thủ tướng yêu cầu Bộ phối hợp với các địa phương để tổ chức tốt nhất kỳ thi cho 3% số thí sinh còn lại trong thời gian tới.

Thảo luận