Từ Đinh La Thăng đến Trịnh Xuân Thanh: Việt Nam xử nghiêm nhiều đại án tham nhũng

Việt Nam đã xét xử nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn lớn như đại án Đinh La Thăng, vụ ông Trịnh Xuân Thanh, loạt đại án ngân hàng chấn động (Oceanbank, BIDV (với cựu Chủ tịch Trần Bắc Hà), Trầm Bê, Ngân hàng Phương Nam).
Sputnik

Sáng 6/11, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình có báo cáo trước Quốc hội khẳng định, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người không có tội.

Trong khi đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí cho biết, ngành Kiểm sát đã truy tố kịp thời nghiêm minh nhiều vụ án đơn cử như vụ ông Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Hữu Tín, Trần Văn Minh và đồng phạm. Kiểm sát 100% các vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố.

Phát hiện xử lý tham nhũng chưa tương xứng với tình hình thực tế ở Việt Nam?

Sáng nay ngày 6/11, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao (TAND Tối cao) Nguyễn Hòa Bình tiến hành báo cáo Quốc hội về Kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Để hòa giải thành công phải có nhân ái và thiện tâm

Trước đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình có báo cáo cho biết, việc phát hiện, xử lý tham nhũng tại Việt Nam chưa tương xứng với tình hình thực tế. Dù công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước và Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, tuy nhiên, còn một số bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Phó Thủ tướng cho hay, nhiều nơi chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc lịch tiếp công dân định kỳ, chưa gắn việc tiếp công dân với đối thoại giải quyết khiếu nại, tố cáo.

“Việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng chưa tương xứng với tình hình thực tế”, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh.

Trong khi đó, phát biểu trước Quốc hội, Chánh án Nguyễn Hòa Bình khẳng định, công tác bảo đảm tranh tụng, chống oan, sai trong xét xử, các Tòa án đã làm tốt và đẩy mạnh tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét xử, thực hiện nghiêm nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

Từ Đinh La Thăng đến Trịnh Xuân Thanh: Việt Nam xử nghiêm nhiều đại án tham nhũng

Ông Bình cũng cho hay, để thực hiện nguyên tắc trên, Tòa án Nhân dân Tối cao đã biên soạn giáo trình và tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo về kỹ năng tổ chức tranh tụng tại phiên tòa.

Uy tín nền tư pháp: Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói về vụ án Hồ Duy Hải

Báo cáo cho biết, nhiều Tòa án địa phương đã chủ động xây dựng quy chế, chương trình phối hợp với Viện kiểm sát cùng cấp tổ chức các “phiên tòa mẫu”, “phiên tòa hình sự rút kinh nghiệm”.

Đồng thời, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đã ban hành hai Thông tư quy định về phòng xử án và Quy chế tổ chức phiên tòa. Ngoài ra, Tòa án Nhân dân Tối cao cũng đã đề ra 14 giải pháp để nâng cao chất lượng công tác xét xử.

“Việc tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp đã thể hiện sự trang nghiêm, bình đẳng giữa các bên, tạo tâm lý thuận lợi cho luật sư khi tranh tụng”, đồng chí Nguyễn Hòa Bình bày tỏ.

Việt Nam xét xử nhiều đại án tham nhũng, kinh tế lớn, chưa kết án oan

Báo cáo với Quốc hội, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, theo thống kê từ ngày 1/10/2015 đến ngày 30/9/2020, các Tòa án đã thụ lý 19 yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của Tòa án, giải quyết dứt điểm 15 trường hợp.

Việt Nam xử giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải: Chờ phán quyết từ Chánh án Nguyễn Hòa Bình

 Các Tòa án cũng đã giải quyết 60/76 vụ án dân sự mà người bị thiệt hại khởi kiện các cơ quan nhà nước yêu cầu bồi thường.

“Chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết, xét xử các loại án tiếp tục được nâng cao, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của Tòa án trong nhiều năm được hạn chế ở mức thấp, giảm dần qua các năm và hiện ở mức dưới 1,5%, đáp ứng chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội đề ra”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình khẳng định.

Cùng với đó, việc giải quyết bồi thường thiệt hại theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được các Tòa án thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình cũng báo cáo về việc tổ chức đối thoại trực tuyến định kỳ giữa Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao với Thẩm phán toà quốc để giải đáp những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn xét xử.

“Đã hoàn thiện quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ theo thủ tục đơn giản hơn, hiệu quả hơn. Tính đến nay, đã công bố được 39 án lệ với chất lượng ngày càng cao và đã có hàng ngàn bản án, viện dẫn áp dụng án lệ trong xét xử”, báo cáo cho biết.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Giữ gìn hòa bình nhưng quyết không nhân nhượng về chủ quyền
Điểm đáng chú ý trong báo cáo của Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình chính là việc khẳng định trong xét xử các vụ án hình sự, TAND Tối cao và các Tòa án đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

“Chưa phát hiện trường hợp kết án oan người không có tội”, ông Bình nêu rõ.

Chánh án Tòa Tối cao cũng dẫn chứng nhiều đại án từng gây chấn động dư luận thời gian qua. Theo đó, thực hiện nghiêm túc, có chất lượng chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương.

“Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn như vụ án Đinh La Thăng, vụ án Trịnh Xuân Thanh, các vụ án liên quan đến ngân hàng đã đưa ra xét xử nghiêm minh”, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết.

Chánh án TAND Tối cao cũng nhấn mạnh việc đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước.

Trong báo cáo trước Quốc Hội, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao cũng đề cập đến công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị. Theo đó, (từ ngày 1/6/2019 đến ngày 30/9/2020) các Tòa án đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm đối với 37 vụ với 147 bị cáo, xét xử 25 vụ với 90 bị cáo phạm các tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai, vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Ông Bình khẳng định, các Tòa án đã phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm sớm đưa vụ án ra xét xử. Đồng thời, trong thời gian qua, không có vụ án nào để quá hạn luật định.

“Đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước, thu hồi tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt”, Chánh án nói.

Một vấn đề khác được nêu trong báo cáo có liên quan đến tình trạng xâm hại tình dục trẻ em gia tăng phức tạp, được nhiều đại biểu Quốc hội yêu cầu tăng cường hoạt động phòng, chống loại tội phạm nguy hiểm này.

Bộ trưởng Tô Lâm: Phát hiện 313 vụ phạm tội tham nhũng

Nói về vấn đề này, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 06 ngày 1/10/2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.

Cùng với đó, Tòa án nhân dân tối cao đã thành lập 38 Tòa gia đình và người chưa thành niên tại các Toà án nhân dân cấp tỉnh. Các Tòa án đã tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng khẩn trương nghiên cứu hồ sơ nên hầu hết các vụ án xâm hại trẻ em đều được đưa ra xét xử nghiêm minh, trong thời hạn luật định.

“Mức hình phạt mà các Tòa án đã tuyên phạt bảo đảm nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật; tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo”, đồng chí Nguyễn Hòa Bình cho biết.

Ông Lê Minh Trí nhắc tên vụ ông Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Hữu Tín

Cũng trong sáng nay, 6/11, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSND) Lê Minh Trí tiến hành báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.

Diễn biến mới vụ ông Nguyễn Thành Tài

Đáng chú ý, trong kỳ Quốc hội Khoá XIV, đồng chí Lê Minh Trí nhận được 23 chất vấn trực tiếp tại các phiên họp, kỳ họp và thông qua phiếu chất vấn về 29 vụ, việc.

Báo cáo trước Quốc hội, ông Lê Minh Trí cho biết, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đến năm 2020, Quốc hội không có Nghị quyết riêng về giám sát chuyên đề đối với VKSND, nhưng trong 5 Nghị quyết về giám sát của Quốc hội có 5 nhóm nhiệm vụ liên quan đến trách nhiệm của VKSND.

Cụ thể, các nhiệm vụ này là chống oan sai trong truy tố và thực hiện tốt Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, nâng cao chất lượng kiểm sát điều tra và truy tố để hạn chế mức thấp nhất việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, truy tố kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi phạm tội liên quan đến quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị, hoàn thiện quy trình truy tố tội phạm liên quan đến xâm hại trẻ em và ban hành thông tư liên tịch về công tác phối hợp trong giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em.

Từ Đinh La Thăng đến Trịnh Xuân Thanh: Việt Nam xử nghiêm nhiều đại án tham nhũng

Viện Trưởng Lê Minh Trí nêu rõ, thời gian qua, ngành Kiểm sát đã thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chống oan, sai và giải quyết yêu cầu bồi thường, qua đó, Viện kiểm sát đã yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hơn 3.000 vụ án, hủy bỏ 78 quyết định khởi tố vụ án.

Viện kiểm sát đã trực tiếp khởi tố và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra 92 vụ án hình sự, trực tiếp hủy bỏ hơn 600 quyết định không khởi tố vụ án hoặc quyết định khởi tố vụ án, hủy hơn 3.300 lệnh, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn thiếu căn cứ, trái pháp luật.

Thông qua kiểm sát, Viện kiểm sát đã yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố gần 2.900 bị can, hủy hơn 1.100 quyết định khởi tố bị can và 138 quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra thiếu căn cứ, trái pháp luật.

“Kết quả công tác kiểm sát đã góp phần quan trọng bảo đảm việc khởi tố vụ án, bắt, tạm giữ, tạm giam và điều tra đúng pháp luật, hạn chế thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm và oan, sai”, Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí khẳng định.

Cùng với đó, trong báo cáo của mình, đồng trí Lê Minh Trí nêu rõ, trong giai đoạn điều tra, ngành kiểm sát đã kiểm sát chặt chẽ 100% các vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố và trong suốt quá trình điều tra.

“Tiến độ, chất lượng giải quyết án của Viện kiểm sát đều đạt 99,9% và vượt chỉ tiêu của Quốc hội”, Viện trưởng Lê Minh Trí khẳng định.

Vị lãnh đạo cho biết thêm, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đến nay, VKSND tối cao tích cực, chủ động phối hợp với Bộ Công an, TAND tối cao và các cơ quan chuyên môn tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản, đánh giá chứng cứ, xác định tội danh, thu hồi tài sản.

Điều này giúp quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, đưa ra xét xử bảo đảm kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.

Theo Viện trưởng VKSND Tối cao, thông qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ, ngành kiểm sát đã góp phần quan trọng bảo đảm thực hiện tốt hơn yêu cầu về bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm.

Cựu Phó Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Tài lĩnh án 8 năm tù

Cùng với đó, ông Trí cũng cho hay, ngành Kiểm sát đã phối hợp với các cơ quan tố tụng kịp thời điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh nhiều vụ án xâm phạm đất đai được dư luận xã hội quan tâm, thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định mới của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự trong giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em.

Kết quả, chất lượng điều tra, truy tố được nâng lên, số vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung giảm dần. Cụ thể, tỷ lệ trả hồ sơ năm 2018 là 3,02%, giảm 0,65%; năm 2020 còn 2,7%, giảm 0,8%.

Bên cạnh đó, ngành Kiểm sát đã truy tố kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi phạm tội liên quan đến quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị. Đơn cử như vụ Nguyễn Thành Tài, vụ Nguyễn Hữu Tín và đồng phạm, vụ Trần Văn Minh và đồng phạm và áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đến đất đai.

Ngành Kiểm sát cũng phối hợp với Tòa án, Công an và các bên liên quan hoàn thiện quy trình truy tố tội phạm liên quan đến xâm hại trẻ em và xây dựng thông tư liên tịch phối hợp trong giải quyết các vụ án liên quan đến xâm hại trẻ em.

 “Trong nhiệm kỳ, Viện trưởng VKSND tối cao đã trả lời đầy đủ các chất vấn của ĐBQH theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, chỉ đạo tập trung giải quyết các vụ, việc theo kiến nghị và thường xuyên kiểm tra, thông báo tiến độ giải quyết đến đại biểu”, báo cáo nêu rõ.

Đề cập đến thách thức của ngành kiểm sát, ông Lê Minh Trí cho hay, trong 2 năm (2019 và 2020) ngành kiểm sát phải tinh giản hơn 1.000 biên chế (hơn 6,3% tổng biên chế toàn ngành) trong khi số vụ án hình sự khởi tố mới tăng hằng năm.

Cựu Phó Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Tài lĩnh án 8 năm tù

Số lượng biên chế của ngành hiện chưa đáp ứng được khối lượng công việc và yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn đặt ra, trong khi hiện nay kinh phí phân bổ chưa bảo đảm để thực hiện nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ chống oan, sai, chế độ, chính sách đối với công chức VKSND còn thấp, chưa tương xứng với nhiệm vụ đặc thù phải thực hiện.

Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí kiến nghị Quốc hội tăng cường hoạt động giám sát chuyên đề, tập trung giám sát những vấn đề nổi cộm, dư luận xã hội quan tâm. Ông Lê Minh Trí cũng đề nghị nâng cao vai trò giám sát của các ĐBQH, người đứng đầu cơ quan chịu sự giám sát, khắc phục những mặt tồn tại, hạn chế và bảo đảm cho ngành kiểm sát có đủ các nguồn lực để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ.

Về xử lý vi phạm về môi trường và chất lượng, đạo đức cán bộ

Tại hội trường sáng nay, trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Văn Hiển về việc vì sao chưa truy tố tội phạm vi phạm về môi trường, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí đánh giá đây là vấn đề cần suy nghĩ thấu đáo.

“Vì theo luật quy định không phải hành vi nào cũng xử lý hình sự mà tùy thuộc vào mức độ. Có hành vi xử lý hành chính rồi vi phạm tiếp mới xử lý hình sự, hoặc sai phạm cá nhân núp bóng pháp nhân, căn cứ cụ thể nào truy tố pháp nhân này là vấn đề mới”, ông Trí lý giải.

Lãnh đạo VKSND Tối cao cho rằng, cần suy nghĩ tính khả thi quy định, hướng dẫn các cấp, thông tư liên tịch quy định rõ tình tiết cụ thể để người thực thi pháp luật không sợ oan sai, để lọt.

Nhập cảnh trái phép vào Việt Nam: VKSND Tối cao và Bộ Công an chỉ đạo nóng

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành Kiểm sát cũng thừa nhận, thực tế xử lý có lúng túng.

“Làm cố lên thì oan, nên vấn đề đặt ra là chỉ đạo cơ quan chức năng xác định lộ trình, đề xuất về hướng dẫn pháp luật và thực thi pháp luật”, đồng chí Lê Minh Trí bày tỏ.

Trả lời câu hỏi của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) về nâng cao chất lượng cán bộ, “đạo đức công vụ”, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, đây là nhiệm vụ trọng tâm.

Theo ông Bình, hiện nay, giải pháp tập trung là nâng cao chất lượng cơ sở đào tạo, đảm bảo đầu vào. Tổ chức kỳ thi đầu vào quốc gia chặt chẽ, tuyển cán bộ có năng lực.

Ngoài ra, theo Chánh án Tòa Tối cao, Việt Nam còn có quy định đào tạo bắt buộc thẩm phán hàng năm, tổ chức hàng tháng định kỳ bổi dưỡng qua truyền hình trực tuyến chuyên gia giảng dạy trong và ngoài nước, tổ chức đối thoại hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao và cá thẩm phán toàn quốc, bắt buộc thẩm phán toàn quốc mỗi năm có án điểm, rút kinh nghiệm.

Đọc thêm:

Thảo luận