Việt Nam chính thức “khai tử” sổ hộ khẩu từ 2023

Sổ hộ khẩu sẽ chính thức bị “khai tử” tại Việt Nam từ năm 2023. Với 449/455 đại biểu tán thành (bằng 93,15% tổng số ĐBQH) Quốc hội vừa thông qua Luật Cư trú sửa đổi theo đó phần lớn các đại biểu nhất trị quy định Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp chỉ được dùng đến hết 31/12/2022.
Sputnik

Quốc hội cũng quyết định không bổ sung quy định cắt điện nước khi cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính.

Quốc hội thông qua Luật Cư trú

Chiều 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi).

Đề xuất: Sổ hộ khẩu, tạm trú tiếp tục tồn tại tới hết năm 2022

Theo kết quả biểu quyết, có 449/455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,15% tổng số đại biểu Quốc hội).

Luật Cư trú sửa đổi này gồm 7 chương, 38 điều quy định về việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, việc đăng ký, quản lý cư trú, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, cơ quan, tổ chức về đăng ký, quản lý cư trú.

Tại phiên họp hôm nay và trong nhiều phiên thảo luận trước, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm khi thảo luận, đó là việc đổi mới phương thức quản lý cư trú của công dân.

Theo đó, các cơ quan quản lý Nhà nước của Việt Nam sẽ chuyển từ cách thức thủ công, truyền thống bằng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú và các tàng thư văn bản sang quản lý bằng số hóa, có kết nối thông suốt giữa các cơ quan đăng ký, quản lý cư trú trên cả nước thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và số định danh cá nhân.

Việt Nam chính thức “khai tử” sổ hộ khẩu từ 2023

Thời gian qua, xuất hiện nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, ở thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, quy định nêu trên hoàn toàn phù hợp với xu thế tất yếu của việc hiện đại hóa phương thức quản lý nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử ở Việt Nam hiện nay.

Các ý kiến đồng thuận đánh giá rằng, việc chuyển đổi hình thức quản lý từ “thủ công” – sang “công nghệ số hóa”, điện tử hóa này vừa bảo đảm thuận lợi cho công dân trong việc thực hiện tốt hơn quyền tự do cư trú, vừa nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.

Không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu

Tuy nhiên, để thuận tiện cho quá trình thích nghi cũng như quản lý, các đại biểu Quốc hội đồng tình với việc cho phép tiếp tục sử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đến hết ngày 31/12/2022 để chứng minh nơi cư trú.

Việt Nam sắp bỏ Sổ Hộ khẩu: Giảm bớt thủ tục cho dân nhờ

Đồng thời, do ý kiến còn khác nhau nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã gửi phiếu thăm dò ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông báo cho biết, kết quả lấy phiếu cho thấy, đa số đại biểu Quốc hội đồng ý phương án cho phép người dân được tiếp tục sử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp cho đến hết ngày 31/12/2022 để chứng minh thông tin về nơi cư trú.

Đây là điều hợp lý nhằm tránh làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, thêm phiền phức cho người dân, tạo áp lực lớn cho các cơ quan quản lý, đăng ký cư trú tại thời điểm Luật mới có hiệu lực thi hành.

Nội dung này được thể hiện ở Điều 38 về Điều khoản thi hành và được 446/455 biểu quyết tán thành (chiếm 92,53% tổng số đại biểu Quốc hội).

Tuy nhiên, Luật Cư trú sửa đổi cũng quy định trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Nếu như thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú có sự khác biệt với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sẽ sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Bộ Tư pháp lên tiếng về việc bỏ sổ hộ khẩu giấy, mã định danh cá nhân, Đường Nhuệ

Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai báo về cư trú mà từ đó dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú chịu trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp.

Sau khi luật chính thức có hiệu lực thi hành, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sẽ phải rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành có nội dung liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc có yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định.

Quốc hội yêu cầu điều kiện để thực hiện các thủ tục hành chính là hạn chế việc sử dụng thông tin về nơi cư trú.

Tránh phát sinh thủ tục, thêm phiền phức cho dân

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước đó đã gửi phiếu thăm dò ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc cho phép tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đến hết ngày 31/12/2022.

Bỏ sổ hộ khẩu, đổi mới phương thức quản lý cư trú của công dân

Kết quả, có 266/402 đại biểu Quốc hội đồng ý với phương án cho phép người dân được tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp cho đến hết ngày 31/12/2022.

135 đại biểu khác đồng ý với phương án chấm dứt giá trị sử dụng của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trong các giao dịch kể từ ngày 1/7/2021, sau khi Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, ý nghĩa của việc tiếp tục cho phép sử dụng sổ hộ khẩu đến hết 31/12/2022 là nhằm tránh làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, gây phiền phức cho người dân, tạo áp lực lớn cho các cơ quan quản lý, đăng ký cư trú tại thời điểm luật mới có hiệu lực thi hành.

Điều này cũng không ảnh hưởng đến hiệu lực thi hành của Luật Cư trú và việc triển khai thực hiện các quy định của luật từ ngày 1/7/2021.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú hoàn thành, đi vào vận hành thông suốt và các cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện tốt việc kết nối, liên thông, lúc đó chỉ cần sử dụng số định danh cá nhân là có thể xác định được thông tin nhân thân, thông tin về nơi cư trú của công dân. Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi đó sẽ tự chấm dứt vai trò kể cả khi chưa hết thời hạn 31/12/2022.

Bộ Công an Việt Nam đề nghị bỏ sổ hộ khẩu?

Nói về việc này, Bộ trưởng Công an – Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh việc bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú là điều người dân hết sức mong đợi.

Bộ trưởng Tô Lâm cũng cho biết đã thu thập được 90% thông tin về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bộ đang thẩm định, phúc tra lại và đưa vào hệ thống. 10% còn lại sẽ cố gắng hoàn thành trong năm 2020.

Bộ Công an quyết tâm đi đến việc bỏ sổ hộ khẩu giấy khi Luật Cư trú sửa đổi chính thức có hiệu lực từ 1/7/2021. Người đứng đầu Bộ Công an cho rằng, việc không có thời gian chuyển tiếp sẽ bắt buộc các cơ quan quản lý phối hợp với nhau để thực hiện theo đúng lộ trình đề ra.

Không cắt điện nước xử lý vi phạm hành chính

Cũng trong chiều nay, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, trong dự thảo luật có quy định bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng việc cắt điện nước và dịch vụ thiết yếu.

Sau khi bỏ sổ hộ khẩu, con em tỉnh lẻ có được học ở Hà Nội?

Báo cáo giải trình tiếp thu, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho hay, đối với vấn đề này, do ý kiến các ĐBQH trong quá trình thảo luận còn chưa thống nhất nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến đại biểu.

Kết quả cho thấy, có 207/399 đại biểu đề nghị “không bổ sung biện pháp cưỡng chế này”, trong khi đó có 190/399 ĐBQH tán thành phương án hai quy định bổ sung nội dung này.

Ông Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, do số ý kiến ủng hộ từng phương án có sự chênh lệch không lớn và cũng chưa vượt tổng số 50% số ĐBQH nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình cả hai phương án để Quốc hội xem xét, quyết định.

Việt Nam chính thức “khai tử” sổ hộ khẩu từ 2023
“Đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành phương án 1 là không bổ sung biện pháp cưỡng chế “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước”. Vì qua tổng kết thi hành Luật cho thấy về cơ bản không có khó khăn, vướng mắc do thiếu biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính”, Chủ nhiệm Ủy ban  Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh.

Quốc hội tiến hành cho các đại biểu tham dự biểu quyết, có 390 ĐBQH (chiếm 80,91%) tán thành việc “không bổ sung quy định cắt điện, cắt nước khi xử lý vi phạm hành chính vào luật”.

Như vậy, với đa số ý kiến đại biểu biểu quyết không tán thành, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tuyên bố Quốc hội quyết định không bổ sung quy định cắt điện cắt nước vào luật xử lý vi phạm hành chính.

Thảo luận