Việt Nam sẽ tiếp tục câu chuyện thành công của mình

Thế giới tin rằng Việt Nam sẽ vượt qua khủng hoảng và tiếp tục câu chuyện thành công của mình.
Sputnik

Oxford Economics đánh giá lạc quan về nền kinh tế Việt Nam và cho rằng quốc gia Đông Nam Á này được hưởng lợi từ nhu cầu gia tăng đối với hàng điện tử toàn cầu cũng như sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhận định về Việt Nam sau khi đất nước vừa có sự thay đổi, kiện toàn nhân sự lãnh đạo chủ chốt, các chuyên gia tin rằng, đất nước có tiềm năng tăng trưởng GDP mạnh hơn nữa, và nền kinh tế Việt Nam đủ mạnh để tự thoát khỏi những cú sốc, khủng hoảng.

Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng vượt trội nhờ chuỗi cung ứng toàn cầu

Hôm 13/4 vừa qua, Công ty tư vấn Oxford Economics đã có một số đánh giá tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong báo cáo khái quát “Vietnam - Role as a global manufacturing hub will fuel growth”.

Theo đó, chuyên gia Sian Fenner, trưởng nhóm các nhà nghiên cứu kinh tế khu vực châu Á của Oxford Economics đưa ra nhận định rằng trong khi trao đổi thương mại thế giới giảm 7,8% trong năm 2020, việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng đến 6,9% là con số lạc quan.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cao hơn mức của thế giới và tiếp tục dẫn đầu

Ngoài ra, việc FDI đổ vào Việt Nam tăng 0,5% đã góp phầm làm tăng vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng sản xuất và chế tạo toàn cầu.

 “Việt Nam sẽ hưởng lợi về nhu cầu gia tăng đối với hàng điện tử toàn cầu và sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi cung ứng này”, Oxford Economics đánh giá.

Bên cạnh máy tính và các mặt hàng điện tử khác, văn phòng phẩm, nội thất văn phòng cũng là những mặt hàng có nhu cầu tăng khi mà nhu cầu làm việc từ nhà trên toàn cầu ngày càng phổ biến, dù cho nhu cầu này có thể sẽ giảm trong năm nay, sau khi dịch bệnh lắng xuống.

Việc khôi phục trạng “bình thường mới” sau đại dịch sẽ góp phần thúc đẩy thương mại thế giới và Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ khu vực xuất khẩu.

Ngoài ra, như Sputnik Việt Nam cũng đã thông tin trước đó, việc Chính phủ Mỹ tung ra gói kích cầu kinh tế 1.900 tỷ USD sẽ làm tăng nhu cầu của nước này nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam cũng sẽ có tác động hết sức tích cực đến kinh tế Việt Nam.

WB khuyến nghị gì để Việt Nam phục hồi kinh tế?

Theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam cần tiếp tục đưa ra các biện pháp chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong những lĩnh vực như du lịch, giúp họ không bị tụt lại phía sau trong quá trình phát triển kinh tế.

Mới đây, WB đã đưa ra báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 4/2021. Theo đó, tổ chức này nhận định Việt Nam vẫn trên đà tiếp tục phục hồi sau những khó khăn do Covid-19 mang lại. Tuy nhiên, việc phục hồi còn chưa đồng đều giữa các ngành, cần lưu tâm.

Kinh tế, GDP, FDI tăng trưởng ngoạn mục, nguồn tiền thế giới đổ về Việt Nam

Tăng trưởng GDP quý 1/2021 của Việt Nam đạt 4,5% so cùng kỳ năm ngoái, đồng thời tương đương với quý 4/2020. Theo WB, tuy rằng kết quả này vẫn thấp hơn so trước đại dịch nhưng đã cho thấy việc phục hồi vẫn tiếp diễn bất chấp đợt bùng phát dịch hồi tháng 2.

Mặc dù vậy, mỗi ngành khác nhau lại có tốc độ tăng trưởng không giống nhau. Các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng là những ngành ít chịu ảnh hưởng do nhu cầu mạnh mẽ từ khu vực kinh tế đối ngoại, trong khi ngành dịch vụ chỉ có mức tăng trưởng bằng một nửa so với trước đại dịch. Đáng lưu ý, các lĩnh vực liên quan đến du lịch vẫn suy giảm nghiêm trọng khi dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một điểm sáng của kinh tế thời gian qua là ngành xuất nhập khẩu hàng hóa khi lĩnh vực này liên tục đạt kết quả ngoạn mục, nhờ sức cầu mạnh mẽ đối với máy vi tính, sản phẩm điện tử và máy móc từ khu vực kinh tế đối ngoại. Một nguyên nhân khác là các doanh nghiệp nước ngoài có sức chống chịu tốt hơn.

Tháng 3 cũng được ghi nhận là tháng có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao trong tháng thứ hai liên tiếp với 4,6 tỷ USD, cao hơn 34% so với tháng trước đó. Kết quả này chủ yếu đến từ dự án đầu tư mới trị giá 3,1 tỷ USD vào nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng tại Long An.

Tăng trưởng tín dụng cũng phục hồi nhanh chóng trong bối cảnh các hoạt động kinh tế được khôi phục. Tín dụng cho nền kinh tế tăng 12,5% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 3/2021. Ngân hàng Thế giới nhận định, tốc độ tăng này khá gần với mức trước Covid-19, cho thấy tác động của chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có hiệu quả, từ đó giúp cung cấp vốn đầy đủ để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Việt Nam sẽ tiếp tục câu chuyện thành công của mình
“Quá trình phục hồi của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ nhưng còn chưa đồng đều, khi một số lĩnh vực dịch vụ vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhu cầu trong nước chưa phục hồi hoàn toàn sau cú sốc Covid-19”, WB đánh giá.

Theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, mặc dù chuyển sang chính sách tài khóa trung lập hơn là chính sách đúng đắn trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi, việc phục hồi này vẫn có thể gặp phải những cú sốc mới hoặc khó khăn kéo dài trong một số lĩnh vực của nền kinh tế.

Do đó, tổ chức này khuyến nghị Việt Nam nên cân nhắc tiếp tục các biện pháp tài khóa và tiền tệ trong trường hợp khủng hoảng vẫn tiếp diễn và nền kinh tế không phục hồi nhanh như dự kiến. Đồng thời, nên tiếp tục hỗ trợ cho các cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng nhằm đẩy mạnh nhu cầu từ khu vực tư nhân. Trong điều kiện tác động của khủng hoảng đến doanh nghiệp còn kéo dài, khu vực tài chính cần được theo dõi chặt chẽ.

“Thời gian tới, vấn đề công bằng cần được quan tâm đặc biệt trong quá trình hồi phục kinh tế của Việt Nam. Cần có thêm biện pháp chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động ở những lĩnh vực như du lịch, vì họ có thể bị bỏ lại phía sau trong quá trình khôi phục kinh tế sau cú sốc Covid-19”, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị.

Việt Nam vượt khủng hoảng và tiếp tục câu chuyện thành công của mình

Nhấn mạnh quan điểm Việt Nam còn dư địa để tiếp tục tung ra các gói kích cầu kinh tế, GS.TS Andreas Stoffer, Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom (viết tắt là FNF) tại Việt Nam khẳng định, trong khi các nền kinh tế khác trên thế giới sụt giảm nghiêm trọng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn hết sức lạc quan.

'Bộ não' nền kinh tế: Samsung biến Việt Nam thành cứ điểm chiến lược về công nghệ

Vị chuyên gia tin rằng, nhờ những dư địa chính sách đúng đắn của năm 2020, năm nay, Chính phủ mới có thể tận dụng những thành công trước đó để kích cầu nên kinh tế, tạo đà cho tăng trưởng, nhưng phải đảm bảo không vượt quá mức nợ trần Quốc hội quy định.

“Nền kinh tế Việt Nam đủ mạnh để tự mình thoát ra khỏi khủng hoảng”, ông Andreas Stoffer khẳng định.

Chuyên gia chỉ rõ, ngoài các biện pháp đã thực hiện cho đến nay, để mở cửa nền kinh tế, cũng cần chú trọng đến việc tăng hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, số hóa nền kinh tế và thành lập cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Điều này cũng đã được Sputnik Việt Nam phân tích trong các bài viết trước đó.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Giám đốc Quốc gia Viện FNF chia sẻ với Thời báo Tài chính Việt Nam, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay nằm ở sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

“Nếu nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng sẽ tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng của Việt Nam, đặc biệt là tại thời điểm đất nước đã có vị thế rất tốt trên toàn cầu với những gì làm được trong năm 2020”, ông Stoffer cho biết.

Chuyên gia khuyến cáo, chính quyền Hà Nội cần duy trì một chính sách kinh tế cởi mở và tự do như năm 2020, trong năm 2021 này, Việt Nam cũng cần tiếp tục duy trì sự cân bằng ở hai yếu tố bảo vệ sức khoẻ người dân và tăng cường sức khỏe nền kinh tế chống lại những cú sốc mới.

“Việt Nam đã tính đến tất cả những điều này và không để nền kinh tế bị suy sụp vào năm 2020. Đó là công thức đúng để áp dụng năm 2021”, Giám đốc Viện FNF nhấn mạnh.

Chưa từng có tiền lệ: Moody’s nâng triển vọng kinh tế và tín nhiệm quốc gia Việt Nam
GS.TS Andreas Stoffer cũng đề cập đến việc năm vừa qua, Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đạt tăng trưởng kinh tế dựa theo cấu phần “cỗ xe tam m»" là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, đồng thời tin tưởng rằng, trong năm 2021 này, ba lĩnh vực trên cũng vẫn sẽ duy trì tăng trưởng tốt.

Cùng với Luật Đầu tư mới đem đến cơ hội thúc đẩy tăng trưởng, tăng hội nhập kinh tế, thu hút thêm đầu tư, Việt Nam được đánh giá vẫn duy trì được lợi thế xuất khẩu nhờ sự hỗ trợ rất tích cực từ các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, RCEP, CPTPP... hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội.

Bên cạnh đó, theo ông Stoffer, công nghệ là “ngôi sao đang lên” trên thế giới và cũng không phải ngoại lệ đối với Việt Nam. Làm chủ, tận dụng công nghệ chẳng hạn như phủ sóng và thương mại 5G là bước đi đúng đắn giúp Việt Nam nhập cuộc tốt và bứt tốc nhanh thời gian sắp tới.

Chuyên gia của Viện FNF cũng khẳng định, năm 2021, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục câu chuyện thành công của mình.

“Thế giới tin tưởng rằng Việt Nam đã và sẽ tiếp tục vượt qua khủng hoảng”, ông Andreas Stoffers nhấn mạnh.

Dù cho rằng, quốc gia này còn phải đối mặt với không ít thách thức lớn khác trong năm 2021, tuy nhiên, theo vị chuyên gia, Việt Nam cần tiếp tục phát triển kinh tế tích cực như những năm qua và vươn lên mạnh mẽ hơn nữa tận dụng cơ hội từ chính những khó khăn kinh tế toàn cầu.

Đề xuất cho phép doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài nhập cảnh trở lại do Việt Nam đã kiểm soát rất tốt đại dịch Covid-19, chuyên gia Andreas Stoffers cho rằng, hoàn toàn có thể lạc quan. Giám đốc Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom cũng nhận định những yếu tố giúp Việt Nam duy trì thành tích tăng trưởng kinh tế tích cực năm nay là tự do hóa thương mại và các hiệp định thương mại tự do, chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng, khôn khéo (để tránh chính quyền Washington phát sinh bất cứ nghi ngờ nào về việc Việt Nam thao túng tiền tệ nhằm hưởng lợi thế cạnh tranh – PV), Luật Đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư để tăng cường thu hút “Đại bàng”.

“Nếu tiếp tục thực hiện các chính sách này thì sẽ không có bất kỳ nghi ngờ nào về việc Việt Nam sẽ tiếp tục câu chuyện thành công của mình vào năm 2021 này”, GS.TS Stoffers khẳng định.

Ai nói Việt Nam sẽ không thể là nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới?
Việt Nam liên tục “vượt bậc” – chiếm vị trí thứ 8/20 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư năm 2019 của thế giới, lọt top 10 quốc gia đáng sống nhất thế giới… Nối tiếp những thành công của năm 2020, từ đầu năm 2021 đến nay, Việt Nam liên tiếp nhận tin vui từ việc cải thiện thứ hạng trên các bảng xếp hạng quốc tế (Moody’s nâng triển vọng tín nhiệm quốc gia Việt Nam lên “Tích cực” , chỉ số tự do kinh tế năm 2021 (khi đây là năm đầu tiên kinh tế Việt Nam bước vào nhóm các nền kinh tế có “tự do trung bình”, đất nước này cũng tăng ba bậc về chỉ số quyền lực mềm toàn cầu…

Việc liên tục thăng hạng trên các bảng xếp hạng quốc tế là sự ghi nhận khách quan nhất đối với thành tựu tăng trưởng kinh tế và những nỗ lực không mệt mỏi của Việt Nam trong bối cảnh khó khăn toàn cầu như hiện nay. Đây cũng là động lực, cơ sở để thế hệ lãnh đạo mới của Việt Nam tiếp tục phát huy những gì đã đạt được, nỗ lực thực hiện nhiều quyết sách đúng đắn – bảo vệ sức khỏe người dân, tăng cường sức mạnh nền kinh tế và vươn đến những mục tiêu cao hơn nữa trong thời gian tới.

Thảo luận