Có khi nào Việt Nam sẽ mở ra kho báu của mình?

Trong tuần lễ đang trôi qua có nhiều bài viết và phóng sự đa dạng về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài. Chính trị quốc tế và kinh tế thế giới, cuộc chiến chống COVID-19 và bảo vệ môi trường là những chủ đề chính mà chúng tôi sẽ đề cập trong bài đánh giá truyền thống "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Sputnik

Việt Nam theo đuổi chính sách đối ngoại tích cực

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sẽ tới thăm Liên bang Nga vào tuần tới. Một trong những cơ quan ngôn luận có uy tín nhất ở Nga là Nezavisimaya Gazeta đã dành hẳn một bài báo dài viết về quan hệ Nga-Việt. Tờ báo này ghi nhận cường độ hợp tác cao giữa hai nước trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật, kể cả trong lĩnh vực an ninh hàng hải, hợp tác tích cực trong lĩnh vực năng lượng, sự hỗ trợ của Moskva đối với Hà Nội trong việc cung cấp vắc-xin chống coronavirus. Hợp tác kinh tế thương mại giữa Nga trong EAEU và Việt Nam được đánh giá rất khách quan. Tác giả lưu ý rằng trong những năm 2015–2020, kim ngạch thương mại Nga-Việt tăng gấp đôi, nhưng 72% là hàng nhập khẩu từ Việt Nam, còn tỷ trọng hàng công nghệ cao trong danh mục sản phẩm cung cấp từ Nga cho Việt Nam đã giảm đáng kể, và điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Nga tách rời các tranh chấp lãnh thổ và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ưu tiên giải quyết một cách hòa bình xung đột ở Biển Đông, nhưng Việt Nam và ASEAN mong muốn Nga đóng vai trò lớn hơn trong khu vực này. Lãnh đạo hai nước sẽ có các vấn đề để thảo luận. Tác giả bài báo cho rằng chuyến thăm lần này phản ánh mong muốn của Việt Nam và Nga nhằm củng cố và phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với tầm nhìn dài hạn.
Việt Nam và Nhật Bản thỏa thuận tăng cường hợp tác quân sự và an ninh
Tờ The Diplomat viết về thỏa thuận an ninh mạng của Việt Nam với Nhật Bản, đặc biệt là nhằm chống hành vi ngày càng gây hấn của Trung Quốc trong khu vực. Prensa Latina kể về việc người dân Việt Nam trân trọng tưởng nhớ Fidel Castro, người bạn lớn của Việt Nam, nhà lãnh đạo Cuba đã qua đời cách đây 5 năm. Tờ The Star đã dành một bài viết về chuyến thăm Thụy Sĩ của Chủ tịch nước Việt Nam, nói về việc hai nước sẽ sớm ký hiệp định thương mại tự do. NHK đưa tin về cuộc đàm phán của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Phạm Minh Chính với người đồng cấp Nhật Bản Kishida Fumio.

Chiến dịch tiêm chủng đang diễn ra sôi động

The Thaiger trích dẫn số liệu như sau: hơn 113 triệu liều vắc xin đã được tiêm chủng tại Việt Nam, trong đó hơn 3 triệu liều được tiêm cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi. Việt Nam mua 64,7 triệu vắc xin liều bằng ngân sách nhà nước, hơn 28 triệu từ COVAX, 16,5 triệu từ viện trợ quốc tế và 26,6 triệu liều từ quỹ doanh nghiệp. WHBL đưa tin rằng các công ty dược phẩm Pfizer và MSD của Mỹ và Canada đã đồng ý cấp giấy phép cho các công ty tại Việt Nam sản xuất thuốc viên điều trị COVID-19, còn Capital cho biết thêm rằng công ty Shionogi của Nhật Bản sẽ chuyển giao công nghệ vắc-xin của mình cho Việt Nam đổi lấy việc tiến hành các thử nghiệm lâm sàng .
Hơn 1 triệu liều vaccine Sputnik V được sản xuất tại Việt Nam đã sẵn sàng để tiêm

Cơ sở hạ tầng, hàng không và nông nghiệp

Tạp chí Borgen Magazine (Mỹ) có một bài viết dài về những thay đổi cơ sở hạ tầng diễn ra ở Việt Nam, về sự cải thiện ở các thành phố Việt Nam, việc xây dựng và tái thiết các cảng biển, đường sắt và tàu điện ngầm. Pinsent Masons cho biết, đến năm 2030 Việt Nam sẽ cần 18 tỷ USD để nâng cấp 22 sân bay và xây mới 6 sân bay khác. Theo Reuters, để giúp ngành hàng không đối phó với những ảnh hưởng thảm khốc của đại dịch, các quan chức Việt Nam đang có kế hoạch cắt giảm 50% thuế nhiên liệu máy bay cho cả năm 2022.
Fibre2Fashion viết rằng đến năm 2026, Việt Nam sẽ trở thành thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Số lượng cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đến tổng lượng mua sắm trực tuyến trong nước tăng gấp 1,5 lần. Loadstar viết rằng để giải quyết tình trạng thiếu thiết bị, các công ty Hàn Quốc sẽ xây dựng nhà máy ở Hải Phòng vào giữa năm 2022, sẽ sản xuất khoảng 100.000 container mỗi năm.
Sự trỗi dậy của giới siêu giàu Việt Nam
Reuters đưa tin về đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi mới tại Việt Nam, khiến số lợn năm nay thiệt mạng gấp 3 lần so với năm ngoái. Hãng tin này cũng viết rằng Philippines, nước tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam, đã tạm thời hạn chế nhập khẩu ngũ cốc từ Việt Nam trong bối cảnh được mùa lớn ở trong nước. The Star nói về những nỗ lực của Việt Nam trong việc tăng cường trồng tiêu đen cho EU và đảm bảo thu nhập ổn định cho nông dân. Hãng tin Nga Zernoonline viết rằng quốc tế kim ngạch hàng hóa nông sản giữa Nga và Việt Nam tăng hơn 30% và tiếp tục tăng trưởng trong năm nay. Trong số các lĩnh vực đầy hứa hẹn là gia tăng xuất khẩu thịt, cá, dầu, ngũ cốc, rau quả và thức ăn gia súc từ Nga cho Việt Nam.

Đủ dùng cho cả thế giới

Tờ Financial Post đã đăng một bài dài về kho nhôm khổng lồ được lưu trữ cách TP.Hồ Chí Minh không xa. Theo thời giá hiện tại, 1,8 triệu tấn nhôm có giá khoảng 5 tỷ USD, kho báu này tương đương với toàn bộ lượng tiêu thụ hàng năm của Ấn Độ. Hiện nay trên thị trường thế giới đang có mức thâm hụt nhôm sâu nhất trong vòng 20 năm qua và kho dự trữ này có thể bổ sung cho lượng thiếu hụt đó. Số nhôm này bị thu giữ trong khuôn khổ cuộc điều tra chống bán phá giá năm 2019 nhằm vào tỷ phú Trung Quốc do Mỹ khởi xướng và vẫn chưa kết thúc. Nhưng các chuyên gia Anh cho rằng phần lớn số kim loại đã nằm trong kho 10 năm và chỉ thích hợp để ném ra bãi rác.
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Cao hổ không phải “thần dược” để chữa bệnh

Thương những con voi

Mongabay tiếp tục viết về nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã và các bộ phận của chúng ở Việt Nam. Kể từ năm 2010, Việt Nam có dính líu đến việc buôn bán bất hợp pháp các dẫn xuất của ít nhất 18 000 con voi, 111 000 con tê tê và 976 con tê giác, 75% trong số đó có nguồn gốc từ châu Phi. Chỉ tính riêng từ năm 2018, khoảng 15 tấn ngà voi và 36 tấn vảy tê tê đã bị tịch thu tại các cảng biển Việt Nam mà không có vụ bắt giữ hay kết án nào. Các nhà nghiên cứu cho biết, điều này làm nổi bật vấn đề về thực thi pháp luật yếu kém và thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan hành pháp. Bài báo cũng nhấn mạnh rằng cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam cần phối hợp với các cơ quan chức năng ở các quốc gia có nguồn gốc hàng buôn lậu, bao gồm Nigeria và Nam Phi, các quốc gia trung chuyển như Campuchia, Malaysia và Singapore, cũng như Trung Quốc, là nơi có thị trường đầu mối phổ biến tiêu thụ động vật hoang dã nhập lậu .
Thảo luận