Liệu Campuchia có đưa ASEAN tới giải pháp cho vấn đề Myanmar?

Giúp Myanmar thoát khỏi khủng hoảng là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ năm 2022 Campuchia làm Chủ tịch ASEAN. So với Brunei thì Campuchia có độ sẵn sàng và khả năng phối hợp hành động về Myanmar nhiều hơn. Hoa Kỳ sẽ «nắn gân» kiếm tra sự thống nhất bền vững của ASEAN bằng cách gây áp lực lên các thành viên của Hiệp hội này trong vấn đề Myanmar.
Sputnik
Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen thông báo ông sẽ chỉ định Ngoại trưởng Prak Sokhonn làm tân Đặc phái viên của ASEAN về Myanmar. Công bố điều này vào ngày 15 tháng 12 tại lễ khai trương khách sạn Hyatt Regency ở Phnom Penh, ông Hun Sen xác nhận tin ông sẽ dẫn đầu phái đoàn cấp cao tới thăm Myanmar vào tháng Giêng. Cụ thể, trong thành phần đoàn có cả ông Prak Sokhonn. Tuy Thủ tướng không nói rõ ngày tiến hành chuyến công du, nhưng trước đó đã có tin rằng chuyến thăm sẽ diễn ra vào những ngày 7-8 tháng Giêng. Nếu có xác nhận chính thức, đây sẽ là chuyến công cán nước ngoài đầu tiên của ông Hun Sen trong năm 2022.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Campuchia: Nâng cao niềm tin chính trị
Người tiền nhiệm của ông Prak Sokhonn ở chức trách Đặc phái viên của ASEAN về Myanmar, Ngoại trưởng thứ hai của Brunei, ông Erivan Yusof, trong hơn sáu tháng đã không thể tiến hành chuyến thăm Myanmar. Một trong những nguyên nhân là ông không gặp được bà Aung San Suu Kyi đang bị giam giữ. Tân Đặc phái viên của ASEAN sẽ xây dựng cuộc đối thoại của mình với chính quyền quân sự ra sao – điều đó sẽ chỉ rõ sau khi các đối tác của Campuchia trong ASEAN xác nhận đề cử ông Prak Sokhonn vào chức vụ này. Ông Erivan Yusof đã được chấp thuận sau những cuộc tham vấn kéo dài, trong đó xem xét không chỉ mình ông mà còn một số ứng viên khác nữa. Hẳn là có thể thấy kết quả tích cực đầu tiên trong công việc của tân Đặc phái viên trong việc giải quyết vấn đề chút nữa thì khiến các nước ASEAN tranh cãi - ai có thể đại diện cho Myanmar tại các diễn đàn của ASEAN? Do thiếu nhất trí, nhân vật đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar là Thống tướng Min Aung Hlaing đã không được mời dự Hội nghị thượng đỉnh thường niên của các nhà lãnh đạo ASEAN. Ngồi vào chiếc ghế của ông này lẽ ra có thể là một quan chức bậc hai nào đó, thế nhưng Myanmar không đồng ý với phương án như vậy.
Ngoại trưởng thứ hai của Brunei, ông Erivan Yusof

Myanmar là thành viên trong gia đình ASEAN

Hôm 6 tháng 12, tại nghi lễ khởi động dự án xây dựng do Trung Quốc tài trợ, ông Hun Sen tuyên bố rằng Myanmar cần được quyền tham dự diễn đàn của Hiệp hội với tư cách là một thành viên trong gia đình ASEAN. Đồng thời, ông cũng thông báo dự định gặp Thống tướng Min Aung Hlaing trong chuyến công du tới Naypyidaw.
«Nếu tôi không làm việc với nhà lãnh đạo, vậy thì còn có thể làm việc với ai đây?», - ông Hun Sen nói.
Campuchia nhỏ bé đối phó với lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ cường bạo như thế nào
Sẽ không có đột phá về chất trong việc vượt qua khủng hoảng ở Myanmar khi Campuchia là Chủ tịch ASEAN, nhưng Phnom Penh có sự sẵn sàng và khả năng cao hơn Brunei trên bình diện phối hợp hành động về Myanmar. Đó là ý kiến do chuyên gia Trương Kiệt từ Viện Chiến lược toàn cầu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc) nêu ra trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Còn theo quan điểm mà bà Elena Fomicheva, chuyên gia từ Trung tâm Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) phát biểu trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyển biến trong quá trình giải quyết khủng hoảng Myanmar sẽ tuỳ thuộc vào việc liệu ASEAN có duy trì được sự thống nhất hay chăng, dù vẫn hiện hữu những khác biệt trong lối tiếp cận.
«Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và đồng thuận khi đưa ra quyết định - đó là hai nguyên tắc cơ bản của ASEAN. Trên cơ sở này, Hiệp hội đã phát triển thành công suốt những thập kỷ qua. Bây giờ, trong tương quan với Myanmar, ngày càng có nhiều lời kêu gọi từ bỏ nguyên tắc «không can thiệp» để phục vụ cho lợi ích của cuộc đấu tranh vì dân chủ. Số này đang được người Mỹ cổ vũ «hun nóng nhiệt tình» theo lối tiếp cận quen thuộc, dường như nhằm mang lại nền dân chủ tốt đẹp cho toàn thế giới, nhưng đồng thời ở mọi nơi đều can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Trong năm tới, Hoa Kỳ sẽ hối thúc ASEAN mạnh hơn theo hướng lên án tình hình nội bộ Myanmar, phớt lờ yêu cầu thông qua quyết định bằng sự đồng thuận nhất trí. Như vậy rất nguy hiểm cho ASEAN. Hoa Kỳ có thể chia rẽ Hiệp hội này. Campuchia với tư cách là Chủ tịch và toàn ASEAN nói chung sẽ phải hứng chịu áp lực mạnh từ phía Hoa Kỳ trong việc tìm giải pháp cho vấn đề Myanmar».

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu cực kỳ gay gắt về Myanmar

Tuần trước khi đang công du Malaysia, ông Blinken tuyên bố Hoa Kỳ đang xem xét phương án áp dụng các biện pháp trừng phạt kế tiếp chống chính quyền quân sự Myanmar. Ngoại trưởng Mỹ không loại trừ khả năng đánh giá hành động của chính quyền quân sự là tội ác diệt chủng. Đồng thời mới đây Washington đã công bố về những biện pháp trừng phạt bổ sung chống các tổ chức và cá nhân có liên hệ với phái quân sự Myanmar.
Chuyến thăm Đông Nam Á của Blinken là một phần trong chiêu trò lừa đảo lớn của Mỹ
Liệu có khả năng là ASEAN sẽ nghiêng về phía sự ủng hộ lập trường như vậy của Hoa Kỳ khi bàn về Myanmar hay chăng? Vấn đề này hẳn sẽ được nêu ra tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, tổ chức theo sáng kiến do Tổng thống Joe Biden khởi xướng. Ngoại trưởng Hoa Kỳ xác nhận rằng sự kiện này đã được đưa vào chương trình nghị sự chính trị của năm tới.
Tuần trước, ông Hun Sen tuyên bố có thể sang thăm Hoa Kỳ vào tháng 2 tới nếu Tổng thống Joe Biden tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Washington, - như «Khmer Times» đưa tin.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận