Chuyên gia nhắc lại lịch sử của châu Âu thời hậu chiến, khi Mỹ và Liên Xô nhất trí về trạng thái trung lập của Áo. Theo ông, căng thẳng xung quanh Ukraina có thể được giải quyết theo cách tương tự.
Szabo viết: “Hoa Kỳ và các đối tác phương Tây có thể đề xuất với chính phủ Nga rằng cả hai bên đều đảm bảo tính trung lập của Ukraina”.
Nhà khoa học chính trị chỉ rõ rằng thỏa thuận có thể liên quan đến vấn đề quân đội và vũ khí trang bị của các bên ký kết được triển khai ở châu Âu. Ngoài ra, các cuộc đàm phán có thể dẫn đến sự thay đổi về biên giới chính trị của Ukraina được công nhận ở tầm quốc tế.
"Theo kết quả của thỏa thuận, Donbass, vùng đất mà trên thực tế Ukraina đã đánh mất, sẽ có thể trở thành một phần của Liên bang Nga. Crưm cũng sẽ vẫn là một phần của Nga. Ukraina sẽ có thể tập trung vào việc xây dựng hệ thống kinh tế và chính trị của riêng mình", - Szabo kết luận.
Sai lầm chiến lược
Chuyên gia này cho rằng lời hứa của NATO với Kiev vào năm 2008 rằng Ukraina sẽ trở thành thành viên liên minh là một sai lầm chiến lược lớn. Nhắc lại việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan gần đây, đi kèm với cuộc tấn công của Taliban và sự sụp đổ của chính phủ đồng minh với Washington, Szabo bày tỏ quan điểm rằng "Mỹ không cần một đồng minh khác với một chính phủ bất ổn, tham nhũng và một thiểu số lớn."
Trước đó, Điện Kremlin lưu ý rằng Matxcơva không đưa vấn đề Donbass gia nhập quốc gia này trong chương trình nghị sự của mình. Theo Thư ký báo chí của Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Peskov, Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng họ không phải là một bên trong cuộc xung đột và hơn nữa, họ quan tâm đến việc Ukraina vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị.