Những nội dung đó được phản ánh trong bài tổng quan truyền thống của Sputnik - «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».
Tàu chiến Đức đầu tiên cập cảng Việt Nam
Tờ The Diplomat dành hẳn bài viết dài nói về sự phát triển quan hệ hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Đức. Nguyên cớ thông tin là chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên sau 46 năm của tàu chiến Đức – chiếc khinh hạm «Bayern». Đức quan tâm đến sự tham gia của EU vào động lực tăng trưởng của châu Á và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và thể hiện ý định bảo vệ các tuyến vận tải biển mở thông qua Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Biển Đông. Chuyến thăm của «Bayern» đến TP Hồ Chí Minh vào những ngày đầu năm 2022 là bước đi cụ thể, báo hiệu mối quan hệ hợp tác quốc phòng mật thiết hơn giữa Việt Nam và Đức, đặc biệt là trong lĩnh vực hải quân, - tờ báo đánh giá. Tăng cường hơn nữa hợp tác quốc phòng sẽ là bước đi kế tiếp trên con đường hướng tới chuyển hoá quan hệ đối tác chiến lược hiện nay thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong 3 năm tới, khi hai nước sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, có tính đến thực tế Đức và Việt Nam là những đối tác thương mại lớn nhất trong EU và ASEAN.
GDP của Việt Nam tăng bao nhiêu trong năm nay?
World Bank trông đợi là tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 sẽ đạt 5,5%. Tuy nhiên, tất cả còn phụ thuộc vào diễn biến đại dịch. Những đợt bùng phát của căn bệnh với những biến chủng mới có thể dẫn đến nối lại các biện pháp giãn cách xã hội, làm suy giảm hoạt tính kinh tế. Ngân hàng khuyến nghị Chính phủ hành động theo ba phương hướng: thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ sạch về sinh thái, cấp xung lực khuyến khích đầu tư nước ngoài trực tiếp trong khối «xanh», và phát triển bền vững hơn các khu công nghiệp không có carbon.
Tuy nhiên, các chuyên gia của tập đoàn ngân hàng xuyên quốc gia Standard Chartered dự đoán Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7% vào năm 2022 và 7% vào năm 2023. Các nhà kinh tế tại ngân hàng Anh HSBC lưu ý rằng Việt Nam đang phục hồi nhanh chóng và sẽ sớm lấy lại nhịp độ trước đại dịch để phát triển trên mọi hướng. Đang chờ đợi là sản xuất và xuất khẩu sẽ bảo tồn vị thế dẫn đầu, cũng như nhu cầu tiêu dùng ở nội địa sẽ bắt đầu khởi sắc trong thời gian gần tới, nhờ việc dỡ bỏ các hạn chế hiện nay và sự hồi sinh của thị trường lao động, - như tờ báo Nga Finanz phân tích.
Còn Channel News Asia thông báo rằng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 19% trong năm ngoái lên đến 336,31 tỷ USD.
Các nhà lập pháp Việt Nam đã thông qua gói kích cầu kinh tế gần 15,4 tỷ USD cho giai đoạn 2022-2023 để hỗ trợ nền kinh tế của đất nước và các cư dân bị thiệt hại vì đại dịch, - như Reuters cho biết.
CHXHCN Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong năm nay so với 2,58% của năm ngoái. Báo chí từ các nước khác nhau loan tin mở cửa một số trạm kiểm soát ở biên giới Trung-Việt, vốn đóng lại trong 3 tuần lễ do vấn đề với Covid-19, khiến hàng nghìn xe tải dồn đọng mắc kẹt và Hà Nội lấy làm bất bình. Các nhà xuất khẩu nông sản vẫn tiếp tục ưa chọn thị trường Trung Quốc do tổng lượng nhập khẩu lớn và ít đòi hỏi ngặt về kiểm soát chất lượng rau quả Việt Nam. Trung Quốc đã cam kết mở đường dành cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam và củng cố sâu sắc hơn quan hệ thương mại giữa hai nước sau khi khởi động hiện thức hoá quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực vào đầu tháng này, - theo thông tin rên tờ South China Morning Post.
Trong khi đó Global Times đăng bài tường thuật nghi lễ khai trương tuyến đầu tiên của hệ thống đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Trong 67 ngày vận hành thử nghiệm, tuyến đường này đã thực hiện khoảng 13 nghìn chuyến và vận chuyển hơn 1 triệu lượt người. Hiện tại thực hiện chuyến đi trên metro hạng nhẹ còn là một thú vui tốn kém, nhưng theo đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, gia tăng số chỗ làm việc và việc làm, hẳn sẽ ngày càng nhiều người sử dụng tàu điện ngầm, bởi nó thực sự tiện lợi và an toàn, - như tác giả bài viết tin tưởng.
Công ty Nhật Bản Japan Petroleum Exploration đã liên kết vào dự án xây dựng bến bãi tiếp nhận LNG tại Hải Phòng, - như Upstream Online thông báo. Dự án cũng bao gồm việc mua, bảo quản lưu trữ và cung cấp LNG.
Nikkei Asia kể chuyện Việt Nam cấp cho Cần Thơ ở đồng bằng sông Cửu Long quy chế đặc biệt để thu hút đầu tư trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hiện diện nhiều hơn trong nước và ở Biển Đông.
Còn The Star dẫn lời Thủ tướng Phạm Minh Chính nói về sự cần thiết phải có cách tiếp cận tổ hợp toàn diện để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu cần được kết hợp đồng bộ và hiệu quả với chuyển đổi «xanh» và kỹ thuật số, cũng như các cải tiến ứng nghiệm khác.
Tiếp tục đề tài này, Phys.org mô tả vấn đề sụt lún của đồng bằng sông Cửu Long do khai thác nước ngầm, thiếu hụt trầm tích sông và mực nước biển dâng cao. Các chuyên gia từ Đại học Utrecht dự đoán rằng vào năm 2050, phần lớn vùng đồng bằng châu thổ sẽ chìm xuống dưới mực nước biển.
Vẻ đẹp tự nhiên và nhân tạo của Việt Nam
Một số ấn phẩm bằng các thứ tiếng khác nhau đều đăng phóng sự ảnh về «Làng hương» Việt Nam, với khung cảnh thôn quê đang chuyển sang màu đỏ tía và tím hoa cà trước thềm lễ hội Tết Nguyên đán.
Trong khi đó National Geographic giới thiệu dòng Mekong hùng vĩ, tràn lan hoa súng nở tô điểm mặt sông bằng màu trắng tinh khôi và tím hồng tươi thắm.
Số phận SEA Games sẽ sớm được quyết định
Tờ Inquirer viết về chuyện đại dịch đang phủ bóng u ám lên ngày hội thể thao của khu vực, do gia tăng tỷ lệ mắc bệnh COVID-19, có nguy cơ hủy bỏ Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games hay Southeast Asian Games) ở Việt Nam, theo dự kiến lẽ ra được tổ chức hồi cuối năm qua. Vấn đề tổ chức các trận đấu vào tháng 5 tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận sẽ được quyết định trong cuộc họp của Liên đoàn Thế thao Đông Nam Á vào ngày 18 tháng 1. Không thể nói đến khả năng dời SEA Games 31 sang thời hạn muộn hơn, bởi Phnom Penh - bên đăng cai tổ chức các cuộc thi này vào tháng 5 tới - cần có đủ thời gian để chuẩn bị.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.