Để Việt Nam – EU bắt tay nhau chặt hơn

Trao đổi với Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban Châu Âu Frans Timmermans, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị EU sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU, hỗ trợ Việt Nam xuất khẩu mạnh hàng hóa vào thị trường châu Âu cũng như thực hiện các cam kết ở COP26
Sputnik
Ông Frans Timmermans khẳng định, EU coi trọng quan hệ với Việt Nam, ấn tượng với những cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Phạm Minh Chính ở COP26 và cho biết, EU sẽ hỗ trợ Việt Nam về hợp tác năng lượng, tăng trưởng xanh và chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Việt Nam – EU ngày càng xích gần nhau

Theo thông cáo báo chí của Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu (EC) Frans Timmermans đã gặp gỡ Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành trong khuôn khổ chuyến công du ba ngày đến Hà Nội từ 17-19/2/2022.
Theo thông báo trước đó của Ủy an châu Âu, trong khuôn khổ chuyến thăm, Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban Châu Âu Frans Timmermans sẽ có cuộc chào xã giao Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trao đổi với Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và làm việc với các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Loạt quan chức cấp cao EU thăm Việt Nam làm gì?
Theo đó, tại cuộc gặp sáng 18/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và Phó Chủ tịch Frans Timmermans bàn nhiều vấn đề quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên minh châu Âu.
Lãnh đạo hai bên vui mừng nhận thấy trong thời gian qua, mặc dù chịu tác động của đại dịch Covid-19, quan hệ Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục phát triển tích cực.
Như Sputnik đề cập, EU hiện là đối tác kinh tế - phát triển quan trọng của Việt Nam, đặc biệt đang là nhà tài trợ không hoàn lại lớn nhất, thị trường xuất khẩu lớn thứ 3, thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 và nhà đầu tư lớn thứ 6 của Việt Nam.
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-EU đã thu được kết quả tích cực, đạt 57 tỷ USD sau 18 tháng triển khai Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA), dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh do coronavirus gây nên.
Đồng thời, hai bên nhất trí tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực chất, hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, thương mại đầu tư, hợp tác phát triển, nông nghiệp, môi trường, năng lượng, an ninh - quốc phòng cùng quan tâm.
Việt Nam và các nước EU đều đang dần mở cửa, nỗ lực khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội và giao thương quốc tế, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị EU và các nước thành viên tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam xuất sang thị trường EU.
Đại diện lãnh đạo Chính phủ đề nghị Ủy ban châu Âu ủng hộ thúc đẩy hoàn tất phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) nhằm tạo động lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai bên.

Việt Nam đề nghị EU gỡ thẻ vàng thủy sản

Liên quan đến hợp tác trong nông nghiệp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã thông báo các kết quả tích cực trong việc thực hiện các khuyến nghị của EC về hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Qua đó, ông Lê Văn Thành đề nghị EU sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU, đồng thời hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực quản lý nghề cá, hỗ trợ kỹ thuật, thực hiện các giải pháp chống khai thác trái phép IUU, góp phần bảo đảm sinh kế cho ngư dân cũng như nguồn cung ứng thủy sản cho thị trường EU.
Liên quan đến hợp tác năng lượng và môi trường, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định Việt Nam tiếp tục cam kết mạnh mẽ thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó đặc biệt chú trọng tới chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải ít carbon.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm: Việt Nam đẩy mạnh hợp tác an ninh mạng với EU
Theo ông Thành, Hà Nội cũng có lộ trình để giảm mạnh phụ thuộc vào điện than/khí methane và phát triển mạnh hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng, phù hợp với cam kết tại COP26.
Trao đổi với Phó Chủ tịch điều hành EC, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị EU hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam trong việc triển khai các cam kết tại COP26, đặc biệt là thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Chính phủ cũng đề nghị EU hỗ trợ Việt Nam thành lập thị trường carbon trong nước, hợp tác, thực hiện các dự án trong các lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, giao thông sạch, bảo tồn, trồng rừng thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển giao công nghệ cũng như kết nối Việt Nam với các nguồn lực tài chính, công nghệ, năng lực quản lý song phương và đa phương.
Điều này được kỳ vọng nhằm giúp Việt Nam thực hiện các cam kết, sáng kiến về giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu.

EU coi trọng Việt Nam

Nhấn mạnh trong cuộc gặp Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Phó Chủ tịch Frans Timmermans nêu rõ, EU coi trọng quan hệ Đối tác và Hợp tác toàn diện với Việt Nam.
“EU mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực khí hậu nhằm triển khai kết quả Hội nghị COP26”, ông Timmermans nói.
Đồng thời, ông Frans Timmermans cũng đánh giá cao cam kết và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai kết quả Hội nghị COP26.
Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban Châu Âu (EC) Frans Timmermans làm việc tại Bộ Công thương
Lãnh đạo EC cũng cho rằng Việt Nam có lợi thế và tiềm năng rất lớn trong việc phát triển năng lượng sạch, tái tạo.
“EU ủng hộ và sẽ thúc đẩy khả năng hợp tác với Việt Nam thông qua các nguồn vốn đầu tư tư nhân, các nguồn lực của EU cũng như từ các nguồn tài chính quốc tế”, Phó Chủ tịch điều hành EC cho hay.
Liên quan đến việc gỡ thẻ vàng EC, Phó Chủ tịch Timmermans đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề IUU.
Theo ông, EU sẽ sớm cử đoàn chuyên gia sang Việt Nam để khảo sát và đưa ra kết luận về vấn đề này.
Trong lần gặp nhau của hai nhà lãnh đạo, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và Phó Chủ tịch Frans Timmermans chia sẻ quan điểm cộng đồng quốc tế cần tăng cường mạnh mẽ hơn các hoạt động hợp tác quốc tế và khu vực, trong đó có hỗ trợ các nước đang phát triển về tài chính, công nghệ và năng lực.
Đáng chú ý, theo các thông báo chính thức được đưa ra cho thấy, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ và hợp tác hiệu quả, hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu, đưa Việt Nam trở thành mô hình hợp tác hiệu quả với EU tại khu vực trong lĩnh vực này.

Việt Nam là nguồn cảm hứng cho các quốc gia đang phát triển học tập

Trước đó, ngày 17/2, Phó Chủ tịch điều hành EC đã có buổi gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.
Ông Frans Timmermans cho biết, EU rất ấn tượng với vai trò và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại COP26 cũng như lập trường của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước về đa dạng sinh học (COP15).
“Việt Nam là nguồn cảm hứng cho các quốc gia đang phát triển học tập và là nơi mở ra nhiều tiềm năng hợp tác trong thời gian sắp tới về phát triển bền vững”, Phó Chủ tịch điều hành EC cho biết.
Phát biểu với Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu mong muốn được lắng nghe những quan điểm, mục tiêu cũng như những khó khăn của Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng cũng như của Việt Nam nói chung về việc triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, tiến trình Cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam, lộ trình xây dựng và phát triển thị trường carbon và hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước về đa dạng sinh học (COP15).
EVFTA giúp Việt Nam ngày càng quan trọng với EU
Với các ý kiến của Phó Chủ tịch EU, Bộ trưởng Trần Hồng Hà chia sẻ, sau COP26, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 với sự tham gia của các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ.
“Đến nay đã có nhiều đối tác phát triển cam kết hợp tác với Việt Nam triển khai thực hiện cam kết”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Theo ông Hà, Việt Nam đã luật hóa nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành các Nghị định có liên quan về bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon cũng như các quy định về các biện pháp hành chính có liên quan.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà tiếp Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban Châu Âu (EC) Frans Timmermans
Bộ trưởng khẳng định, Việt Nam sẽ thực hiện một số hoạt động trọng tâm nhằm thực hiện kết quả đạt được tại Hội nghị COP26 như tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, quy định pháp luật về ứng phó biến đổi khí hậu, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, ít phát thải khí nhà kính và chống chịu tốt trước các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Liên quan đến cập Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam để phản ánh nỗ lực đưa phát thải về “0” vào năm 2050, Việt Nam xem xét đề ra chính sách để loại bỏ năng lượng hoá thạch và thúc đẩy phát triển mạnh điện gió ngoài khơi, điện mặt trời, điện gió trên đất liền.
Việt Nam cũng điều chỉnh lại các mục tiêu của Chiến lược tăng trưởng xanh cho phù hợp lộ trình phát thải ròng bằng “0” vào 2050 và xây dựng lộ trình để nhanh chóng chuyển đổi phương tiện giao thông sang sử dụng điện.
“Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ trì cập nhật NDC trong năm 2022 phù hợp với mục tiêu đã cam kết”, ông Hà nói.
Về lộ trình xây dựng và phát triển thị trường carbon, Việt Nam hiện mới đang ở giai đoạn chuẩn bị điều kiện cần thiết để xây dựng thị trường carbon trong nước.
“Mục tiêu đến năm 2028, Việt Nam sẽ tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức, quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới”, Bộ trưởng nói.
Việt Nam ‘thân’ EU thì đã sao?
Với việc tham gia Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước về đa dạng sinh học (COP15) giai đoạn 2 cũng như đóng góp nội dung vào Khung đa dạng sinh học toàn cầu sau 2020 (Khung GBF).
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, về cơ bản, Việt Nam ủng hộ các nội dung của GBF, tuy nhiên, Bộ trưởng đề nghị EU sẽ tham gia đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm để làm rõ lại khái niệm bảo tồn để từ đó có thực hiện việc bảo tồn một cách hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển bền vững của từng quốc gia, từng địa phương, góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho người dân vùng bảo tồn.
Ghi nhận nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Frans Timmermans cho biết sẽ cùng với các quốc gia Liên minh Châu âu cũng như các tổ chức quốc tế, các đối tác chiến lược sẽ đồng hành và hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu cam kết.
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đưa ra đề xuất Ủy ban châu Âu và các quốc gia cộng đồng Liên minh châu Âu trong thời gian tới xem xét thúc đẩy một số hoạt động hỗ trợ cụ thể.
EU sẽ hỗ trợ kỹ thuật giúp Việt Nam luật hóa các cam kết tại COP26, đặc biệt là mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào giữa thế kỷ.
Việt Nam mong muốn hợp tác triển khai các dự án chuyển đổi năng lượng, các dự án chuyển đổi giao thông sạch, nhất là các dự án năng lượng mới như hydrogen xanh.
Đại dịch COVID-19
Vì sao Việt Nam đủ ‘tự tin’ để được EU chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19?
EU cũng sẽ hỗ trợ Việt Nam thành lập thị trường các-bon trong nước kết nối với thị trường quốc tế, triển khai các dự án bảo tồn, trồng rừng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, triển khai cam kết giảm phát thải khí metan, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung vào việc giảm phát thải metan thông qua xử chất thải theo mô hình tuần hoàn, mong muốn EU hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực thực hiện các cam kết.
Đặc biệt, thông qua chuyến công tác tại Việt Nam, ông Trần Hồng Hà mong muốn Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Frans Timmermans sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.
Thảo luận