- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Vì sao Việt Nam đủ ‘tự tin’ để được EU chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19?

© Ảnh : Việt Đức - TTXVNĐại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam (người cầm míc) chủ trì buổi gặp gỡ báo chí.
Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam (người cầm míc) chủ trì buổi gặp gỡ báo chí. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Đăng ký
Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) Giorgio Aliberti nói về khả năng chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19 cho Việt Nam, đồng thời đánh giá Hà Nội rất có thể học theo Ấn Độ với nhiều cơ hội tiềm năng phát triển với các hãng dược lớn như AstraZeneca.

GS. Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ dinh Dịch tễ Trung ương cho biết, Việt Nam triển khai tiêm vaccine Covid-19 ở cấp độ an toàn cao nhất. Tuy nhiên, lô vaccine AstraZeneca dự kiến về Việt Nam tháng 3,4 này sẽ bị chậm.

Trong nước, các nhà khoa học Việt Nam đang chạy đua từng ngày, nỗ lực hết mình để nghiên cứu, đẩy nhanh quá trình thử nghiệm, sản xuất nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vaccine Covid-19 hiệu quả, an toàn cho người dân.

Đại sứ EU nói gì về khả năng chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19 cho Việt Nam?

Chiều ngày 23/3, Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam cùng một số Đại sứ quốc gia thành viên Liên minh đã có buổi thông tin với báo chí về độ an toàn của vaccine Covid-19 AstraZeneca cũng như khả năng chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19 cho Việt Nam.

Vắc xin Sputnik V - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2021
Việt Nam chính thức phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga

Buổi họp báo được tổ chức trước thềm lô vaccine chống coronavirus đầu tiên được phân phối cho Việt Nam thông qua chương trình COVAX Facility.

Đáng chú ý, tại cuộc gặp gỡ báo chí này, đại diện EU đã trả lời về khả năng Việt Nam được Liên minh châu Âu chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19 trong giai đoạn dịch bệnh do coronavirus còn diễn biến nuhư hiện nay.

Theo đó, Đại sứ EU Giorgio Aliberti khẳng định Việt Nam là nước có tiềm năng nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19 dù hiện vấn đề này chưa được thảo luận.

“Tôi nghĩ có thể bắt đầu thảo luận về vấn đề này, bởi trong tương lai, việc thêm nhiều quốc gia có thể sản xuất vaccine sẽ ngày càng được quan tâm. Tôi nghĩ Việt Nam có tiềm năng”, ông Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam nhấn mạnh khi thông tin về khả năng EU chuyển giao công nghệ vaccine chống SARS-CoV-2 cho Việt Nam.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, dẫn phát biểu của Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long trước đó, Việt Nam là một trong số các quốc gia có thể nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid-19 với 4 nhà sản xuất trong nước, với các phương hướng khác nhau với kết quả hết sức khả quan.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNBộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại cuộc họp.
Vì sao Việt Nam đủ ‘tự tin’ để được EU chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19? - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại cuộc họp.

Kể từ năm 2015, Việt Nam đã nhận Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý quốc gia về vaccine Việt Nam (NRA) đạt chuẩn quốc tế, do chính Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp. Với thành công và tiền đề rất vững vàng này, Việt Nam trở thành một trong 39 quốc gia trên thế giới được công nhận NRA và có điều kiện xuất khẩu vaccine.

Việt Nam cũng có đủ khả năng giám sát, đánh giá chất lượng vaccine một cách độc lập. Đồng thời, vaccine của Việt Nam, do chính các nhà khoa học, chuyên gia y tế, dịch tễ hàng đầu trong nước nghiên cứu, phát triển có thể “tự tin” xuất khẩu ra thế giới. Cùng với đó, các hãng dược lớn hay các quốc gia có công nghệ cao có thể yên tâm đầu tư vào Việt Nam cùng hợp tác sản xuất vaccine.

Do đó, tiềm năng hợp tác sản xuất vaccine Covid-19 với các quốc gia nước ngoài hoặc các hãng dược lớn là rất lớn và hoàn toàn có triển vọng đối với Việt Nam.

Đặc biệt, tại cuộc họp báo, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam cũng cho rằng, khả năng thảo luận về việc chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19 có thể được tiến hành bất cứ lúc nào.

“Tôi không cho rằng là đang có thảo luận về vấn đề này, nhưng việc đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chúng ta đang sống trong thời đại mọi thứ thay đổi rất nhanh chóng, khó lường”, ông Giorgio Aliberti cho biết.

Đại sứ EU cũng nhấn mạnh, Việt Nam có thể học theo Ấn Độ với nhiều tiềm năng phát triển.

“Chúng ta cần chắc chắn rằng mọi người đều an toàn. Vì vậy, càng có nhiều quốc gia tham gia sản xuất vaccine thì càng tốt cho thế giới”, Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam khẳng định.

Trước đó, Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) đã ký hợp đồng sản xuất vaccine Covid-19 với AstraZeneca theo bản quyền của Đại học Oxford và hãng dược phẩm này.

Vaccine Sputnik V. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Phê duyệt Sputnik V, Việt Nam “đổi hậu quân làm tiền quân”

Theo thông tin công bố, công suất được phía Ấn Độ đảm bảo có thể lên tới hơn 70 triệu liều mỗi tháng. Với việc “bắt tay hợp tác” cùng AstraZeneca, quốc gia Nam Á này có lợi thế vững chắc và có thể an tâm hơn về nguồn cung vaccine Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trên thế giới.

Triển vọng để Việt Nam cũng giống như Ấn Độ nhận chuyển giao công nghệ và hợp tác sản xuất vaccine Covid-19 với các hãng dược lớn nước ngoài hay những nước có công nghệ cao là rất lớn.

Việt Nam hiện đã dần chủ động sản xuất được nhiều chế phẩm như vaccine viêm gan B từ huyết tương người, vaccine viêm não Nhật Bản, vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván đồng thời cũng đã xuất khẩu vaccine ra nước ngoài.

EU ủng hộ hỗ trợ vaccine Covid-19 cho Việt Nam

Tại buổi gặp gỡ báo chí, Đại sứ Giorgio Aliberti tái khẳng định, chương trình COVAX Facility là cơ chế các bên cùng tham gia với mục tiêu tập hợp được một khối lượng lớn vaccine Covid-19 để cung ứng cho một bộ phận dân số thế giới bị hạn chế khả năng được tiếp cận và hỗ trợ y tế hơn các quốc gia phát triển.

Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2021
Tại sao Việt Nam không để doanh nghiệp tự nhập vaccine Covid-19?

Trên cơ sở đó, EU cùng với sáng kiến “TeamEurope” bao gồm Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên trở thành những bên tài trợ đầu tiên và có đóng góp đáng kể cho cơ chế COVAX thông qua gói viện trợ tài chính lên đến 2,6 tỷ Euro, chiếm trên 40% ngân sách của COVAX.

Đồng thời, Đại sứ Giorgio Aliberti cũng nhắc lại rằng, EU mong muốn thúc đẩy quá trình mua, chuyển giao vaccine Covid-19 để cung cấp cho người dân toàn cầu.

Ông Giorgio Aliberti nhắc lại, EU cân nhắc, lựa chọn 92 quốc gia đối tác có mức thu nhập thấp và trung bình thấp, trong đó có Việt Nam để cung ứng vaccine ngừa Covid-19 ngay trong giai đoạn đầu này.

Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu cho biết, với cơ chế COVAX, hơn 1,3 triệu liều vaccine sắp được phân bổ cho Việt Nam vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4/2021.

Theo đó, Việt Nam sẽ được nhận vaccine Covid-19 với số lượng từ 4.886.400 liều đến 8.253.600 liều, trong đó 25-35% số liều sẽ được cung cấp trong quý I/2021 và 65-75% trong quý II/2021. Đồng thời như đã thông báo trước đó, vaccine được sử dụng trong đợt này là AstraZeneca.

Tại buổi họp báo, khẳng định trước toàn thể đại diện các cơ quan truyền thông, Đại sứ Giorgio Aliberti khẳng định Liên minh châu Âu sẽ nỗ lực ở mức cao nhất để sớm đưa vaccine Covid-19 đến Việt Nam.

Đại sứ Giorgio Aliberti nhấn mạnh EU coi việc tiêm chủng vaccine Covid-19 không phải là cuộc đua giữa các quốc gia mà chính là cuộc đua với thời gian, nhằm hướng đến chấm dứt vĩnh viễn đại dịch do coronavirus gây nên.

“Tiêm phòng không chỉ để bảo vệ con người mà còn để ngăn virus đột biến. Như Cao ủy EU về Đối tác Quốc tế Jutta Urpilainen đã nói, tiêm chủng không phải là cuộc chạy đua giữa các quốc gia mà là cuộc chạy đua với thời gian. Đây là chìa khóa để chấm dứt hoàn toàn đại dịch”, ông Aliberti nhấn mạnh.

Đồng quan điểm với ông Giorgio Aliberti, Đại sứ các nước Tây Ban Nha, Đức, Séc, Ý cũng khẳng định sự ủng hộ nỗ lực của EU đưa chiến dịch triển khai vaccine Covid-19 đến Việt Nam cũng như tới các quốc gia trên thế giới.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca cho cán bộ, nhân viên Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội, quận Hoàn Kiếm ngày 17/03/2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2021
Việt Nam chuẩn bị áp dụng hộ chiếu vaccine từ tháng 4, lưu ý về việc tiêm AstraZeneca

Dự kiến, đến cuối năm 2021 này sẽ có khoảng 18 triệu liều vaccine hỗ trợ Việt Nam với kỳ vọng bao phủ 15% dân số, hướng đến mục tiêu tiêm chủng bảo vệ được khoảng 20% dân số ở giai đoạn đầu.

Các Đại sứ EU cũng khẳng định, vaccine AstraZeneca an toàn. Đối với việc một số nước EU ngừng tiêm chế phẩm này, các cơ quan chức năng của EU đã nỗ lực điều tra và tìm những bằng chứng khoa học cho thấy tính an toàn của vaccine AstraZeneca.

Vừa qua, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cũng đã đồng ý tiếp tục sử dụng vaccine này. Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner cũng nêu rõ, sau 3 ngày ngưng tiêm AstraZeneca để điều tra, Chính phủ cũng đã đồng ý tái sử dụng lại đối với chế phẩm này.

© Ảnh : Việt Đức - TTXVNĐại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam Guido Hildner phát biểu tại buổi gặp gỡ báo chí.
Vì sao Việt Nam đủ ‘tự tin’ để được EU chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19? - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam Guido Hildner phát biểu tại buổi gặp gỡ báo chí.

Vì sao 4,1 triệu liều AstraZeneca về Việt Nam bị chậm?

Thông tin hơn 4,1 triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca dự kiến được giao cho Việt Nam vào tháng 3, tháng 4 này sẽ về nước chậm hơn dự kiến được GS. Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ dinh Dịch tễ Trung ương xác nhận.

Theo GS.Đặng Đức Anh, nguyên nhân lô vaccine Covid-19 AstraZeneca về Việt Nam bị chậm lại là do tình trạng khan hàng trên toàn thế giới, số công ty dược đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của WHO còn ít, công suất sản xuất hạn chế mà nhu cầu thì lại quá lớn.

Tuy nhiên, theo Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, các lô vaccine AstraZeneca trên trong tháng 3 và 4 về Việt Nam chỉ chậm hơn dự kiến khoảng 1-2 tuần. GS. Đặng Đức Anh cho biết, trong tháng 4 vẫn sẽ có thêm vaccine AstraZeneca về Việt Nam.

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNTS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương báo cáo tình hình hoạt động của Viện.
Vì sao Việt Nam đủ ‘tự tin’ để được EU chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19? - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương báo cáo tình hình hoạt động của Viện.
“Kế hoạch cung ứng 60 triệu liều vaccine AstraZeneca về Việt Nam trong cả năm nay vẫn không thay đổi”, GS. Đặng Đức Anh nhấn mạnh.

Trưởng Đoàn Đại sứ EU tại Việt Nam ông Giorgio Aliberti cũng lý giải số lượng vaccine mà Việt Nam tiếp nhận được quyết định dựa trên đề xuất của Chính phủ, sự khan hiếm nguồn vaccine và yêu cầu của các quốc gia khác.

“Dựa trên số lượng ca nhiễm đã được ghi nhận, Việt Nam không phải là quốc gia cần vaccine khẩn cấp”, Đại sứ EU nhấn mạnh.
Việt Nam triển khai tiêm vaccine Covid-19 ở cấp độ an toàn cao nhất

Nói về việc phân bổ vaccine Covid-19, GS.Đặng Đức Anh cho biết, hiện đã có 16 tỉnh, thành phố với trên 36.000 người được tiêm. Sau khi tiếp nhận vaccine, Bộ Y tế sẽ phân bổ dựa trên nguyên tắc cung ứng cho đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết của Chính phủ, sau đó sẽ mở rộng thêm.

Đại diện UNICEF Rana Flower trả lời các câu hỏi của báo giới - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2021
UNICEF: Đảm bảo 20% dân số Việt Nam được tiêm vaccine COVID-19

Viện trưởng Đặng Đức Anh cũng nêu rõ, quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất, có sự khác biệt so với những nước khác, kể cả các nước tiên tiến.

“Khi nguồn vaccine về nhiều, các điểm tiêm sẽ mở rộng ra, thêm các điểm tiêm tại bệnh viện, các ngành công an, quân đội cũng sẽ tiến hành tiêm chủng) nhưng vẫn phải đảm bảo quy trình an toàn”, GS. Đặng Đức Anh nêu rõ.

Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho hay, trong hai tuần đầu tiêm chủng vaccine AstraZeneca tại Việt Nam, tỷ lệ gặp phản ứng phụ như sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí tiêm là 25 - 26%. Trong khi đó, các phản ứng nặng hơn như sốt, bồn chồn, choáng, phù mạch tại vị trí tiêm, nôn, tiêu chảy...thi dưới 1% cũng tương tự các chế phẩm khác.

“Việt Nam chưa gặp trường hợp phản ứng rối loạn đông máu như ở các nước châu Âu gần đây”, GS. Đặng Đức Anh cho biết.
© Ảnh : Bùi Đức HiếuMũi tiêm phòng vaccine COVID-19 đầu tiên tại Quảng Ninh được tiêm cho bác sỹ Trần Thị Minh Lý, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.
Vì sao Việt Nam đủ ‘tự tin’ để được EU chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19? - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Mũi tiêm phòng vaccine COVID-19 đầu tiên tại Quảng Ninh được tiêm cho bác sỹ Trần Thị Minh Lý, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.
Việt Nam đang chạy đua để điều chế vaccine Covid-19

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, liên quan đến vấn đề vaccine Covid-19 do chính Việt Nam sản xuất, ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) trước đó cung cấp nhiều thông tin đáng chú ý.

Vaccine - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2021
Việt Nam tiếp tục gây bất ngờ khi sắp thử nghiệm vaccine Covid-19 thứ hai trên người

Theo đó, vaccine Nanocovax của Việt Nam sau khi kết thúc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một, 100% người được tiêm đều an toàn, sinh kháng thể với nồng độ cao, có tác dụng bảo vệ tốt và được thử nghiệm hiệu quả trên các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 như chủng phát hiện ở Anh.

Ông Quang cho hay, theo kế hoạch, cuối tháng 4 này sẽ có đánh giá kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 của vaccine Nanocovax. Hiện tại, vaccine này đang có triển vọng rất lạc quan.

Dự kiến đầu tháng 5/2021, Nanocovax sẽ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Ông Quang nhấn mạnh, căn cứ vào kết quả thử nghiệm giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đến thời điểm hiện tại, tất cả các chuyên gia, đại diện Bộ Y tế đều rất lạc quan cho rằng nếu thuận lợi, thậm chí cuối quý III/2021 sẽ hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 3 đối với vaccine Nanocovax, rút ngắn tiếp 3 tháng so với kế hoạch dự kiến trước đó.

Về Covivac, dù mới thử nghiệm giai đoạn 1, nhưng theo ông Quang, qua các nghiên cứu tiền lâm sàng, Bộ Y tế và các chuyên gia cũng đánh giá Covivac có chất lượng rất tốt. Đặc biệt, giá thành dự kiến của vaccine này rất rẻ (sơ bộ đánh giá bằng một nửa giá vaccine hiện có trên thị trường).

Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cũng cho hay, rút kinh nghiệm từ vaccine Nanocovax, tiến trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, 2 của vaccine Covivac sẽ nhanh hơn.

Liên quan đến vaccine VABIOTECH, vì dựa trên công nghệ tái tổ hợp trên virus vec-tơ theo hướng nghiên cứu khác nên có chậm hơn. Tuy nhiên, đến nay, các kết quả trong phòng thí nghiệm đều rất lạc quan.

Dự kiến, VABIOTECH sẽ triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vào đầu tháng 4/2021. Ưu điểm của vaccine này là khi phát triển thành công thì có thể điều chỉnh rất nhanh khi có biến thể mới của virus corona.

“Hy vọng vào cuối quý 3 này, Việt Nam sẽ có vaccine đầu tiên để phòng, chống dịch Covid-19 do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và sản xuất, phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trong nước”, ông Nguyễn Ngô Quang cho biết.

Các nhà khoa học, kỹ sư Việt Nam đang chạy đua từng ngày để điều chế vaccine Covid-19.

Điển hình như Covivac, tại Trại chăn nuôi Suối Dầu thuộc IVAC ở Khánh Hòa (đây là trụ sở nghiên cứu và nhà máy sản xuất vaccine của IVAC khi các lô vaccine Covivac thử nghiệm lâm sàng đã hoàn thành), theo chia sẻ của Phó Trưởng phòng Sản xuất vaccine Cúm Đàm Xuân Cường với TTXVN, Viện đã phối hợp với tổ chức quốc tế về y tế toàn cầu PATH để nghiên cứu về vaccine phòng, chống Covid-19.

Theo ông Cường, nhóm nghiên cứu của Viện đã quyết định chọn công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi để sản xuất vaccine.

“Đây là công nghệ Viện đã làm chủ và thành công trong việc sản xuất 2 loại vaccine cúm mùa và H5N1”, ông Cường cho biết.

Theo đó, từ tháng 5/2020, Viện đã tiến hành nhập chủng virus nghiên cứu nhưng tính ổn định của chủng này không cao.

Đến tháng 9/2020, Viện tiếp tục nhập chủng NDV-Lasota-S, do Trường Đại học Y khoa Icahn của Mỹ cung cấp nhưng chủng lại có độc lực thấp.

Theo lý giải của ông Cường, chủng NDV-Lasota-S (Mỹ) được tiêm vào dịch niệu đệm trứng gà để nuôi cấy virus.

“Khi chúng nhân bản, túi dịch chứa virus trong trứng gà được hút ra ngoài để tinh chế, lọc tách. Sau đó, virus được bất hoạt, không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn giữ nguyên đặc tính ban đầu rồi đưa vào bào chế sản xuất vaccine”, Trưởng phòng Sản xuất vaccine Cúm phân tích.

Kết quả nghiên cứu, nuôi cấy rất khả quan và Covivac chính là thành quả của các nhà khoa học Việt Nam.

Tiêm chủng - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2021
Nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tiêm vaccine «Sputnik V» ngừa coronavirus

Ông Cường nêu rõ, với tinh thần không để thời gian chết, nhóm nghiên cứu đã phân chia nhân lực làm việc, không kể ngày nghỉ hay ban đêm.

“Khi có mẫu nghiên cứu, cả nhóm tiến hành phân tích, nếu hỏng tiếp tục tìm phương án thay thế khác cho đến khi thành công. Thậm chí, khi đã xác lập được công thức và quy trình sản xuất, đưa vào sản xuất lô lớn để thử nghiệm lâm sàng, nhóm nghiên cứu không giảm tải công việc”, vị lãnh đạo nói.

Đáng chú ý, kết quả các nghiên cứu tiền lâm sàng Covivac về độc tính, đáp ứng miễn dịch, hiệu quả bảo vệ trên động vật thí nghiệm tại Ấn Độ, Hoa Kỳ và Việt Nam cho thấy tính an toàn và hiệu quả.

Đồng thời, các đánh giá tiền lâm sàng cho thấy vaccine đáp ứng miễn dịch tốt, an toàn, có hiệu quả ngăn ngừa biến thể của Anh và Nam Phi.

Trước đó, Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng Covid-19 từ ngày 8/3. Theo Bộ Y tế, có rất ít các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm và nếu có cũng đã được xử trí an toàn, phục hồi sức khỏe.

Như Sputnik đã thông tin, ngày 23/3, Việt Nam chính thức phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga cho nhu cầu cấp bách phòng chống dịch. Sputnik V là vaccine thứ 2 được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала