Tại phiên chất vấn, rất nhiều đại biểu đặt câu hỏi về sản xuất cung ứng, điều hành
giá xăng dầu. Giá mặt hàng này tăng kỷ lục trong những ngày qua, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
Đây là câu trả lời của
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khi các đại biểu đặt vấn đề về tình hình cung ứng xăng dầu thời gian vừa qua, việc điều hành, quản lý giá xăng dầu trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng cao.
Thậm chí, một số đại biểu đã phản ánh tình trạng nhiều cửa hàng treo biển hết xăng, găm hàng chờ tăng giá. Giá xăng trong nước đã tăng cao nhất trong 8 năm qua. Liệu Bộ có giải pháp gì trong thời gian tới để đảm bảo hài hoà lợi ích trong vấn đề xăng dầu?
Trả lời băn khoăn của đại biểu và cử tri trong nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ:
Đánh giá về việc điều hành giá xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, đã thực hiện đúng theo quy định, 10 ngày/lần và bám sát giá thế giới. Biên độ tăng của thế giới là 40 - 60% nhưng biên độ tăng giá của Việt Nam cao nhất chỉ ở mức 40%.
Gần đây dư luận phản ánh một số đại lý xăng dầu có hiện tượng
“găm hàng” nhằm đẩy giá và yêu cầu Bộ trưởng Diên giải trình về vấn đề này.
Bộ trưởng Diên cho biết, hiện có 17.000 cửa hàng bán lẻ, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 16.800 cửa hàng. Kết quả, số vi phạm rất ít chỉ 211 cửa hàng, một số đóng cửa với lý do thiếu nguồn cung từ
Nhà máy Nghi Sơn.
“Tinh thần là nếu phát hiện thấy những doanh nghiệp đầu mối nào không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định, chứ không nói “găm hàng” như đại biểu nói, thì dứt khoát sẽ xử lý theo quy định của pháp luật và hình thức cao nhất là đình chỉ kinh doanh, rút giấy phép” - Bộ trưởng Diên khẳng định.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Công thương còn nhấn mạnh, nnếu cử tri, nhân dân phát hiện nơi nào xảy ra tình trạng như cây xăng đóng cửa, găm hàng không bán mà không bị xử lý thì phản ánh để xử lý người đứng đầu lực lượng quản lý thị trường.
Một số chuyên gia cho rằng, trước tình hình giá dầu thế giới lao dốc về dưới 100 USD/thùng, nhiều doanh nghiệp dự báo giá bán lẻ xăng dầu trong nước có thể giảm trong kỳ điều hành tới.
Về việc Việt Nam có 2 nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và nhà máy lọc hóa dầu
Bình Sơn, nhưng hiện trạng thiếu nguồn cung vẫn xảy ra. Trả lời câu hỏi này của đại biểu đoàn Bắc Giang và đoàn Kiên Giang, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, giải thích:
Hơn nữa, theo Bộ trưởng Diên, nguồn nguyên liệu đầu vào của nhà máy này là nhập dầu thô của Kuwait. Nhưng trong bối cảnh giá thế giới tăng cao nên đơn vị này khó khăn về tài chính. Nếu Nghi Sơn cam kết hoạt động đủ công suất và cung ứng đủ nguồn cung thì Bộ Công Thương sẽ dừng kế hoạch nhập khẩu xăng dầu.
Đồng thời, ông Diên cũng cho rằng, sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét, xử lý triệt để vấn đề này.