Triển vọng nào cho thương mại Nga-Việt trong bối cảnh phương Tây áp lệnh trừng phạt chống Nga?

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga có tạo cơ hội thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ kinh tế và thương mại Nga-Việt hay không? Sputnik thực hiện cuộc khảo sát cùng với các chuyên gia Nga.
Sputnik
Các chuyên gia nhận định rằng, bất chấp đại dịch COVID-19, kim ngạch thương mại giữa hai nước trong năm 2020 và 2021 đã tăng hơn 2,2 tỷ USD. Tuy nhiên, đạt được điều này không chỉ thông qua việc tăng khối lượng vật chất và phạm vi luân chuyển hàng hóa, mà còn do giá hàng hóa xuất nhập khẩu và vận chuyển tăng lên. Các yếu tố tương tự sẽ xảy ra trong năm nay.

Các hướng chính của thương mại Nga-Việt

Phân tích cơ cấu kim ngạch thương mại tiềm năng giữa Moskva và Hà Nội trong năm 2022, các chuyên gia lưu ý rằng Việt Nam ngày càng quan tâm đến các mặt hàng truyền thống của Nga như phân hóa học, thép cuộn và các sản phẩm thực phẩm. Về nhập khẩu từ Việt Nam, do bị cắt khỏi nguồn cung từ châu Âu và một phần của Mỹ, Nga có thể gia tăng mua trái cây, gia vị, thủy sản, cũng như sản phẩm vi điện tử của Việt Nam, chiếm thị phần đáng kể trong xuất khẩu của Việt Namsang Nga. Nhu cầu của Nga về tất cả những mặt hàng này chắc chắn sẽ tăng lên.
Căng thẳng Nga – Ukraina và tình hình Liên doanh Dầu khí Việt - Nga Vietsovpetro

Các triển vọng tiềm năng có khả thi hay không?

Trong thực tế, sẽ không dễ dàng để sử dụng các tiềm năng đó - các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn lưu ý. Trước hết, xét đến yếu tố địa chính trị: liệu Việt Nam, vốn là mục tiêu trừng phạt thứ cấp của Mỹ, có muốn tăng thêm nguồn cung cho Nga hay không? Đáng tiếc là gần đây phía Việt Nam đã từ chối thực hiện một số thỏa thuận mà phía Nga đã đạt được trước đó, kể cả trong lĩnh vực nhân đạo. Liệu Hà Nội phớt lờ đến mức độ nào quy định của Mỹ không cung cấp bất kỳ mọi trợ giúp cho Nga? Mỹ có những đòn bẩy gây áp lực rất nghiêm trọng đối với Việt Nam. Xét cho cùng, nếu như tỷ trọng của Nga trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam chỉ chiếm 1%, thì tỷ trọng Mỹ là 18%, còn xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chiếm đến 27%.

Vấn đề vận chuyển hàng hóa

Các chuyên gia Nga cho rằng, trong năm nay, vấn đề vận chuyển hàng hóa giữa Nga và Việt Namsẽ không thể tránh khỏi khó khăn. Ngay cả trước khi bắt đầu áp đặt các lệnh trừng phạt hiện tại của phương Tây, do giá dầu tăng, giá vận chuyển hàng hóa đã tăng mạnh và tiếp tục tăng lên. Hiện nay hầu hết các công ty chính phục vụ tuyến vận tải biển giữa Việt Namvà Nga đều từ chối cung cấp container. Tất nhiên, có một con đường rất có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa lẫn nhau giữa Nga và Việt Nam - đó là tuyến đường sắt qua Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam từ chối sử dụng tuyến này, mặc dù nó ngắn hơn và rẻ hơn so vận chuyển đường biển quanh châu Phi.
Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina có thể ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào?

Vấn đề thanh toán với nhau

Theo các chuyên gia Nga, một vấn đề nghiêm trọng khác mà thương mại Nga-Việt vấp phải trong năm 2022 là tài chính. Trước khi bắt đầu áp đặt các lệnh trừng phạt hiện tại của phương Tây, phần lớn việc thanh toán được thực hiện thông qua các ngân hàng Mỹ và châu Âu, vì trên thực tế không có quan hệ đại lý trực tiếp giữa các ngân hàng của Nga và Việt Nam.
Từ ​​lâu, cả hai bên ở cấp cao nhất nhận ra rằng cần phải áp dụng các khoản thanh toán trực tiếp bằng đồng rúp và đồng Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề không đi xa hơn những lời tuyên bố. Chỉ một phần nhỏ kim ngạch thương mại Nga-Việt được thanh toán bằng đồng rúp và đồng Việt Nam.
Bây giờ tất cả các khoản thanh toán bằng USD và euro thông qua các ngân hàng Mỹ và châu Âu sẽ bị chặn. Quả thật, gần đây có tin rằng Nga, các quốc gia EAEU và Trung Quốc quyết định tạo ra hệ thống tài chính tiền tệ toàn cầu mới của riêng họ. Đây là cách duy nhất để Nga thoát khỏi tình trạng khó khăn tài chính do các lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu Việt Namcó tham gia hệ thống này hay không?
Vì vậy, về lý thuyết có các cơ hội cho sự tăng trưởng thương mại Nga-Việt trong năm 2022, nhưng các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn hoài nghi việc triển khai tiềm năng đó trên thực tế.

Vấn đề du lịch bắt đầu được giải quyết

Đối với dịch vụ thương mại, chủ yếu trong lĩnh vực du lịch, lượng khách Nga đến Việt Nam đạt tối đa 646.000 lượt trong năm 2019, giảm xuống 192.000 lượt trong năm 2020. Các chuyên gia cho rằng, do lệnh trừng phạt của phương Tây, du khách Nga không thể tiếp cận nhiều quốc gia, nên cơ hội du lịch của Việt Nam sẽ là tâm điểm chú ý của người Nga.
WB lo rủi ro từ quan hệ Nga – Ukraina, chuyên gia nói kinh tế Việt Nam “đủ nguồn lực mạnh”
Từ ngày 15 tháng 3, các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam quyết định dỡ bỏ tất cả các hạn chế cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam và khôi phục chính sách nhập cảnh miễn thị thực cho công dân nhiều nước, bao gồm người Nga như trước đại dịch. Điều này chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch.
Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có phương tiện để đưa du khách Nga đến Việt Nam. Vấn đề là ở chỗ, bao giờ thì các hãng hàng không của Liên bang Nga và Việt Nam sẽ khôi phục cầu hàng không giữa hai nước và khôi phục với quy mô như thế nào.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận