Chuyên gia: Thế giới có thể đối mặt với tình trạng thiếu lương thực vào mùa thu năm nay

Thế giới có thể đối mặt với tình trạng thiếu lương thực vào mùa thu này, ngoài tình trạng giá năng lượng cao, còn thêm việc thiếu các loại ngũ cốc trên thị trường, - Lazar Badalov, Phó Giáo sư Khoa tài chính thế giới tại Đại học Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga nói với Sputnik.
Sputnik
Nga đã phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina vào ngày 24 tháng Hai. Sau sự kiện đó, một loạt các nước bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga, bao gồm chống lại lĩnh vực tài chính của nước này, đối với việc cung cấp thiết bị và hàng tiêu dùng; và một số công ty phương Tây đã đình chỉ hoạt động của họ tại Liên bang Nga. Ở châu Âu, các tuyên bố được đưa ra định kỳ ở nhiều cấp độ khác nhau về việc từ chối nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga. Các chuyên gia đã nhiều lần chỉ ra rằng tình hình địa chính trị phức tạp và áp lực trừng phạt gia tăng đối với Nga đã khiến giá hàng hóa nguyên liệu tăng.
Theo Badalov, các biện pháp trừng phạt chống Nga không chỉ gây hại cho Nga, mà còn cho chính các nước châu Âu, cũng như các nước châu Phi và Trung Đông.
"Giờ đây, nhiều chính trị gia ở phương Tây đang cố gắng giải thích các vấn đề kinh tế của họ do tình hình xung quanh Ukraina gây nên, chứ không phải do lệnh trừng phạt chống lại Liên bang Nga, trong trường hợp ngược lại, họ sẽ buộc phải thừa nhận lỗi của mình trong các vấn đề đã nảy sinh", chuyên gia lưu ý.
Ông Putin: Thị trường lương thực toàn cầu trở nên tồi tệ do sai lầm của phương Tây

Cú đấm kép

"Hiện tại, đòn chính đã giáng vào thị trường dầu khí, giá đang ở mức, nếu không phải giá lịch sử thì chắc chắn là giá đỉnh. Và đây là trong điều kiện khi nguồn cung dầu và khí chưa giảm đáng kể trên thị trường thế giới", - ông nói thêm.
Chuyên gia giải thích rằng sự gia tăng giá tài nguyên năng lượng ảnh hưởng chủ yếu đến ngành công nghiệp thực phẩm.

"Tình trạng thiếu lương thực thực tế trên thế giới có thể xảy ra vào mùa thu, khi giá nhiên liệu cao còn cộng thêm việc thiếu các loại ngũ cốc trên thị trường thế giới. Các nước đang phát triển ở Châu Âu và các nước nghèo của Châu Phi sẽ gặp khó khăn nhất", - chuyên gia đánh giá.

Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
"Vũ khí hay xã hội": Các nước NATO đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan
Ông cho rằng các quốc gia như Đức, Pháp và Anh sẽ có thể hỗ trợ nền kinh tế của họ và ngăn chặn khủng hoảng phát triển.

“Nhưng các nước như Hy Lạp, Ý, Síp, Tây Ban Nha, trong trường hợp tốt, sẽ có thể cứu vãn tình hình bằng cách tích tụ các khoản nợ, nhưng châu Âu biết rất rõ khủng hoảng nợ là như thế nào. Ngoài ra, đừng quên vấn đề di cư, châu Phi đang bị đe dọa bởi nạn đói vào mùa thu và người dân tự cứu mạng bằng cách di cư đến châu Âu ”,- chuyên gia bổ sung.

Hạ cấp dự báo

Badalov cũng nhắc lại rằng ngoài sự biến động của thị trường năng lượng, còn quan sát thấy những khó khăn về hậu cần và chuỗi sản xuất trên thế giới.

“Thật vậy, nhiều doanh nghiệp trên thế giới hiện nay hoặc đã ngừng sản xuất hoặc buộc phải cắt giảm do nguồn cung cấp nguyên liệu, vật liệu và linh kiện bị gián đoạn, và điều này sẽ khiến GDP của cả Hoa Kỳ và các quốc gia giàu có của châu Âu giảm tốc. Năm 2022, GDP toàn cầu giảm là điều hoàn toàn có thể xảy ra do ảnh hưởng của các quốc gia nghèo châu Phi và Trung Đông", - chuyên gia nhìn nhận.

"Khả thi" - Việt Nam muốn nâng hạng tín nhiệm quốc gia, GDP đầu người đạt 7.500 USD
Nhiều tổ chức quốc tế tháng trước đã cập nhật dự báo tăng trưởng theo GDP thế giới năm nay. Ví dụ, Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 từ 3,6% xuống 2,6%; cơ quan xếp hạng quốc tế S&P Global Ratings – xuống 3,6% từ 4,2%; cơ quan xếp hạng quốc tế khác Fitch Ratings - xuống 3,5% từ 4,2%.
Hồi giữa tháng 3, giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva cho biết nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng vào năm 2022, bất chấp các sự kiện địa chính trị đang diễn ra.
Thảo luận