Sự kiện mới, nhưng hợp quy luật tự nhiên
“Quyết định tiến hành cuộc tập trận chỉ ra rằng, bất chấp căng thẳng địa chính trị và bất ổn chưa từng có trên thế giới hiện nay, hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa Nga và Việt Nam đang phát triển theo đúng lộ trình đã được phê duyệt trước”, - Giáo sư Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp St.Petersburg cho biết.
Thiết bị quân sự của Nga và Việt Nam
"Kể từ đó, hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa hai nước chúng ta đã và đang phát triển nhất quán và thành công. Hàng nghìn binh sĩ, sĩ quan và tướng lĩnh Liên Xô đã phục vụ tại Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giúp quân nhân Việt Namlàm chủ được các trang thiết bị quân sự do Moskva viện trợ. Những năm đó, hàng ngàn lính tên lửa, phi công, lính tăng, lính dù, lính đặc công, cán bộ chính trị và nhân viên Việt Nam đã được đào tạo trong các học viện, trường đại học quân sự trên đất Liên Xô. Viện trợ quân sự và cố vấn quân sự Liên Xô đã đóng góp đáng kể vào thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới ở phía Bắc Việt Nam", – Giáo sư Vladimir Kolotov lưu ý.
"Việt Nam rất quan tâm đến các hoạt động của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), tổ chức ngày nay liên kết Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Đại diện Việt Nam có mặt tại các hội thảo khoa học của CSTO tin tưởng đúng đắn rằng trong không gian hậu Xô Viết, đây là lực lượng duy nhất có khả năng đảm bảo trật tự trong trường hợp mất ổn định. Điều này đã được xác nhận bởi các sự kiện tháng Giêng ở Kazakhstan năm nay. Việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO tới Kazakhstan, theo yêu cầu của Tổng thống nước này, đã có thể khôi phục ổn định và ngăn chặn sự kiện phát triển theo kịch bản Ukraina", - Giáo sư Vladimir Kolotov nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Tập trận chung là cơ hội tuyệt vời để chia sẻ kinh nghiệm
"Việc trang bị khí tài là vô cùng quan trọng, nhưng điều không kém phần quan trọng là sử dụng nhuần nhuyễn các loại trang bị quân sự này, sử dụng sáng tạo vào các kế hoạch tác chiến, chiến lược. Cuộc tập trận quân sự Nga-Việt sắp tới sẽ được tổ chức nhằm phát triển các thông số này. Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, sự sẵn sàng chiến đấu của Lực lượng vũ trang để bảo vệ lợi ích quốc gia là một trong những điều cơ bản của chính sách quân sự. Theo truyền thống, Việt Nam cũng như Nga rất chú ý đến khía cạnh này và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với nhau", - Giáo sư Kolotov kết luận.