https://kevesko.vn/20220420/viet-nam-va-nga-lan-dau-tien-tap-tran-chung-14844390.html
Việt Nam và Nga: Lần đầu tiên tập trận chung
Việt Nam và Nga: Lần đầu tiên tập trận chung
Sputnik Việt Nam
Theo dịch vụ báo chí Quân khu miền Đông của Liên bang Nga, Nga và Việt Nam sẽ tổ chức tập trận chung. 20.04.2022, Sputnik Việt Nam
2022-04-20T21:25+0700
2022-04-20T21:25+0700
2022-04-20T22:54+0700
nga
hợp tác nga-việt
việt nam
quan điểm-ý kiến
tác giả
asean
quân sự
cuộc tập trận
https://cdn.img.kevesko.vn/img/178/54/1785481_0:159:3076:1889_1920x0_80_0_0_0072e3500f366ce0c8a3041b179168cf.jpg
Trong hội nghị diễn ra tại Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không, có ý kiến cho rằng mục đích của cuộc tập trận chung này là nâng cao kỹ năng chỉ huy và tham mưu trong việc tổ chức huấn luyện chiến đấu, lãnh đạo đơn vị trong tình huống chiến thuật khó khăn, cũng như xây dựng các giải pháp phi tiêu chuẩn khi thực hiện nhiệm vụ.Các Bộ Quốc phòng hai nước Nga và Việt đã họp bàn việc lập kế hoạch qua đường truyền video trực tuyến, ngày và địa điểm chính xác cho cuộc tập trận chung chưa được công bố, nhưng được biết hoạt động này sẽ có tên là "Liên minh lục địa-2022".Sự kiện mới, nhưng hợp quy luật tự nhiênGiáo sư Kolotov lưu ý rằng chuyến thăm Nga đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể được coi là sự khởi đầu cho sự hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực quân sự - sự kiện sẽ tròn 100 năm tuổi vào năm tới.Các nhà cách mạng Việt Nam từng công tác tại Quốc tế Cộng sản và học tại Đại học Cộng sản Lao động Phương Đông ở Moskva đã nghiên cứu kinh nghiệm chiến đấu của Hồng quân, tổ chức lãnh đạo chính trị của Lực lượng vũ trang Liên Xô. Tại trường quân sự đặc biệt của Quốc tế Cộng sản, họ có được những kiến thức cần thiết để chiến đấu cho tự do và độc lập của quê hương. Đặc biệt xin nhắc lại rằng, một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là Lê Hồng Phong đã được huấn luyện thành phi công trong trường quân sự của Nga. Chúng ta hãy cũng nhớ lại những chiến sĩ Hồng quân tình nguyện Việt Nam đã tham gia chiến đấu chống quân xâm lược phát xít trên đất Liên Xô. Các nhà cách mạng Việt Nam đã vận dụng một cách sáng tạo những tri thức có được ở Liên Xô không chỉ để lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam độc lập, mà còn lập ra Quân đội Nhân dân Việt Nam.Thiết bị quân sự của Nga và Việt NamGiáo sư Kolotov nói tiếp về mối quan hệ hợp tác quân sự - kỹ thuật giữa hai nước Nga Việt kể từ năm 1950, khi Chính phủ Hồ Chí Minh bắt đầu nhận các viện trợ quân sự của Liên Xô, phần lớn đảm bảo cho trận Điện Biên Phủ thắng lợi và kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.Trong những năm gần đây, quận đội Việt Nam được trang bị máy bay chiến đấu mới, tàu chiến, hệ thống tên lửa của Nga, kể cả hệ thống bờ biển Bastion. Phạm vi hoạt động của các loại vũ khí này không chỉ là không gian biển. Tháng 11 năm 2016, tên lửa Bastion lần đầu tiên được sử dụng để chống mục tiêu mặt đất, trong các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu đối phương ở Syria. Ngày 19 tháng 3 năm nay, tên lửa Bastion đã phá hủy các trung tâm tình báo vô tuyến và điện tử của quân đội Ukraina ở tỉnh Odessa.Quân đội Việt Nam thường xuyên tham gia các cuộc thi quân sự quốc tế được tổ chức tại Nga, đặc biệt là cuộc thi xe tăng (Tank Biathlon), trong các cuộc thi đó quân đội Việt Nam theo truyền thống đã đạt kết quả tốt.Tập trận chung là cơ hội tuyệt vời để chia sẻ kinh nghiệmVề quân sự-kỹ thuật, Việt Nam là đối tác chính của Nga ở Đông Nam Á, bỏ xa các nước trong khu vực. Điều quan trọng là các chuyên gia quân sự ASEAN coi Quân đội Nhân dân Việt Nam là lực lượng có khả năng chiến đấu nhất. Không giống như Lực lượng vũ trang của Philippines, Myanmar và một số nước ASEAN khác, Lực lượng vũ trang Việt Nam có khả năng đảm bảo ổn định hoàn toàn trên lãnh thổ của mình nhờ được trang bị rộng rãi với khí tài hiện đại và trình độ lãnh đạo chính trị-quân sự cao.
https://kevesko.vn/20220419/nga-va-viet-nam-se-tien-hanh-dien-tap-quan-su-14809501.html
https://kevesko.vn/20211203/cac-tau-hai-quan-nga-va-asean-dien-tap-chung-12726491.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/178/54/1785481_174:0:2903:2047_1920x0_80_0_0_b0662f5e987c02c5a5624cb9bf8144e3.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
nga, hợp tác nga-việt, việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, asean, quân sự, cuộc tập trận
nga, hợp tác nga-việt, việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, asean, quân sự, cuộc tập trận
Việt Nam và Nga: Lần đầu tiên tập trận chung
21:25 20.04.2022 (Đã cập nhật: 22:54 20.04.2022) Theo dịch vụ báo chí Quân khu miền Đông của Liên bang Nga, Nga và Việt Nam sẽ tổ chức tập trận chung.
Trong hội nghị diễn ra tại Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không, có ý kiến cho rằng mục đích của cuộc tập trận chung này là nâng cao kỹ năng chỉ huy và tham mưu trong việc tổ chức huấn luyện chiến đấu, lãnh đạo đơn vị
trong tình huống chiến thuật khó khăn, cũng như xây dựng các giải pháp phi tiêu chuẩn khi thực hiện nhiệm vụ.
Các Bộ Quốc phòng hai nước Nga và Việt đã họp bàn việc lập kế hoạch qua đường truyền video trực tuyến, ngày và địa điểm chính xác cho cuộc tập trận chung chưa được công bố, nhưng được biết hoạt động này sẽ có tên là "Liên minh lục địa-2022".
Sự kiện mới, nhưng hợp quy luật tự nhiên
“Quyết định tiến hành cuộc tập trận chỉ ra rằng, bất chấp căng thẳng địa chính trị và bất ổn chưa từng có trên thế giới hiện nay, hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa Nga và Việt Nam đang phát triển theo đúng lộ trình đã được phê duyệt trước”, - Giáo sư Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp St.Petersburg cho biết.
Giáo sư Kolotov lưu ý rằng chuyến thăm Nga đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể được coi là sự khởi đầu cho sự hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực quân sự - sự kiện sẽ tròn 100 năm tuổi vào năm tới.
Các nhà cách mạng Việt Nam từng công tác tại Quốc tế Cộng sản và học tại Đại học Cộng sản Lao động Phương Đông ở Moskva đã nghiên cứu kinh nghiệm chiến đấu của Hồng quân, tổ chức lãnh đạo chính trị của Lực lượng vũ trang Liên Xô. Tại trường quân sự đặc biệt của Quốc tế Cộng sản, họ có được những kiến thức cần thiết để chiến đấu cho tự do và độc lập của quê hương. Đặc biệt xin nhắc lại rằng, một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là Lê Hồng Phong đã được huấn luyện thành phi công trong trường quân sự của Nga. Chúng ta hãy cũng nhớ lại những chiến sĩ Hồng quân tình nguyện Việt Nam đã tham gia chiến đấu chống quân xâm lược phát xít trên đất Liên Xô. Các nhà cách mạng Việt Nam đã vận dụng một cách sáng tạo những tri thức có được ở Liên Xô không chỉ để lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam độc lập, mà còn lập ra Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Thiết bị quân sự của Nga và Việt Nam
Giáo sư Kolotov nói tiếp về mối quan hệ hợp tác quân sự - kỹ thuật giữa hai nước Nga Việt kể từ năm 1950, khi Chính phủ Hồ Chí Minh bắt đầu nhận các viện trợ quân sự của Liên Xô, phần lớn đảm bảo cho
trận Điện Biên Phủ thắng lợi và kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.
"Kể từ đó, hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa hai nước chúng ta đã và đang phát triển nhất quán và thành công. Hàng nghìn binh sĩ, sĩ quan và tướng lĩnh Liên Xô đã phục vụ tại Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giúp quân nhân Việt Namlàm chủ được các trang thiết bị quân sự do Moskva viện trợ. Những năm đó, hàng ngàn lính tên lửa, phi công, lính tăng, lính dù, lính đặc công, cán bộ chính trị và nhân viên Việt Nam đã được đào tạo trong các học viện, trường đại học quân sự trên đất Liên Xô. Viện trợ quân sự và cố vấn quân sự Liên Xô đã đóng góp đáng kể vào thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới ở phía Bắc Việt Nam", – Giáo sư Vladimir Kolotov lưu ý.
Trong những năm gần đây, quận đội Việt Nam được trang bị máy bay chiến đấu mới, tàu chiến, hệ thống tên lửa của Nga,
kể cả hệ thống bờ biển Bastion. Phạm vi hoạt động của các loại vũ khí này không chỉ là không gian biển. Tháng 11 năm 2016, tên lửa Bastion lần đầu tiên được sử dụng để chống mục tiêu mặt đất, trong các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu đối phương ở Syria. Ngày 19 tháng 3 năm nay, tên lửa Bastion đã phá hủy các trung tâm tình báo vô tuyến và điện tử của quân đội Ukraina ở tỉnh Odessa.
Quân đội Việt Nam thường xuyên tham gia các cuộc thi quân sự quốc tế được tổ chức tại Nga, đặc biệt là cuộc thi xe tăng (Tank Biathlon), trong các cuộc thi đó quân đội Việt Nam theo truyền thống đã đạt kết quả tốt.
"Việt Nam rất quan tâm đến các hoạt động của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), tổ chức ngày nay liên kết Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Đại diện Việt Nam có mặt tại các hội thảo khoa học của CSTO tin tưởng đúng đắn rằng trong không gian hậu Xô Viết, đây là lực lượng duy nhất có khả năng đảm bảo trật tự trong trường hợp mất ổn định. Điều này đã được xác nhận bởi các sự kiện tháng Giêng ở Kazakhstan năm nay. Việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO tới Kazakhstan, theo yêu cầu của Tổng thống nước này, đã có thể khôi phục ổn định và ngăn chặn sự kiện phát triển theo kịch bản Ukraina", - Giáo sư Vladimir Kolotov nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
3 Tháng Mười Hai 2021, 21:50
Tập trận chung là cơ hội tuyệt vời để chia sẻ kinh nghiệm
Về quân sự-kỹ thuật, Việt Nam
là đối tác chính của Nga ở Đông Nam Á, bỏ xa các nước trong khu vực. Điều quan trọng là các chuyên gia quân sự ASEAN coi Quân đội Nhân dân Việt Nam là lực lượng có khả năng chiến đấu nhất. Không giống như Lực lượng vũ trang của Philippines, Myanmar và một số nước ASEAN khác, Lực lượng vũ trang Việt Nam có khả năng đảm bảo ổn định hoàn toàn trên lãnh thổ của mình nhờ được trang bị rộng rãi với khí tài hiện đại và trình độ lãnh đạo chính trị-quân sự cao.
"Việc trang bị khí tài là vô cùng quan trọng, nhưng điều không kém phần quan trọng là sử dụng nhuần nhuyễn các loại trang bị quân sự này, sử dụng sáng tạo vào các kế hoạch tác chiến, chiến lược. Cuộc tập trận quân sự Nga-Việt sắp tới sẽ được tổ chức nhằm phát triển các thông số này. Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, sự sẵn sàng chiến đấu của Lực lượng vũ trang để bảo vệ lợi ích quốc gia là một trong những điều cơ bản của chính sách quân sự. Theo truyền thống, Việt Nam cũng như Nga rất chú ý đến khía cạnh này và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với nhau", - Giáo sư Kolotov kết luận.